Tài liệu Giáo trình kinh tế lượng

Thảo luận trong 'Xác Suất - Thống Kê' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Cho đến nay chưa có một định nghĩa nào về kinh tế lượng được mọi người cùng chấp nhận. Thuật ngữ tiếng Anh Econometric được ghép từ Economic có nghĩa là kinh tế và Metrics có nghĩa là đo lường. Thuật ngữ này được xuất hiệ vào những năm 1930, do hai giáo sư là Ragnar Frisch và J.tinbergen đưa ra (1930).
    Kinh tế lượng có nghĩa là đo lường kinh tế. Mặc dù đo lường kinh tế là một nội dung quan trọng của kinh tế lượng nhưng phạm vi của kinh tế lượng lại rộng hơn nhiều. Điều này được thể hiện thông qua một số định nghĩa về kinh tế lượng như sau:
    Kinh tế lượng là môn học chủ yếu trong các môn phân tích định lượng về kinh tế, đơn giản có thể phát biểu kinh tế lượng là một công cụ trong nghiên cứu các hiện tượng kinh tế.
    Kinh tế lượng có thể được định nghĩa như một môn khoa học xã hội trong đó người ta dùng các công cụ của lý thuyết kinh tế, toán kinh tế và thống kê kinh tế để phân tích các hiện tượng kinh tế.
    Mặc dù kinh tế lượng đi từ lý thuyết và được xây dựng chặt chẽ như trong khoa học tự nhiên nhưng nó cũng quan tâm tới việc xây dựng vế mặt thực nghiệm đối với các quy luật dựa trên thí nghiệm hay quan sát thực tế.
    Câu hỏi đặt ra là tại sao phải nghiên cứu kinh tế lượng? Những lý thuyết hoặc giả thuyết kinh tế thường phát biểu dưới dạng các đặc tính. Ví dụ trong kinh tế vĩ mô ta biết rằng khi các yếu tố khác không đổi thì tăng giá hàng hóa nào đó sẽ làm giảm lượng cầu của hàng hóa đó. Như vậy, lý thuyết kinh tế đưa ra mối quan hệ ngược chiều giữa giá cả và lượng cầu hàng hóa, đây chính là luật cầu. Nhưng lý thuyết trên không cho biết thước đo độ lớn của mối quan hệ và đây chính là công việc của kinh tế lượng.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...