Tài liệu Giáo trình Luật ngân hàng

Thảo luận trong 'Tài Chính - Ngân Hàng' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ LUẬT NGÂN HÀNG TRONG HỆ THỐNG PHÁP LUẬT VIỆT NAM 1
    I. KHÁI NIỆM HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG, NGÂN HÀNG VÀ CẤU TRÚC HỆ THỐNG NGÂN HÀNG . 1
    1 Sự hình thành của hoạt động ngân hàng và các ngân hàng 1
    2. Khái niệm ngân hàng, hoạt động ngân hàng . 3
    II. SƠ LƯỢC VỀ QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG NGÂN HÀNG VÀ PHÁP LUẬT VỀ NGÂN HÀNG Ở VIỆT NAM . 4
    1.Giai đoạn 1945-1951 . 4
    2.Giai đoạn từ 1951 đến 1986 5
    2.1. Giai đoạn từ 1951-1975 5
    2.2. Giai đoạn từ 1975 đến 1987 . 5
    2.3 Giai đoạn từ 1987-2004 . 6
    III. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ LUẬT NGÂN HÀNG 8
    1. Định nghĩa 8
    2. Đối tượng, phạm vi điều chỉnh của luật ngân hàng 8
    3. Nguồn của Luật Ngân hàng . 9
    4. Quan hệ pháp luật ngân hàng 9

    CHƯƠNG 2: ĐỊA VỊ PHÁP LÝ CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM 10
    I. KHÁI NIỆM, CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM. . 10
    1. Khái niệm Ngân hàng nhà nước Việt Nam 10
    2. Chức năng của Ngân hàng nhà nước Việt Nam: . 11
    2.1. Các nhiệm vụ quyền hạn của Ngân hàng nhà nước Việt Nam trong việc thực hiện Chức năng quản lý nhà nước về tiền tệ và hoạt động ngân hàng . 11
    2.2. Các nhiệm vụ quyền hạn của Ngân hàng nhà nước Việt Nam trong việc thực hiện chức năng là Ngân hàng trung ương 13
    II. CƠ CẤU TỔ CHỨC, LÃNH ĐẠO ĐIỀU HÀNH NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM 14
    1. Cơ cấu tổ chức: . 14
    1.1 Vụ, cơ quan ngang vụ: 14
    1.2 Các Chi nhánh Ngân hàng nhà nước Việt Nam tỉnh, thành phố và văn phòng đại diện 16
    2. Lãnh đạo, điều hành Ngân hàng nhà nước Việt Nam: 17
    III. HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM . 18
    1. Thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia . 18
    2. Hoạt động phát hành tiền 20
    3. Hoạt động tín dụng . 21
    4. Hoạt động mở tài khoản, quản lý tài khoản, cung ứng các dịch vụ thanh toán 22
    5. Quản lý ngoại hối và hoạt động ngoại hối . 22
    6. Thanh tra kiểm soát, xử lý vi phạm trong lĩnh vực kinh doanh tiền tệ và hoạt động ngân hàng 23
    7. Các hoạt động khác của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 23

    CHƯƠNG 3: ĐỊA VỊ PHÁP LÝ CỦA CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG 24
    1. KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM VÀ CÁC LOẠI HÌNH TỔ CHỨC TÍN DỤNG . 24
    1.1. Khái niệm, đặc điểm tổ chức tín dụng: 24
    1.2. Các loại hình tổ chức tín dụng . 25
    2. THỦ TỤC THÀNH LẬP, HOẠT ĐỘNG, GIẢI THỂ CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG . 30
    2.1. Thủ tục thành lập: 30
    2.2. Điều kiện hoạt động 32
    2.3 Phá sản, giải thể các Tổ chức tín dụng 33
    3. QUI CHẾ KIỂM SOÁT ĐẶC BIỆT, GIẢI THỂ, PHÁ SẢN THANH LÝ TCTD . 33
    3.1. Khái niệm, đặc điểm kiểm soát đặc biệt: . 33
    3.2 Phá sản, giải thể, sáp nhập, mua lại, hợp nhất tổ chức tín dụng và thanh lý tổ chức tín dụng 35
    4. CƠ CẤU TỔ CHỨC, QUẢN LÝ , ĐIỀU HÀNH CỦA TỔ CHỨC TÍN DỤNG 35
    4.1. Cơ cấu tổ chức 35
