Tài liệu Giáo trình KINH TẾ LÂM NGHIỆP

Thảo luận trong 'Nông - Lâm - Ngư' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    CHƯƠNG I

    TỔNG QUAN VỀ KINH TẾ LÂM NGHIỆP

    1.1. Vai trò và đặc điểm sản xuất lâm nghiệp

    1.1.1 Khái niệm lâm nghiệp

    Để đi đến khái niệm về lâm nghiệp, trên thực tế đã có nhiều quan điểm:

    - Quan điểm thứ nhất: cho rằng lâm nghiệp là một ngành sản xuất vật chất trong nền kinh tế quốc dân có chức năng xây dựng và quản lý bảo vệ rừng.

    Với quan điểm này, lâm nghiệp chỉ bao gồm các hoạt động về trồng rừng, chăm sóc, nuôi dưỡng, quản lý, bảo vệ nhằm cung cấp lâm đặc sản, phòng hộ và bảo vệ môi trường sống cho xã hội. Sản phẩm cuối cùng của hoạt động lâm nghiệp là tạo ra rừng thành thục công nghệ; đó chỉ là những sản phẩm tiềm năng, chưa thành sản phẩm hàng hoá cuối cùng được trao đổi trên thị trường.

    Như vậy, quan điểm thứ nhất đã bộc lộ một số vấn đề tồn tại :

    + Một là khi đã khẳng định lâm nghiệp là một ngành sản xuất vật chất nhưng sản phẩm cuối cùng lại chưa được lưu thông, trao đổi, mua bán trên thị trường để thu hồi vốn tái sản xuất cho chù kỳ tiếp theo. Sản phẩm được khai thác từ rừng lại được thống kê, hạch toán vào tổng sản phẩm công nghiệp.

    + Hai là về phương diện kỹ thuật lâm sinh thì khai thác và tái sinh có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Khai thác được xem là một trong những giải pháp kỹ thuật lâm sinh quan trọng trong tái sản xuất tài nguyên rừng.

    + Ba là về phương diện kinh tế - xã hội, mục đích cuối cùng của xây dựng rừng là để sử dụng (khai thác) và chỉ có khai thác mới thu hồi được vốn để tái sản xuất mở rộng tài nguyên rừng.

    + Bốn là về phương diện quản lý, hiện nay ngành lâm nghiệp đang quản lý các hoạt động không chỉ thuộc lĩnh vực lâm sinh mà còn cả lĩnh vực khai thác và chế biến lâm sản.

    - Quan điểm thứ hai : cho rằng lâm nghiệp là một ngành sản xuất vật chất đặc biệt không chỉ có chức năng xây dựng, quản lý, bảo vệ rừng mà còn có chức năng khai thác sử dụng rừng.

    Như vậy, với quan điểm này khái niệm về lâm nghiệp đã được mở rộng. Sản phẩm cuối cùng của lâm nghiệp đã là sản phẩm hàng hoá được mua bán, trao đổi trên thị trường. Quan điểm này đã đề cao vai trò của lâm nghiệp trong nền kinh tế quốc dân và đã coi hoạt động xây dựng và sử dụng rừng là hai giai đoạn của quá trình tái sản xuất tài nguyên rừng. Từ đó đã tạo điều kiện thuận lợi để lâm nghiệp phát triển toàn diện.

    Tuy nhiên, quan điểm này đã lồng ghép hai lĩnh vực hoàn toàn khác nhau vào một ngành sản xuất cũng có những vấn đề khó khăn về công tác tổ chức, quản lý và hạch toán kinh tế. Mặt khác, khi nhấn mạnh quan điểm này, có thể người ta chỉ tập trung vào khai thác bóc lột tài nguyên rừng và ít quan tâm đến
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...