Tài liệu Giáo trình Kiểm nhiệt tự động hóa ( BK Đà Nẵng )

Thảo luận trong 'Cơ Khí' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu


    TG.HOÀNG MINH CÔNG - TRƯỜNG ĐẠI HỌC BK ĐÀ NẴNG



    LỜI MỞ ĐẦU




    Trong công nghiệp luyện kim, nhiều quá trình công nghệ tiến hành trong

    điều kiện nhiệt độ cao hoặc rất cao và sử dụng nhiều thiết bị sử dụng chất lưu (chất

    lỏng, khí và hơi) yêu cầu khống chế nhiệt độ chặt chẽ cũng như thường xuyên đo

    kiểm các thông số áp suất, thành phần môi trường khí Do vậy đo và kiểm tra nhiệt

    độ cũng như các thông số công nghệ khác có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc

    đảm bảo điều khiển quá trình công nghệ theo theo yêu cầu, đảm bảo chất lượng sản

    phẩm và an toàn cho thiết bị. Đo và kiểm tra cũng đóng vai trò quan trọng trong việc

    tự động hóa các quá trình sản xuất.

    Nhờ các tiến bộ của khoa học và công nghệ trong lĩnh vực vật liệu, thiết bị

    điện tử và tin học, các thiết bị đo và kiểm tra tự động nói chung cũng như đo và

    kiểm tra nhiệt độ nói riêng ngày càng có nhiều chủng loại với tính năng sử dụng và

    độ tin cậy khi làm việc cao, đáp ứng nhu cầu đa dạng của sản xuất. Thiết bị đo và

    kiểm tra có thể là một dụng cụ đo đơn giản gồm một đầu đo và bộ phận hiển thị

    hoặc là cả một hệ thống phức tạp gồm các cảm biến, các bộ chuyển đổi tín hiệu đo,

    truyền kết quả đi xa, xử lý số liệu Trang bị những kiến thức cơ bản về kiểm nhiệt

    cũng như đo, kiểm tra các thông số và chỉ tiêu công nghệ là hết sức cần thiết, giúp

    cho sinh viên tiếp thu tốt các môn học chuyên ngành cũng như vận dụng vào thực tế

    sản xuất sau này.

    Đối với sinh viên ngành cơ khí - luyện cán thép, môn học Kiểm nhiệt và tự

    động hoá là một môn học bắt buộc trong chương trình đào tạo. Giáo trình được biên

    soạn theo nội dung môn học gồm 8 chương, đề cập đến những vấn đề chủ yếu về kỹ

    thuật đo nói chung, thiết bị đo và kiểm tra nhiệt độ, thiết bị đo và kiểm tra các thông

    số và chỉ tiêu công nghệ quan trọng trong các quá trình luyện kim.

    Do nội dung giáo trình bao quát rộng, tài liệu tham khảo hạn chế và trình độ

    có hạn của người biên soạn nên chắc chắn giáo trình không tránh khỏi sai sót. Tác

    giả mong muốn nhận được sự góp ý của bạn đọc và đồng nghiệp để giáo trình được

    hoàn thiện hơn. Các nhận xét, góp ý xin gửi về Khoa Cơ khí Trường Đại học Bách

    Khoa, Đại học Đà Nẵng.