    4.2. Cơ cấu quản trị, điều hành Tổ chức tín dụng . 36
    5. HỌAT ĐỘNG CỦA CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG . 37
    5.1. Hoạt động tín dụng: bao gồm hoạt động huy động vốn và hoạt động cấp tín dụng . 37
    5.2. Hoạt động cung ứng các dịch vụ thanh toàn, ngân quỹ . 39
    5.3. Các hoạt động khác của tổ chức tín dụng . 39

    CHƯƠNG 4: PHÁP LUẬT VỀ TÍN DỤNG NGÂN HÀNG . 40
    1. KHÁI QUÁT VỀ TÍN DỤNG 40
    1.1. Khái niệm và bản chất của tín dụng 40
    1.2 Phân loại họat động tín dụng 41
    2. PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG TÍN DỤNG NGÂN HÀNG 42
    2.1. Khái niệm, đặc điểm của hợp đồng tín dụng ngân hàng 42
    2.2 Chủ thể tham gia quan hệ hợp đồng tín dụng: . 43
    2.3. Thủ tục, trình tự ký kết hợp đồng tín dụng ngân hàng 46
    2.4. Nội dung hợp đồng tín dụng 47
    3. CÁC BIỆN PHÁP BẢO ĐẢM THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG TÍN DỤNG NGÂN HÀNG 50
    3.1. Khái niệm các biện pháp bảo đảm 50
    3.2 Nguyên tắc bảo đảm tiền vay: . 52
    3.3. Tài sản bảo đảm 52
    3.4 Các điều kiện chung đối với tài sản bào đảm: . 54
    3.5 Phạm vi bảo đảm thực hiện nghĩa vụ: . 54
    3.6. Hợp đồng thế chấp, cầm cố, bảo lãnh. 56
    3.7. Xử lý tài sản bảo đảm: . 57

    CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ LUẬT NGÂN HÀNG TRONG HỆ THỐNG PHÁP LUẬT VIỆT NAM
    I. KHÁI NIỆM HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG, NGÂN HÀNG VÀ CẤU TRÚC HỆ THỐNG NGÂN HÀNG
    1 Sự hình thành của hoạt động ngân hàng và các ngân hàng:
    Lịch sử hình thành và phát triển của ngân hàng gắn liền với quá trình hình thành và phát triển của tiền tệ. Khi nền kinh tế hàng hóa phát triển, để đáp ứng nhu cầu lưu thông, trao đổi hàng hóa, người ta đã “sáng tạo” ra tiền tệ đóng vai trò là vật ngang gia chung. Trước đây, đối với nền kinh tế hàng hóa giản đơn, phương thức trao đổi sơ khai “hàng đổi hàng” được các bên áp dụng. Tuy nhiên, phương thức này chỉ khả thi khi cả hai bên cùng lúc có nhu cầu về hàng hóa của nhau một cách tương thích. Do vậy, nhiều trường hợp phương thức “hàng đổi hàng” trở nên không hữu hiệu trong khi nhu cầu trao đổi giữa các bên vẫn có. Theo thời gian, hoạt động lưu thông, trao đổi hàng hóa ngày càng phát triển, một phương thức trao đổi tiến bộ hơn đã được áp dụng, đó là “hàng-vật ngang giá chung-hàng”. Thực chất, các vật ngang giá chung đó mang bản chất của tiền và được xem như hình thức sơ khai đầu tiên của tiền tệ. Ở giai đoạn đầu, vật ngang giá chung-tiền được các bên ấn định là vật có giá trị thực chẳng hạn như da thú, kim loại, vỏ sò .Về sau, để giản tiện và ít tốn công bảo quản, người ta đã biết đến hình thức của tiền tiến bộ hơn. Theo đó, các bên có thể quy ước với nhau về vật ngang giá chung mang tính chất ước lệ, không nhất thiết phải là vật có giá trị thực chẳng hạn như tiền kim loại, tiền giấy
