Tài liệu giáo trình nghề nuôi giáp xác

Thảo luận trong 'Nông - Lâm - Ngư' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Kể từ đầu những năm 1950, khi mà việc làm ăn làm cho thu nhập của con người ở Nhật
    và các nước phương Tây trở nên khá giả, người ta bắt đầu ăn các loài giáp xác, và chính
    điều nầy đã làm nổi lên phong trào nuôi thủy sản theo lối cổ truyền hay hiện đại ở nhiều
    quốc gia ở các nước vùng Viễn Đông. Có lẽ đã hàng ngàn năm, ở các quốc gia thuộc vùng
    Ấn độ - Thái Bình Dương, rất nhiều loài tôm, cua đã được nuôi theo lối sơ khai qua việc
    lấy giống tự nhiên vào các ao đầm ven biển. Sau đó, khi mà các kỹ thuật bảo quản lạnh và
    phương tiện vận chuyển thuận lợi đã làm cho tôm được đưa bán ở các thành phố và các thị
    trường quốc tế với giá cả cao, chính điều nầy lại kích thích nhiều người tiến hành xây dựng
    ao hồ để nuôi tôm, cua, Về sau, khi mà các nhà khoa học tiên phong M. Hudinaga (Nhật
    bản) và S.W. Ling (Malaysia) phát triển kỹ thuật sản xuất giống trong trại giống đã làm cho
    việc cung cấp giống chủ động hơn. Đến những năm 1950 và 1960 thì kỹ thuật sản xuất
    giống tôm được phổ biến rộng rãi ở các nước vùng Viễn Động, Mỹ và Hawaii. Cũng có rất
    nhiều người thất bại trong nuôi tôm ở những ngày đầu đã mất nhiều tiên, nhưng đó cũng là
    những bài học quý báo và ngày nay tôm nuôi chiếm 20-25% tổng sản lượng của thế giới.
    Tuy nhiên, cũng cần thấy rằng năng suất đạt được cao như ngày nay không thể đạt
    được nếu như không nhìn nhận các hậu quả hay tổn thất về mặt xã hội và môi trường. Quá
    trình xây dựng ao hồ nuôi tôm làm tàn phá rừng ngập mặn, mất đi bãi sinh trưởng của tôm
    cá con, bờ biển bị xoáy mòn và sự nhiễm mặn của đất ven biển. Ngoài ra, việc gia tăng
    nguồn nguyên liệu làm thức ăn cũng xảy ra cạnh tranh sử dụng các nguồn cá tạp (cá không
    có giá trị kinh tế cao) với người ở các nước đang phát triển. Một ví dụ đáng nhớ là ở Đài
    loan vào năm 1998, chính người nuôi tôm đã bị tổn thất lớn về dịch bệnh làm chết tôm mà
    nguyên nhân là do chính họ làm cho môi trường xấu đi (Lin 1989).
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...