    Tác giả


    MỤC LỤC


    Chương 1. Các khái niệm và đặc trưng cơ bản trong đo lường

    1.1. Khái niệm và phân loại phương pháp đo

    1.1.1. Phép đo

    1.1.2. Phân loại phương pháp đo

    1.2. Sai số của phép đo

    1.2.1. Sai số

    1.2.2. Các loại sai số

    1.2.3. Phương pháp đánh giá sai số

    1.3. Thiết bị đo và phân loại

    1.3.1. Thiết bị đo

    1.3.2. Phân loại thiết bị đo

    1.4. Đo và kiểm tra trong công nghệ luyện kim

    Chương 2. Đo nhiệt độ

    2.1. Khái niệm chung

    2.1.1. Nhiệt độ và thang đo nhiệt độ

    2.1.2. Phương pháp đo nhiệt độ

    2.2. Nhiệt kế giản nỡ

    2.2.1. Nguyên lý đo

    2.2.2. Các loại nhiệt kế giản nở

    2.3. Nhiệt kế điện trở

    2.3.1. Nguyên lý đo

    2.3.2. Các loại nhiệt kế điện trở

    2.4. Cặp nhiệt ngẫu

    2.4.1. Hiệu ứng nhiệt điện

    2.4.2. Vật liệu chế tạo cực

    2.4.3. Các cặp nhiệt ngẫu dùng trong công nghiệp

    2.4.4. Mạch đo và dụng cụ thứ cấp

    2.5. Hỏa kế

    2.5.1. Hỏa kế bức xạ toàn phần

    2.5.2. Hỏa kế quang

    2.6. Các phương pháp đo nhiệt độ khác

    Chương 3. Đo áp suất

    3.1. áp suất và phương pháp đo áp suất

    3.1.1. áp suất và đơn vị đo

    3.1.2. Phương pháp đo áp suất

    3.2. áp kế sử dụng dịch thể

    3.2.1. Vi áp kế kiểu phao

    3.2.2. Vi áp kế kiểu chuông

    3.2.3. Vi áp kế bù

    3.2.4. áp kế vành khuyên

    3.3. áp kế đàn hồi

    3.3.1. áp kế lò xo

    3.3.2. áp kế màng

    3.3.3. áp kế ống trụ

    3.3.4. áp kế kiểu đèn xếp

    3.4. áp kế điện

    3.4.1. áp kế áp trở

    3.4.2. áp kế áp điện

    3.4.3. áp kế điện dung

    3.4.4. áp kế điện cảm

    Chương 4. Đo lưu lượng

    4.1. Khái niệm chung

    4.1.1. Lưu lượng và đơn vị đo

    4.1.2. Phương pháp đo lưu lượng

    4.2. Lưu lượng kế đo lưu lượng theo thể tích

    4.2.1. Lưu lượng kế kiểu bánh răng

    4.2.2. Lưu lượng kế kiểu cánh

    4.3. Lưu lượng kế đo lưu lượng theo tốc độ

    4.3.1. Nguyên lý đo

    4.3.2. Lưu lượng kế kiểu tuabin hướng trục

    4.3.3. Lưu lượng kế kiểu tuabin tiếp tuyến

    4.4. Lưu lượng kế đo lưu lươg theo độ giảm áp biến đổi

    4.4.1. Nguyên lý đo

    4.4.2. Thiết bị thu hẹp

    4.4.3. Sơ đồ thiết bị đo

    4.5. Lưu lng kế đo lưu lượng theo độ giảm áp không đổi

    4.6. Lưu lượng kế điện từ

    Chương 5. Phân tích khí

    5.1. Khái niệm và phương pháp phân tích

    5.1.1. Khái niệm

    5.1.2. Phương pháp phân tích

    5.2. Phương pháp phân tích điện

    5.2.1. Phân tích khí theo độ dẫn nhiệt của chất khí

    5.2.2. Phân tích khí theo sự cháy của các cấu tử cần phân tích

    5.2.3. Phân tích khí theo độ từ thẩm của khí

    5.2.4. Phân tích khí theo khả năng hấp thụ bức xạ

    5.3. Phương pháp quang phổ định lượng

    Chương 6. Đo một số chỉ tiêu công nghệ

    6.1. Đo nồng độ ion H+

    6.1.1. Nguyên lý đo

    6.1.2. Thiết bị đo

    6.2. Đo nồng độ chất điện ly

    6.2.1. Nguyên lý đo

    6.2.2. Thiết bị đo

    6.3. Đo tỉ trọng

    6.3.1. Phương pháp đo theo áp suất

    6.3.2. Phương pháp dùng đồng vị phóng xạ

    6.4. Đo và phát hiện mức

    6.4.1. Đo mức bằng phương pháp thuỷ tĩnh

    6.4.2. Đo mức bằng phương pháp điện

    6.4.3. Đo mức bằng phương pháp bức xạ

    6.5. Đo độ ẩm

    6.5.1. Đo độ ẩm vật liệu rời

    6.5.2. Đo độ ẩm của khí

    Chương 7. Truyền kết quả đi xa

    7.1. Truyền xa kiểu điện trở

    7.1.1. Phương pháp biến đổi điện trở

    7.1.2. Phương pháp dùng logomet

    7.2. Truyền xa kiểu từ cảm

    7.2.1. Dùng cầu cân bằng cảm ứng

    7.2.2. Dùng biến thế vi sai

    7.3. Truyền xa kiểu đồng bộ

    Chương 8. Cảm biến thông minh

    8.1. Cấu trúc của một cảm biến thông minh

    8.2. Các khâu chức năng của cảm biến thông minh

    8.2.1. Chuyển đổi chuẩn hoá

    8.2.2. Bộ dồn kênh MUX

    8.2.3. Bộ chuyển đổi tương tự - số

    8.3. Các thuật toán xử lý trong cảm biến thông minh

    8.3.1. Tự động khắc độ

    8.3.2. Xử lý tuyến tính hoá từng đoạn

    8.3.3. Gia công kết quả đo

    Tài liệu tham khảo

    Mục lục




    CHÚ THÍCH : TÀI LIỆU TRÊN GỒM 130 TRANG , CÓ 1 FILE PDF DUY NHẤT VÀ 1 THƯ MỤC CHIA RA 8 CHƯƠNG TIỆN CHO VIỆC HỌC TẬP

     

    Các file đính kèm:

Đang tải...