Luận Văn Giáo trình Mạng máy tính - Nguyễn Hoàng Cương

Thảo luận trong 'Công Nghệ Thông Tin' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    ĐỀ TÀI : Giáo trình Mạng máy tính - Nguyễn Hoàng Cương

    Chương 1
    Sơ lược lịch sử phát triển của mạng máy tính
    Vào giữa những năm 50 khi những thế hệ máy tính đầu tiên được đưa vào hoạt động
    thực tế với những bóng đèn điện tử thì chúng có kích thước rất cồng kềnh và tốn
    nhiều năng lượng. Hồi đó việc nhập dữ liệu vào các máy tính được thông qua các tấm
    bìa mà người viết chương trình đã đục lỗ sẵn. Mỗi tấm bìa tương đương với một
    dòng lệnh mà mỗi một cột của nó có chứa tất cả các ký tự cần thiết mà người viết
    chương trình phải đục lỗ vào ký tự mình lựa chọn. Các tấm bìa được đưa vào một
    "thiết bị" gọi là thiết bị đọc bìa mà qua đó các thông tin được đưa vào máy tính (hay
    còn gọi là trung tâm xử lý) và sau khi tính toán kết quả sẽ được đưa ra máy in. Như
    vậy các thiết bị đọc bìa và máy in được thể hiện như các thiết bị vào ra (I/O) đối với
    máy tính. Sau một thời gian các thế hệ máy mới được đưa vào hoạt động trong đó một
    máy tính trung tâm có thể được nối với nhiều thiết bị vào ra (I/O) mà qua đó nó có thể
    thực hiện liên tục hết chương trình này đến chương trình khác.
    Cùng với sự phát triển của những ứng dụng trên máy tính các phương pháp nâng cao
    khả năng giao tiếp với máy tính trung tâm cũng đã được đầu tư nghiên cứu rất nhiều.
    Vào giữa những năm 60 một số nhà chế tạo máy tính đã nghiên cứu thành công những
    thiết bị truy cập từ xa tới máy tính của họ. Một trong những phương pháp thâm nhập
    từ xa được thực hiện bằng việc cài đặt một thiết bị đầu cuối ở một vị trí cách xa trung
    tâm tính toán, thiết bị đầu cuối này được liên kết với trung tâm bằng việc sử dụng
    đường dây điện thoại và với hai thiết bị xử lý tín hiệu (thường gọi là Modem) gắn ở
    hai đầu và tín hiệu được truyền thay vì trực tiếp thì thông qua dây điện thoại.
    Hình 1.1. Mô hình truyền dữ liệu từ xa đầu tiên
    Những dạng đầu tiên của thiết bị đầu cuối bao gồm máy đọc bìa, máy in, thiết bị xử lý
    tín hiệu, các thiết bị cảm nhận. Việc liên kết từ xa đó có thể thực hiên thông qua
    những vùng khác nhau và đó là những dạng đầu tiên của hệ thống mạng.
    Trong lúc đưa ra giới thiệu những thiết bị đầu cuối từ xa, các nhà khoa học đã triển
    khai một loạt những thiết bị điều khiển, những thiết bị đầu cuối đặc biệt cho phép
    người sử dụng nâng cao được khả năng tương tác với máy tính. Một trong những sản
    phẩm quan trọng đó là hệ thống thiết bị đầu cuối 3270 của IBM. Hệ thống đó bao
    gồm các màn hình, các hệ thống điều khiển, các thiết bị truyền thông được liên kết
    với các trung tâm tính toán. Hệ thống 3270 được giới thiệu vào năm 1971 và được sử
    dụng dùng để mở rộng khả năng tính toán của trung tâm máy tính tới các vùng xa. Ðể
    làm giảm nhiệm vụ truyền thông của máy tính trung tâm và số lượng các liên kết giữa
    [TABLE="width: 100%"]
    [TR]
    [TD="colspan: 2"]
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD="colspan: 2"][TABLE="width: 100%, align: center"]
    [TR]
    [/TR]
    [/TABLE]
    [/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]
     
Đang tải...