Tài liệu Giáo trình môn công nghệ sợi hoá học

Thảo luận trong 'Địa Chất' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    ĐỀ TÀI: Giáo trình môn công nghệ sợi hoá học
    MỤC ĐÍCH MÔN HỌC:
    Nghiên cứu những lý thuyết về: Đặc điểm, tính chất của nguyên liệu tạo sợi;
    các đặc trưng cơ bản của sợi hóa học; các phương pháp tạo sợi. Lý thuyết về đặc điểm,
    tính chất và công nghệ sản xuất các loại sợi hóa học điển hình như : sợi vitxco, sợi
    axetat, sợi polyamit6, sợi polyamit66, sợi polyeste, sợi clorophip, sợi acrylonitryl.
    Chương 1 MỞ ĐẦU
    1.1. Lịch sử phát triển của sợi hóa học
    Từ thời thượng cổ, con người đã biết dùng vỏ cây, da thú . để che thân. Cùng
    với sự phát triển về trí tuệ của con người, xã hội cũng dần văn minh hơn thì vấn đề
    mặc của con người ngày càng được chú trọng. Lúc này con người đã phát hiện các
    loại cây có sợi, để từ đó đã khai thác chế tạo thành vải sợi, tuy còn thô sơ nhưng hồi
    đó đã thỏa mãn được nhu cầu mặc không cao lắm của họ. Do vậy, mà từ chỗ chỉ mọc
    hoang dại trong thiên nhiên các loại cây có sợi đã được thuần hóa và trồng trọt có tổ
    chức như đay, gai, dứa dại . và cuối cùng là bông. Chúng đã trở thành những nguyên
    liệu quan trọng để đáp ứng nhu cầu mặc được xếp là quan trọng thứ hai sau nhu cầu
    ăn của con người. Tiến lên một bước nữa con người đã biết nuôi cừu, lạc đà, thỏ . để
    cắt lông làm len, biết nuôi tằm để lấy kén kéo sợi dệt thành những tấm vải lụa mềm
    mại, bóng mượt. Như vậy, trong một thời gian rất dài thiên nhiên là nguồn nguyên
    liệu duy nhất giải quyết nhu cầu mặc cho con người.
    Thế nhưng, nếu chỉ dựa vào nguồn nguyên liệu này thì không thể đáp ứng và theo kịp sự phát triển của xã hội cả
    về số lượng và chất lượng. Đồng thời nguồn nguyên liệu này lại phụ thuộc rất nhiều
    vào các yếu tố khách quan: thời tiết, khí hậu, đất đai, thổ nhưỡng, giống . nên rất bị
    động và không đáp ứng cho tất cả các vùng miền, địa phương. Một bất lợi nữa của
    nguồn nguyên liệu thiên nhiên là tiêu tốn quá nhiều nguyên liệu để sản xuất ra vải, ví
    dụ để sản xuất 1000 bộ quần áo bằng vải bông cần toàn bộ số bông thu hoạch trên 1
    hecta; 1000 chiếc áo len từ lông cừu cần số lông của một đàn khoảng trên 50 con thu
    hoạch trong 1 năm . Do vậy để đáp ứng về số lượng cho cả thế giới ngày càng tăng
    đến nay đã hơn 6 tỷ dân thì phải trồng bao nhiêu bông, nuôi bao cừu thì đủ đây? Bên
    2
    cạnh đó với mức sống tăng không ngừng của xã hội, dẫn đến nhu cầu mặc còn đòi hỏi
    cao hơn, phức tạp hơn: bền, đẹp, duyên dáng, tiện dụng (dễ giặt, mau khô, không
    nhàu khi giặt gấp .).
    Tất cả những nguyên nhân đó đã thôi thúc các nhà khoa học phải nghiên cứu,
    tìm kiếm những loại nguyên liệu mới khắc phục được các khuyết điểm của nguyên
    liệu thiên nhiên và đáp ứng được các yêu cầu của con người. Cũng từ đó lần lượt các
    loại sợi hóa học ra đời với sự tiến triển và thăng trầm theo từng thời kỳ. Có thể nói
    rằng sự xuất hiện của sợi hóa học là loại sợi tạo ra từ các hợp chất cao phân tử thiên
    nhiên (xenlulozaza, protein) và các hợp chất cao phân tử tổng hợp (polyamit 6,
    polyamit66, polyeste, polyacrylonitryl . đã đánh dấu một giai đoạn mới mẻ và cực kỳ
    quan trọng, đóng góp ngày càng to lớn và hiệu quả, phát huy tác dụng một cách kịp
    thời khi xã hội loài người đang lâm vào một cuộc khủng hoảng trầm trọng trong việc
    giải quyết vấn đề ăn mặc. Từ chỗ chỉ để bổ sung vào lượng thiếu hụt của sợi thiên
    nhiên, sợi hóa học ngày càng trở thành loại vật liệu không thể thay thế được trong
     
Đang tải...