Tài liệu GIÁO TRÌNH Môi trường xây dựng

Thảo luận trong 'Kiến Trúc - Xây Dựng' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Chương 1: CÁC VẤN ĐỀ CHUNG VỀ
    KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG.

    1.1. ĐỊNH NGHĨA:
    Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo có quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên (Điều 1, Luật BVMT của Việt Nam, 1993).
    Từ định nghĩa tổng quát này, các khái niệm về MT còn được hiểu theo các nghĩa khác nhau, nhưng tựu trung lại không nằm ngoài nội dung của định nghĩa kinh điển trong Luật BVMT.
    Định nghĩa l: MT theo nghĩa rộng nhất là tổng hợp các điều kiện bên ngoài có ảnh hưởng tới một vật thể hoặc một sự kiện. Bất cứ một vật thể, một sự kiện nào cũng tồn tại và diễn biến trong một MT. Khái niệm chung về MT như vậy được cụ thể hoá đối với từng đối tượng và từng mục đích nghiên cứu.
    Đối với cơ thể sống thì ''Môi trường sống'' là tổng hợp những điều kiện bên ngoài có ảnh hưởng tới đời sống và sự phát triển của cơ thể (Lê Văn Khoa, 1995).
    Định nghĩa 2: MT bao gồm tất cả những gì bao quanh sinh vật, tất cả các yếu tố vô sinh và hữu sinh có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp lên sự sống, phát triển và sinh sản của sinh vật (Hoàng Đức Nhuận, 2000).
    Theo tác giả, MT có 4 loại chính tác động qua lại lẫn nhau:
    - Môi trường tự nhiên bao gồm nước, không khí, đất đai, ánh sáng và các sinh vật.
    - Môi trường kiến tạo gồm những cảnh quan được thay đổi do con người.
    - Môi trường không gian gồm những yếu tố về địa điểm, khoảng cách, mật độ, phương hướng và sự thay đổi trong MT.
    - Môi trường văn hoá - xã hội bao gồm các cá nhân và các nhóm, công nghệ, tôn giáo, các định chế, kinh học, thẩm mỹ học, dân số học và các hoạt động khác của con người.
    Định nghĩa 3: MT là một phần của ngoại cảnh, bao gồm các hiện tượng và các thực thể của tự nhiên, mà ở đó, cá thể, quần thể, loài, .có quan hệ trực tiếp hoặc gián tiếp bằng các phản ứng thích nghi của mình (Vũ Trung Tạng, 2000). Từ định nghĩa này, ta có thể phân biệt được đâu là MT của loài này mà không phải là MT của loài khác. Chẳng hạn, mặt biển là MT của sinh vật mặt nước (Pleiston và Neiston), song không là MT của những loài sống ở đáy sâu hàng nghìn mét và ngược lại.
    Đối với con người, MT chứa đựng nội dung rộng hơn. Theo định nghĩa của UNESCO (1981) thì MT của con người bao gồm toàn bộ các hệ thống tự nhiên và các hệ thống do con người tại ra, những cái hữu hình (tập quán, niềm tin, .), trong đó con người sống và lao động, họ khai thác các tài nguyên thiên nhiên và nhân tạo nhằm thoả mãn những nhu cầu của mình. Như vậy, MT sống đối với con người không chỉ là nơi tồn tại, sinh trưởng và phát triển cho một thực thể sinh vật là con người mà còn là ''khung cảnh của cuộc sống, của lao động và sự vui chơi giải trí của con người''.
    Như vậy MT sống của con người là cả vũ trụ bao la, trong đó hệ Mặt Trời và Trái Đất (TĐ) là bộ phận có ảnh hưởng trực tiếp và rõ rệt nhất. Theo cách nhìn của khoa học MT hiện đại thì TĐ có thể xem như một con tàu vũ trụ lớn, mà loài người là những hành khách. Về mặt vật lý, TĐ gồm thạch quyển, bao gồm tất cả các vật thể ở dạng thể rắn của TĐ và có độ sâu tới khoảng 60km; thuỷ quyển tạo nên bởi các đại dương, biển cả, ao hồ, sông suối và các thuỷ vực khác; khí quyển với không khí và các loại khí khác bao quanh mặt đất. Về mặt sinh học, trên TĐ có sinh quyển bao gồm các cơ thể sống, thuỷ quyển và khí quyển tạo thành MT sống của các cơ thể sống và địa quyển tạo thành lớp phủ thổ nhưỡng đa dạng. Khác với các ''quyển'' vật chất vô sinh, trong sinh quyển ngoài vật chất, năng lượng, còn có thông tin với tác dụng duy trì cấu trúc và cơ chế tồn tại của các vật thể sống. Dạng thông tin ở mức độ phức tạp và phát triển cao nhất là trí tuệ con người, có tác dụng ngày càng mạnh mẽ đến sự tồn tại và phát triển của TĐ. Từ nhận thức đó, đã hình thành khái niệm về ''trí quyển'', bao gồm những bộ phận trên TĐ, tại đó có tác động trí tuệ con người. Những thành tựu mới nhất của khoa học kỹ thuật cho thấy rằng trí quyển đang thay đổi một cách nhanh chóng, sâu sắc và phạm vi tác động ngày càng mở rộng, kể cả ở ngoài phạm vì TĐ. Về mặt xã hội, các cá thể con người họp lại thành cộng đồng, gia đình, bộ tộc, quốc gia, xã hội theo những loại hình, phương thức và thể chế khác nhau. Từ đó tạo nên các mối quan hệ, các hình thái tổ chức kinh tế xã hội có tác động mạnh mẽ tới MT vật lý, MT sinh học.
    Trong thế kỷ XXI, dự đoán sẽ xuất hiện tưng bừng của một nền kinh tế mới. Nền kinh tế này có tên gọi là ''kinh tế tri thức'' và nhiều tên gọi khác nhưng nội dung khoa học kỹ thuật của nó thì vẫn chỉ là một. Đó là: khoa học và công nghệ trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp ; thông tin và tri thức trở thành một nguồn tài nguyên vô cùng quý giá; hàm lượng trí tuệ trong từng sản phẩm ngày càng gia tăng, nhất là công nghệ thông tin, đặc biệt là lntemet là phương tiện lao động phổ biến nhất và có hiệu quả nhất.
    Với những đặc trưng như trên, nền kinh tế mới có sức sống mãnh liệt hơn nhiều so với những nền kinh tế cũ: kinh tế nguyên thuỷ, kinh tế nông nghiệp và kinh tế công nghiệp. Nền kinh tế mới được phát triển dựa trên tri thức khoa học cho nên tốc độ tăng trưởng của nó tỷ lệ thuận với tốc độ tăng trưởng của khối lượng tri thức khoa học mà loài người tích luỹ được. Các nhà nghiên cứu lịch sử khoa học cho rằng, số lượng tri thức mà loài người sáng tạo ra chỉ trong thế kỷ XX bằng tổng tri thức khoa học mà loài người đã tích luỹ trong suốt lịch sử tồn tại hơn năm trăm nghìn năm của mình. Trong thế kỷ XXI, khối lượng tri thức lại có thể được nhân lên gấp bội. Do đó, cần phải khôn khéo và tìm mọi cơ hội và mọi phương thức để nắm lấy cái cốt lõi nhất của vấn đề là tri thức cho sự phát triển “ Phải nắm lấy ngay kẻo muộn. Muộn lần này sẽ phải trả giá gấp bội so với những lần bỏ lỡ trước “ ( Chu Hảo, 2000 ).
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...