Tài liệu Giáo trình Khoa học Giao tiếp

Thảo luận trong 'Ngôn Ngữ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU

    1 VỊ TRÍ, TÍNH CHẤT, MỤC TIÊU VÀ YÊU CẦU CỦA MÔN HỌC
    1.1 Vị trí và tinh chất của môn học
    Kỹ năng giao tiếp là môn học thuộc khối kiến thức giáo dục đại cương trong chương trình đào tạo sinh viên bậc Cao đẳng, được giảng day ở học kì đầu tiên với thời lượng 45 tiết học.
    Kỹ năng giao tiếp vừa là môn học lý thuyết, vừa là môn học thực hành. Trong quá trình học, sinh viên được trang bị những kiến thức cơ bản về giao tiếp, ứng xử, đồng thời thực hành để rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức môn học vào các tình huống giao tiếp hằng ngày cũng như trong hoạt động nghề nghiệp sau này.
    1.2 Mục tiêu của môn học
    - Về kiến thức: Sinh viên lãnh hội được những kiến thức cơ bản nhất về giao tiếpvà ứng xử theo truyền thống dân tộc và theo thông lệ quốc tế, phù hợp với sự phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn hiện nay.
    - Về kỹ năng: Hình thành ở sinh viên các kỹ năng cơ bản sau:

    Kỹ năng phân tích, đánh giá các quan hệ giao tiếp một cách hợp lý, trên cơ sở đó sinh viên có thể hoàn thiện hoạt động giao tiếp của mình
    Kỹ năng sử dụng tối ưu các phương tiện giao tiếp, bao gồm phương tiện ngôn ngữ và các phương tiện phi ngôn ngữ
    Kỹ năng thiết lập, phát triển, củng cố mối quan hệ cần thiết trong cuộc sống cũng như trong hoạt động nghề nghiệp trong tương lai
    - Về thái độ: Sinh viên thấy được tầm quan trọng của việc trở thành một người giao tiếp giỏi, trên cơ sở đó hình thành ở các em thái độ đúng đắn đối với môn học cũng như với việc rèn luyện các phẩm chất giao tiếp nghề nghiệp
    1.3 Yêu cầu của môn học
    Học tập, nghiên cứu môn học kỹ năng giao tiếp, sinh viên cần:
    - Phân tích được bản chất, các khía cạnh của quá trình giao tiếp: truyền thông, nhận thức và ảnh hưởng tác động qua lại trong giao tiếp
    - Ứng dụng được những nét riêng, những phong tục, tập quán của dân tộc cũng như những nguyên tắc, những thông lệ quốc tế trong giao tiếp, ứng xử hiện đại
    - Ứng dụng được những nguyên tắc, những lý luận cơ bản về giao tiếp.
    - Tích cực, chủ động trong học tập, đặc biệt là trong giờ học thực hành để hình thành các kỹ năng giao tiếp, đồng thời không ngừng trau dồi, rèn luyện chúng cả trong đời sống thường nhật để nâng chúng lên thành kỹ xảo, nghĩa là làm chủ nghệ thuật giao tiếp.

    2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU MÔN HỌC
    2.1 Đối tượng nghiên cứu của môn học giao tiếp
    Môn kỹ năng giao tiếp nghiên cứu những vấn đề cơ bản sau đây:
    - Bản chất, đặc điểm của quá trình giao tiếp
    - Các loại hình giao tiếp và đặc trưng của chúng
    - Các hiện tượng tâm lý và tâm lý – xã hội diễn ra trong giao tiếp, trong đó chủ yếu là các quá trình trao đổi thông tin nhận thức, cảm xúc và ảnh hưởng tác động qua lại lẫn nhau giữa các chủ thể giao tiếp
    - Các kỹ năng, kỹ xảo giao tiếp
    - Hiệu quả và những ảnh hưởng đến hiệu quả của quá trình giao tiếp.
    Trên cơ sở làm rõ những vấn đề này, môn học kỹ năng giao tiếp giúp mỗi chúng ta nâng cao văn hóa giao tiếp, ứng xử của bản thân và là tiền đề cho sự thành đạt của chúng ta trong cuộc sống cũng như trong sự nghiệp.
    2.2 Phương pháp nghiên cứu môn học
    Để học tập tốt môn kỹ năng giao tiếp, sinh viên có thể sử dụng nhiều phương pháp khác nhau. Dưới đây là một số phương pháp cơ bản
    2.2.1 Phương pháp duy vật biện chứng
    Phương pháp này đòi hỏi lưu ý hai vấn đề khi phân tích, lý giải một hành vi giao tiếp cụ thể:
    - Thứ nhất, không có thế lực siêu tự nhiên nào mà chính là hiện thực xã hội, các quan hệ xã hội, quan hệ kinh tế quyết định hành vi giao tiếp của con người.
    Hành vi giao tiếp của con người chịu sự tác động của nhiều yếu tố, như: hoàn cảnh, tình huống, tâm lý, phong tục, tập quán, tuyền thống v.v. Các yếu tố tâm lý như nhu cầu, động cơ, mục đích của chủ thể giao tiếp quy định hành vi giao tiếp của họ. Nhưng chúng không do thần linh, thượng đế hay một thế lực siêu tự nhiên nào khác sinh ra, mà tâm lý thực chất là hiện thực của cuộc sống được con người phản ánh vào trong đầu óc của mình.
    - Thứ hai, mỗi hành vi giao tiếp chịu sự tác động, chi phối của nhiều yếu tố khác nhau, vì vậy không được tách rời, cô lập hành vi giao tiếp mà phải đặt nó trong mối quan hệ chặt chẽ, trong sự ảnh hưởng tác động qua lại với các yếu tố đó mới có thể lý giải nó một cách chính xác và đầy đủ.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...