Tài liệu Giáo trình Nghiệp vụ Hải Quan

Thảo luận trong 'Ngoại Thương - Du Lịch' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Chương I: Quá trình ra đời và phát triển của Hải quan
    I.Sự ra đời của Hải quan
    Ngày thành lập Hải quan Việt namNgày 10 tháng 9 năm 1945, Bộ trưởng Bộ Nội Vụ Võ Nguyên Giáp thừa uỷ quyền của Chủ tịch Chính phủ lâm thời Việt Nam dân chủ cộng hoà ký Sắc lệnh số 27 – SL thành lập “Sở thuế quan và thuế gián thu” khai sinh Hải quan Việt Nam.
    Quá trình trưởng thành và phát triển của ngành hải quan- Giai đoạn 1945 – 1954
    Thành lập hải quan Việt nam thực hiện nhiệm vụ của nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà vừa mới khai sinh tham gia cuộc kháng chiến chống Pháp.

    Ngày 10 tháng 9 năm 1945, Bộ trưởng Bộ Nội Vụ Võ Nguyên Giáp thừa uỷ quyền của Chủ tịch Chính phủ lâm thời Việt Nam- Dân chủ – Cộng hoà ký sắc lệnh số 27 thành lập “ Sở thuế quan và thuế gián thu” khai sinh ngành hải quan Việt Nam. Nhiệm vụ của ngành là: Thu các quan thuế nhập cảnh và xuất cảnh, thu thuế gián thu. Sau đó, ngành được giao thêm nhiệm vụ chống buôn lậu thuốc phiện và có quyền định đoạt, hoà giải đối với các vụ vi phạm về thuế quan và thuế gián thu. Hệ thống tổ chức của ngành Thuế quan và thuế gián thu toàn quốc gồm có:
    Trung ương có: Sở thuế quan và thuế gián thu (sau đổi thành Nha thuế quan và thuế gián thu) thuộc Bộ Tài chính.
    Địa phương chia làm 3 miền: Bắc, Trung, Nam . Mỗi miền có:
    + Tổng thu sở thuế quan
    + Khu vực thuế quan
    + Chính thu sở thuế quan
    + Phụ thu sở thuế quan.
    Giai đoạn này cả nước bước vào cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược; hải quan Việt Nam phối hợp cùng các lực lượng thực hiện chủ trương bao vây kinh tế với địch. Nhiệm vụ chính trị của Hải quan Việt Nam thời kỳ này là bám sát và phục vụ kịp thời nhiệm vụ của Cách mạng, tạo nguồn thu cho Ngân sách quốc gia, kiểm soát hàng xuất nhập khẩu, đấu tranh chống buôn lậu giữa vùng tự do và vùng tạm chiếm.
    - Giai đoạn 1954-1975:
    Hải quan Việt nam cùng với nhân dân cả nước thực hiện nhiệm vụ:
    Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, chống Mỹ xâm lược, giải phóng niềm Nam thống nhất đất nước; chính phủ giao cho Bộ Công thương quản lý hoạt động ngoại thương và thành lập sở hải quan (thay ngành thuế xuất, nhập khẩu) thuộc Bộ Công thương.
    Hệ thống tổ chức của ngành Hải quan gồm có:
    - ở trung ương: sở hải quan
    - ở địa phương: sở hải quan liên khu, thành phố, cho sở Hải quan tỉnh. Phòng Hải quan cửa khẩu.
    Trước yêu cầu nhiệm vụ mới của ngành Hải quan, ngày 27/2/1960 Chính phủ đã có nghị định 03/CP (do Thủ tướng Phạm Văn Đồng ký) ban hành Điều lệ hải quan đánh dấu bước phát triển mới của Hải quan Việt Nam
    Ngày 17/6/1962, chính phủ đã ban hành quyết định số 490/TNgT/QĐ-TCCB đổi tên Sở Hải quan trung ương thành Cục Hải quan thuộc Bộ ngoại thương
    Giai đoạn này Hải quan Việt Nam được xác định là công cụ bảo đảm thực hiện đúng đắn chế độ. Nhà nước độc quyền ngoại thương, ngoại hối, thi hành chính sách thuế quan (thu thuế hàng hoá phi mậu dịch) tiếp nhận hàng hoá viện trợ và chống buôn lậu qua biên giới.
    Năm 1973, Hiệp định Pari được ký kết chấm dứt chiến tranh phá hoại của Mỹ ở miền Bắc. Hải quan Việt Nam huấn luyện, chuẩn bị các điều kiện triển khai công tác khi miền Nam được giải phóng
    - Giai đoạn 1975-1986: Hải quan thống nhất lực lượng và triển khai hoạt động trên phạm vi cả nước
    Sau khi thống nhất đất nước Hải quan triển khai hoạt động trên địa bàn cả nước từ tuyến biên giới phía Bắc đến tuyến biên giới phía Tây Nam, các cảng biển, Sân bay quốc tế, Bưu cục ngoại dịch, Trạm trở hàng.