    Sự xuất hiện của tiền tệ càng tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình lưu thông mua bán hàng hóa. Hoạt động trao đổi ngày càng phát triển, vượt ra khỏi phạm vi giữa một vùng, khu vực, quốc gia nhất định. Các thương nhân có thể mang hàng hóa tiến hành trao đổi giữa các vùng lãnh thổ, khu vực khác nhau. Tuy nhiên, theo đặc trưng vùng miền, tập quán, xã hội tồn tại nhiều hình thức tiền tệ đóng vai trò là vật ngang giá chung khác nhau. Do đó, nhu cầu chuyển đổi tiền tệ phù hợp với từng vùng, nơi mà các thương nhân đến trao đổi hàng hóa đã nảy sinh. Nhằm thỏa mãn nhu cầu lưu thông, trao đổi hàng hóa phát triển liên tục xã hội xuất hiện những thương nhân đầu tiên chuyên thực hiện dịch vụ trao đổi chính vật ngang giá chung-tiền tệ. Để xác nhận dịch vụ trao đổi tiền đã được thực hiện, các thương nhận nhận chuyển đổi tiền sẽ phát hành chứng thư mang bản chất của biên nhận về gửi, giữ tài sản là tiền tệ. Về sau, cùng với chế độ tư hữu hóa làm xuất hiện giai cấp và phân biệt giữa những người nắm giữ nhiều tài sản với những người sỡ hữu ít ỏi số tài sản xã hội dưới hình thức giá trị là tiền đã làm nảy sinh những mâu thuẫn về cung, cầu liên quan đến việc sử dụng tiền tệ. Những thương nhân nhận cất giữ trong kho loại tài sản được đưa ra làm vật ngang chung vô hình chung trở thành những chủ thể trung gian có thể tạm thời giải quyết được mâu thuẫn giữa những người đang có nhu cầu về tiền với những thành viên còn lại đang tạm thời nhàn rỗi tiền tệ kiếm được trong quá trình sản xuất, lưu thông, trao đổi hàng hóa. Những thương nhân này không chỉ thuần túy làm dịch vụ kho quỹ mà còn làm trung gian thanh toán, thực hiện dịch vụ nhận, sử dụng cho vay những đồng tiền đang tạm thời nhàn rỗi. Các thương nhân này trở thành những người đầu tiên kinh doanh tiền tệ. Nhiều công trình nghiên cứu cho thấy, nghề ngân hàng xuất hiện đầu tiên ở miền Bắc Italia vào thời kỳ trung cổ. Người Italia gọi nghề kinh doanh này là “Banco”.[1]
    Có thể thấy rằng, bắt đầu từ việc vật ngang giá chung xuất hiện trong mua bán, trao đổi hàng hóa, các quan hệ và hoạt động kinh doanh dịch vụ trao đổi liên quan trực tiếp đến vật ngang giá chung đã được hình thành. Khi vật ngang giá chung được cố định bằng những vật liệu có giá trị nội tại cao và có nhiều thuộc tính tự nhiên thuận tiện cho việc bảo quản, chia nhỏ cũng như lưu hành, khi đó vật ngang giá chung chính thức được xem là tiền tệ. Cùng với nó là sự xuất hiện của những thương gia chuyên kinh doanh những dịch vụ này mang tính chất của hoạt động ngân hàng và những ngân hàng ở giai đoạn sơ khai. Chính sự ra đời của ngân hàng và hoạt động kinh doanh tiền tệ là kết quả phân công lao động xã hội trong lưu thông tiền tệ và thực hiện chức năng của tiền tệ.[2]
    Trong lịch sử, quá trình phát triển của các mô hình ngân hàng và các loại hình tín dụng có mối quan hệ mật thiết với quá trình phát triển của sản xuất, lưu thông hàng hóa, tiền tệ. Cho đến thế kỷ 15, những tổ chức chuyên kinh doanh các dịch vụ liên quan đến tiền tệ phục vụ cho quá trình trao đổi mua bán chính thức được thành lập và được gọi tên là ngân hàng. Ở giai đoạn này, hoạt động của các ngân hàng vẫn mang tính riêng lẽ, biệt lập, chưa hình thành nên một hệ thống, chưa có sự ràng buộc, phụ thuộc lẫn nhau. Mỗi ngân hàng đều có những hoạt động nghiệp vụ như phát hành tiền, nhận tiền gửi, cho vay, làm dịch vụ thanh toán, chuyển đổi tiền. Mô hình ngân hàng được thực hiện tất cả các dịch vụ từ phát hành tiền cho đến các hình thức dịch vụ khác một cách song song được gọi là mô hình ngân hàng một cấp.
