Tài liệu Giáo trình khảo cổ học việt nam

Thảo luận trong 'Lịch Sử' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC
    MỞ ĐẦU .3
    CHƯƠNG I: THỜI ĐẠI KIM KHÍ Ở TRUNG VÀ NAM TRUNG BỘ 4
    I. LỊCH SỬ PHÁT HIỆN VÀ NGHIÊN CỨU 4
    1. Giai đoạn trước 1975 .4
    2. Giai đoạn sau 1975 5
    II. CÁC DI TÍCH TIỀN SA HUỲNH .6
    1. Giai đoạn Xóm Cồn 6
    2. Giai đoạn Long Thạnh 9
    3. Giai đoạn Bình Châu .14
    4. Các di tích Sa Huỳnh .15
    CHÝNG II: THỜI ĐẠI KIM KHÍ Ở MIỀN ĐÔNG NAM BỘ .21
    I. LỊCH SỬ PHÁT HIỆN VÀ NGHIÊN CỨU .21
    II. DI TÍCH VÀ DI VẬT .22
    1. Đặc điểm phân bố và cấu trúc di tích 22
    2. Đặc trưng di vật .23
    III. NIÊN ĐẠI VÀ CÁC GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN VĂN HOÁ .28
    IV. ĐỜI SỐNG VẬT CHẤT VÀ TINH THẦN .30
    CHÝNG III: VÀI NÉT ĐẶC TRƯNG HẬU KỲ ĐÁ MỚI – SƠ KỲ KIM KHÍ NAM TÂY NGUYÊN .32
    I. ĐẶC TRƯNG DI TÍCH .32
    1. Đặc trưng phân bố di tích 32
    2. Đặc trưng mộ táng .36
    II. ĐẶC TRƯNG DI VẬT .37
    1. Giới thiệu khái quát các sưu tập khai quật 37
    2. Các sưu tâp khác ở Nam Tây Nguyên .41
    PHỤ LỤC: HẬU KỲ ĐỒNG THAU VÀ SƠ KỲ SẮT Ở MIỀN BẮC VÀ BẮC TRUNG BỘ - VĂN HÓA ĐÔNG SƠN .45
    I. ĐỊA VỰC PHÂN BỐ .45
    II. ĐẶC ĐIỂM VÀ LOẠI HÌNH DI TÍCH VĂN HOÁ ĐÔNG SƠN .45
    III. CÁC ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN CỦA VĂN HOÁ ĐÔNG SƠN .47
    IV. CÁC LOẠI HÌNH ĐỊA PHƯƠNG .49
    V. CÁC GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN .50
    VI. NIÊN ĐẠI .51
    www.***********








    MỞ ĐẦU






    Môn Khảo cổ học được giảng cho sinh viên Khoa Lịch sử, Đại học Đà Lạt là môn học bắt buộc. Nội dung môn học này được chia thành hai phần.






    Phần thứ nhất: Cơ sở Khảo cổ học Bao gồm 3 chương
    Chương một. Dẫn luận


    Chương hai. Phương pháp nghiên cứu khảo cổ Chương 3. Các thời đại khảo cổ
    Phần này giảng cho sinh viên năm thứ nhất, nhằm cung cấp cho sinh viên những khái niệm cơ bản của khảo cổ học, phương pháp điều tra và khai quật khảo cổ. Nội dung chính của phần này là giới thiệu nhận thức của giới Khảo cổ học Việt nam hiện đại về thời kỳ tiền sử ở khu vực miền Bắc và Bắc Trung bộ, từ sơ kỳ đá cũ đến thời đại kim khí.


    Phần thứ hai: Khảo cổ học Việt Nam Phần này cũng chia thành 3 chương
    Chương một. Thời đại kim khí ở Nam Trung bộ Chương hai. Thời đại kim khí ở Đông Nam bộ
    Chương ba. Vài nét đặc trưng hậu kỳ đá mới-sơ kỳ kim khí Nam Tây nguyên.


    Ngoài ra còn có phần phụ lục về văn hóa Đông Sơn
    www.***********










    CHƯƠNG I:
    THỜI ĐẠI KIM KHÍ Ở TRUNG VÀ NAM TRUNG BỘ








    I. LỊCH SỬ PHÁT HIỆN VÀ NGHIÊN CỨU


    1. Giai đoạn trước 1975


    Trong Niên giám 1909 của tập san Trường Viễn Đông Bác cổ, chúng ta nhận được những thông tin đầu tiên nói về phát hiện “một kho chum khoảng 200 chiếc nằm cách mặt đất không sâu, trong một cồn cát ven biển vùng Sa Huỳnh ”. Tác giả bản báo cáo này làVinet đã dùng thuật ngữ “kho” để diễn tả nhóm di tích này. Năm 1923, được sự bảo trợ của Trường Viện Đông Bác cổ, Labarre đã tiến hành các cuộc đào bới ở vùng Sa Huỳnh, nhằm tìm kiếm hiện vật trong các kho chum. Tài liệu mà Labarre tìm được còn lưu giữ ở Bảo tàng Lịch sử Việt Nam, sau này được Parmentier giới thiệu trong một bài báo ngắn.