    Do yêu cầu quản lý tập trung thống nhất, chính phủ đã có quyết định số 80/CT ngày 5/3/1979 quyết định chuyển tổ chức hải quan địa phương thuộc UBND tỉnh, thành phố về thuộc Cục Hải quan Bộ Ngoại thương
    Thời kỳ này tính chất của các hoạt động buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới có biểu hiện phức tạp và phổ biến. Ngày 30 tháng 8 năm 1984, Hội đồng nhà nước phê chuẩn nghị quyết số 547/NQ/HĐNN7 thành lập Tổng cục hải quan trực thuộc hội đồng Bộ trưởng và ngay sau đó Hội đồng Bộ trưởng ban hành nghị quyết số 139/HĐBT ngày 20 tháng 10/1984 ban hành nghị định qui định nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Tổng cục hải quan
    Bộ máy của Hải quan gồm 3 cấp:
    + Tổng cục Hải quan
    + Hải quan tỉnh, thành phố
    + Hải quan cửa khẩu và Đội kiểm soát Hải quan.
    - Giai đoạn 1986 - 2000
    Đại Hội Đảng cộng sản Việt nam lần thứ VI đề ra đường lối đổi mới đất nước, chủ trương mở cửa, phát triển nền kinh tế nhiều thành phần theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định huớng XHCN. Yêu cầu đối với hải quan Việt nam lúc này là thực hiện quản lý nhà nước về Hải quan trước tình hình; Hoạt động giao lưu hợp tác với nước ngoài phát triển mạnh mẽ chưa từng thấy, kinh tế thị trường bộc lộ những khuyết tật, hạn chế, khối lượng hàng hoá XNK khá lớn tạo nguồn thu thuế XNK hàng năm chiếm tỷ lệ từ 20-25% GDP, tình trạng buôn lậu gia tăng, nhập lậu tài liệu phản động, ấn phẩm đồi truỵ, chất nổ, ma tuý khá nhiều.
    Ngày 24/2/1990, Chủ tịch Hội đồng Nhà nước ký lệnh công bố pháp lệnh Hải quan. Pháp lệnh gồm 51 điều, chia làm 8 chương, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/5/1990
    Pháp lệnh Hải quan xác định chức năng của Hải quan Việt Nam là “Quản lý nhà nước về Hải quan đối với hoạt động xuất nhập khẩu, xuất nhập cảnh, quá cảnh Việt Nam, đấu tranh chống buôn lậu hoặc vận chuyển trái phép hàng hoá, ngoại hối hoặc tiền Việt nam qua biên giới”, bộ máy tổ chức của Hải quan Việt Nam được xác định rõ tổ chức theo nguyên
    tắc tập trung thống nhất, dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Hội đồng Bộ trưởng”
    Tổ chức Hải quan Việt Nam bao gồm:
    + Tổng cục Hải quan
    + Cục hải quan liên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và cấp tương đương
    + Hải quan Cửa khẩu, Đội kiểm soát hải quan
    Cơ sở vật chất của Hải quan Việt Nam được nâng cấp một bước: đã trang bị máy soi nghiệp vụ, máy và chó nghiệp vụ phát hiện ma tuý, tàu cao tốc chống buôn lậu trên biển
    Từ năm 1990 đến 2000 toàn ngành Hải quan tích cực triển khai thực hiện cải cách thủ tục hành chính, tập trung đột phá vào khâu cải cách thủ tục Hải quan tại cửa khẩu, thực hiện tốt các nội dung. Sắp xếp và thành lập thêm các địa điểm thông quan. Công khai hoá các văn bản pháp luật liên quan đến thủ tục hải quan: phân luồng hàng hoá “xanh, vàng, đỏ”. Thiết lập đường dây điện thoại nóng; sửa đổi, bổ sung và ban hành nhiều văn bản, qui chế, qui trình thủ tục hải quan nhằm thực hiện các nội dung của đề án cải cách. Trong 2 năm 1999-2000 hải quan Việt Nam đã ký kết và thực hiện 2 dự án với nước ngoài: Dự án VIE-97/059 do UNDP tài trợ về tăng cường năng lực cho Hải quan Việt Nam thực hiện công tác quản lý XNK và UNISYS tài trợ về công nghệ thông tin, tiến tới áp dụng công nghệ trao đổi dữ liệu điện tử EDI”
    Từ năm 1993 đến 2001 toàn ngành tập trung xây dựng và hoàn thiện Dự thảo Luật Hải quan, qua nhiều lần sửa đổi, bổ sung đến tháng 5/2001 Dự thảo Luật Hải quan lần thứ 18 đã được hoàn chỉnh và trình kỳ họp thứ 9 quốc hội khoá 10 để thông qua thay thế cho pháp lệnh hải quan 1990.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...