    Đến cuối thế kỷ 19, sản xuất lưu thông hàng hóa phát triển cao hơn đòi hỏi phạm vi và không gian trao đổi phải được mở rộng hơn nữa. Với mô hình ngân hàng một cấp, trong cùng một quốc gia có thể tồn tại cùng lúc nhiều loại tiền tệ khác nhau, tương ứng với những ngân hành phát hành khác nhau. Sự tồn tại cùng lúc các loại tiền tệ dưới hình thức kỳ phiếu ngân hàng ở phạm vi một quốc gia đã gây trở ngại cho sản xuất, lưu thông hàng hóa, dẫn đến tình trạng thừa tiền, lạm phát. Do vậy, ở một số quốc gia, nhà nước đã can thiệp để tháo gỡ trở ngại này bằng cách chỉ cho phép một số ngân hàng thỏa mãn một số điều kiện nhất định mới được phép phát hành tiền đưa vào lưu thông. Các ngân hàng không đủ điều kiện để phát hành tiền dưới dạng kỳ phiếu ngân hàng thì chỉ được tiến hành các nghiệp vụ kinh doanh ngân hàng như nhận tiền gửi, cho vay, chuyển, đổi tiền Như vậy, hoạt động ngân hàng đã hình thành hai hệ thống ngân hàng: ngân hàng phát hành và ngân hàng trung gian. Điều này đã dẫn đến quá trình chuyển đổi mô hình ngân hàng một cấp sang mô hình ngân hàng hai cấp. Theo đó mô hình ngân hàng hai cấp sẽ có sự phân biệt giữa ngân hàng thực hiện hoạt động phát hành tiền với những ngân hàng còn lại chỉ được phép tiến hành các hoạt động ngân hàng thuần túy mà không được phép phát hành tiền.
    Đến cuối thế kỷ 19, hệ quả của việc phát triển mạnh mẽ của lưu thông hàng hóa và tiền tệ và yêu cầu ngăn chặn hiện tượng lạm phát có thể gia tăng đã đòi hỏi thống nhất thị trường tiền tệ sao cho mỗi quốc gia chỉ lưu hành một đồng tiền duy nhất và nhà nước phải kiểm soát được lượng tiền tệ lưu thông. Do vậy, nhiều nước đã ban hành pháp luật quy định chỉ cho phép một ngân hàng duy nhất được phép tiến hành hoạt động phát hành tiền. Ngân hàng này được gọi là ngân hàng phát hành tiền và phân biệt với các ngân hàng trung gian còn lại không được phép phát hành tiền. Từ đặc quyền do nhà nước quy định, ngân hàng phát hành tiền ngay càng có vị trí quan trọng trong nền sản xuất, lưu thông hàng hóa cũng như tác động chi phối đến hệ thống các ngân hàng trung gian. Chính vì lẽ đó, để định hướng hoạt động sản xuất, thương mại và kiểm soát được lượng tiền tệ phát hành, lưu thông nhằm kiểm soát được hiện tượng lạm phát, nhà nước đã sử dụng quyền lực chính trị để có thể chi phối được ngân hàng phát hành tiền. Hiện tượng này bắt đầu cho quá trình quốc hữu hóa ngân hàng phát hành tiền. Từ đầu thế kỷ XX và phổ biến là từ sau chiến tranh thế giới lần thứ hai (1945), hầu hết các quốc gia đã thực hiện việc quốc hữu hóa ngân hàng phát hành tiền. Theo đó, ngân hàng này trở thành ngân hàng trung ương, ngân hàng nhà nước, có vị trí đặc biệt quan trọng đối với hoạt động sản xuất lưu thông và mang bản chất là “ngân hàng của các ngân hàng”. Ngân hàng trung ương ngoài đặc quyền phát hành tiền còn là trung tâm tiền tệ, trung tâm thanh toán tổng mà các ngân hàng khác phải mở tài khoản thanh toán, làm dịch vụ tiền tệ cho Chính phủ.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...