Tài liệu Giáo trình Luật Bình đẳng giới Việt Nam

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Chương 1

    KHÁI NIỆM VÀ NHỮNG NGUYÊN TẮC CƠ BẢN

    VỀ BÌNH ĐẲNG GIỚI



    I. LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN LÝ THUYẾT NỮ QUYỀN VÀ LÝ THUYẾT GIỚI

    Về lịch sử xuất hiện và phát triển của lí thuyết giới, lí thuyết nữ quyền, nhiều công trình khoa học đã nhận định rằng vấn đề giới, vấn đề nữ quyền bắt đầu được đề cập vào thế kỉ XV trong công trình khoa học của một phụ nữ Pháp là Christine de Pisan (1364 – 1430). Những công trình đầu tiên đề cập đến vấn đề giới có chủ đề: quyền, nghĩa vụ tình dục và sự lên tiếng của dân chúng về vấn đề phụ nữ bị coi là loại người khác biệt vì vị trí xã hội không bình đẳng với nam giới. Sau đó, vào khoảng thế kỉ XVII – XVIII, các công trình khoa học về nữ quyền và về giới bắt đầu phát triển ở Anh. Bên cạnh nhiều công trình xuất bản vô danh, còn có công trình xuất bản của nhiều tác giả mà có thể kể đến là Aphra Behn (1640 – 1689), Mary Astell (1666 – 1731), những người gần đây được nhắc đến như những lý luận gia nữ quyền đầu tiên của Anh.

    Những công trình khoa học đề cập đến vấn đề phụ nữ ở thế kỉ XVII bắt đầu phát triển bởi sự thay đổi nhanh chóng của tình hình kinh tế, xã hội, chính trị của xã hội Anh lúc bấy giờ mà sự thay đổi lớn nhất trong giai đoạn này là thay đổi về phân công lao động. Hệ thống công nghiệp dựa vào gia đình ngày một suy yếu đi và sự phân công lao động ngày càng phức tạp hơn, những đơn vị sản xuất ngày càng lớn hơn. Lần đầu tiên trong lịch sử có sự phân biệt hai môi trường lao động, đó là môi trường lao động ngoài xã hội và môi trường lao động trong nhà của hộ gia đình. Phụ nữ bị loại trừ khỏi các nghề mà trước đây họ đã từng đảm nhận như buôn bán, in ấn, chế ủ rượu bia, y học. Thậm chí, phụ nữ thuộc tầng lớp quý tộc cũng ngày càng bị hạn chế vào các hoạt động trong nhà. Sau cải cách tôn giáo, các tu viện dành cho nữ, là nơi họ trốn tránh khỏi xã hội thực tại không còn nữa. Số phụ nữ kết hôn tăng và kết hôn trở thành một nhu cầu kinh tế và phụ nữ cũng lệ thuộc vào chồng nhiều hơn trước. Những phụ nữ không kết hôn phải tự kiếm sống không được xã hội tôn trọng. Trong bối cảnh xã hội như vậy, vấn đề vai trò của phụ nữ trở thành một vấn đề xã hội bức xúc và không có gì đáng ngạc nhiên khi nó trở thành chủ đề của các cuộc tranh luận và các công trình nghiên cứu về vai trò của phụ nữ và mối quan hệ giới trong xã hội.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...