    Năm 1934, Colani được Trường Viễn Đông Bác cổ phái tới Sa Huỳnh. Tại địa điểm Thạnh Đức, Colani tìm thấy 55 chum gốm và ở Phú Khương 187 chum. Colani còn phát hiện thêm ba khu mộ chum ở Tân Long mà qua phúc tra, chúng ta biết rằng đó là các địa điểm Đồng Cườm và Bà Ná. Đồng thời Colani được nhân dân cho biết thêm hai địa điểm nữa ở Đông Phù và Phú Nhuận. Năm 1935, Colani tới Quảng Bình và phát hiện hai khu mộ chum nữa ở Cương Hà và Cổ Giang.


    Năm 1939, nhà khảo cổ học Thuỵ Điển O.Jansé lại khai quật khu vực Sa Huỳnh và phát hiện được 84 mộ chum ở Phú Khương. Hiện vật của đợt khai quật này bị lấy mang đi và báo cáo khoa học thì không được công bố. Về hoạt động của O.Janse ở Sa Huỳnh chúng ta chỉ nhận thức được qua vài báo ngắn.


    Năm 1951, Malleret đã đến khảo sát và đào thám sát Sa Huỳnh nhưng không thu được kết quả gì mới. Năm 1959, ông cho công bố bài viết “Một vài đồ gốm Sa Huỳnh trong mối tương quan với các di chỉ khác ở Đông Nam Á”.


    Trong các thập kỷ 60 và đầu 70 những đóng góp của Saurin và Fontaine đã nhận thức về văn hoá Sa Huỳnh lên một bước mới. Năm 1966, Saurin công bố về phát hiện địa điểm Dầu Giây (Đồng Nai). Năm 1973, ông công bố tiếp phát hiện địa điểm Hàng Gòn (Đồng Nai). Hai địa điểm mới này là những khu mộ chum đã bị đào phá để xây dựng. Năm 1972, Fontaine công bố phát hiện một cánh đồng chum mới ở Phú Hoà cũng thuộc tỉnh Đồng Nai. Năm 1973, Fontaine và Hoàng Thị Thân công bố tiếp một ghi chú mới về khu mộ Phú Hoà.
    www.***********






    Những phát hiện mới ở lưu vực sông Đồng Nai đã mở rộng địa bàn phân bố văn hóa Sa Huỳnh về phía nam và cung cấp những niên đại C14 đầu tiên cho nhóm di tích mộ chum thuộc văn hoá Sa Huỳnh ở Đồng Nai.


    Đáng lưu ý là trong giai đoạn nghiên cứu này, người có nhiều công lao nghiên cứu và đặt văn hoá Sa Huỳnh trong bối cảnh Đông Nam Á là học giả Mỹ W.C.Solheim II. Tại Philippiness, Solheim đã nghiên cứu gốm các địa điểm ở Kalanay trong sự so sánh với gốm Sa Huỳnh và nêu lên một “phức hệ gốm Sa Huỳnh - Kalanay. Sau này, ông đưa ra cái gọi là “truyền thống gốm Sa Huỳnh - Kalanay ở Đông Nam Á. Nếu “phức hệ gốm Sa Huỳnh - Kalanay được Solheim chấp nhận niên đại khoảng nửa cuối thiên niên kỷ I trước Công nguyên, thì “truyền thống gốm Sa Huỳnh - Kalạnay được ông mở rộng khung niên đại đến thiên niên kỷ II trước Công nguyên. Trong nhiều bài viết cùa mình, Solheim đã nêu lên những đồ gốm thuộc truyền thống Sa Huỳnh - Kalanay có mặt tại Việt Nam và Philippines như ở Thái Lan, Malaixia, Indonexia và gắn chủ nhân của truyền thống gốm này với cư dân nói ngôn ngữ Nam Đảo (Malays - Polynesian). Đi xa hơn, ông còn xác định quê hương đầu tiên của chủ nhân gốm Sa Huỳnh - Kalanay là ở vùng Đông Bắc Indonexia và Nam Philippines. Tuy nhiên, nhiều giả thuyết của ông không phải đã được mọi nhà khảo cổ học nghiên cứu về Đông Nam Á đồng tình.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...