Sách Giáo trình hán ngữ học - Ngô Toàn Thắng

Thảo luận trong 'Sách Ngoại Ngữ' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    GIÁO TRÌNH HÁN NGỮ HỌC (70 trang)

    MỤC LỤC
    Lời mở đầu
    Bài thứ nhất : Khái niệm về chữ Nho
    Bài thứ hai : Cách học chữ Nho
    Bài thứ ba : Nhân - Thủ - Túc - Đao – Xích
    Bài thứ tư : Sơn – Thủy – Điền - Cẩu – Ngưu – Dương
    Bài thứ năm : Nhất, Thân, Nhị, Thủ, Sơn, Tiểu, Thạch
    Bài thứ sáu : Thiên, Địa, Nhật, Nguyệt
    Bài thứ bảy : Thanh, Thiên, Bạch, Nhật
    Bài thứ tám : Tiểu, Miêu, Tam, Chích, Tứ.
    Bài thứ chín : Bạch, bố, Ngũ, Thất, Lục
    Bài thứ mười : Kỷ, Trác, Ỷ, Uyển

    Bài thứ mười một : Điểu, Trùng, Ngư, Ngã
    Bài thứ mười hai : Tảo, Khởi, Nguyệt, Lạc
    Bài thứ mười ba : Ca, Đệ, Thượng, Học
    Bài thứ mười bốn : Thư, Bản, Đồ, Đa
    Bài thứ mười lăm : Trì, Trung, Du, Lai
    Bài thứ mười sáu : Thủy, Vu, Thổ, Hạp
    Bài thứ mười bảy: Song, Tiền, Ha., Hoa
    Bài thứ mười tám : Số từ
    Bài thứ mười chín : Tán, Hồi, Gia, Thảo
    Bài thứ hai mươi : Huynh, Muội, Xướng, Ca
    Bài thứ hai mươi mốt : Khai, tảo, Thức, Ma
    Bài thứ hai mươi hai : Nhật, Kim, Minh, Miên
    Bài thứ hai mươi ba : Ngã, Tỷ, tại, Phòng
    Bài thứ hai mươi bốn : Tứ, thời, Xuân, Du
    Bài thứ hai mươi lăm : Trúc, Liêm, Ngoại, Lưỡng
    Bài thứ hai mươi sáu : Tạ, Hiếu, Nhập, Hiệu
    Bài thứ hai mươi bảy : Thiên, Vãn, Quang, Viễn
    Bài thứ hai mươi tám : Đại, Vãng, Hoặc, Thừa

    Lời mở đầu :
    Các bạn thân mến! Chúng tôi xin chuyển tới các bạn phần đầu bộ
    GIÁO TRÌNH HÁN NGỮ HỌC
    trên cơ sở tập sách của học giả Lưu Khôn và một số các nhà nghiên cứu Hán Nôm khác; bằng kinh nghiệm tự học và tự hành của chúng tôi, kết hợp với những ứng dụng mới của tin học hiện đại.
    Ðây là những kiến thức cơ bản đầu tiên về Hán học mà chúng tôi xin chuyển tới cho các bạn để có được một số vốn cần thiết, căn bản bước đầu về chữ Nho.
    Phương pháp của chúng tôi là phương pháp bình dị, phổ thông, đi từ dễ đến khó, từ cụ thể đến trừu tượng, từ những chữ đã biết đến những chữ chưa biết – học mới, ôn cũ, nhằm luôn luôn nhắc đi, nhắc lại những chữ đã học qua, giúp cho các bạn có dịp làm quen, nhận mặt chữ thường xuyên và như thế sẽ ghi sâu vào trí nhớ.
    Với phương pháp phân tích, suy luận này sẽ rất phù hợp đối với thế hệ mới đã được tiếp thu và phân tích các môn khoa học hiện đại, tiên tiến, luôn luôn khát khao tìm cái lý cội nguồn và những ứng dụng thiết thực của các sự vật, hiện tượng. Vì đây là phần sơ nhập, nên chúng tôi cũng không quá đi sâu vào trong phần phân tích hình dạng chữ, vì e rằng như thế bài học sẽ trở nên rườm rà. Ðể bù lại, chúng tôi xin cố gắng giúp các bạn hiểu rõ được vị trí và nắm vững được cách dùng của từng chữ trong câu.
    Do đó thông thường mỗi bài được chia làm ba phần:
    1. Học tiếng (gồm âm, bộ, nghĩa, phiên âm Quốc tế và phát âm Việt ngữ).
    2. Ghép chữ, Đặt chữ vào câu đúng ngữ pháp.
    3. Nhận định về văn phạm.
    Chúng tôi sẽ cung cấp và hướng dẫn các bạn sử dụng tra cứu một số loại từ điển Việt Hán Nôm thông dụng đang có sẵn trên mạng IE và có bán trên thị trường sách hiện nay Và cuối cùng sẽ hướng dẫn các bạn cách làm một bài thơ đường luật hoàn chỉnh bằng cả Hán Nôm ngữ, giải nghĩa và dịch ra Việt ngữ.
    Cũng trong giáo trình này, ngoài phần văn xuôi, chúng tôi cũng có chọn thêm một số thi phẩm – ngũ ngôn có, thất ngôn có, nhưng không dài lắm – để các bạn có dịp ngâm nga, thưởng thức, đồng thời kiểm lại những chữ đã học qua.
    Chúng tôi ước mong rằng với giáo trình này, các bạn sẽ lần lượt tiếp thu, thực hành, hiểu nghĩa và viết được Hán tự. Kết hợp với một số loại từ điển đã được số hóa trực tuyến hoặc dưới dạng phần mềm cài đặt trực tiếp vào PC, các bạn sẽ nhập ký tự, dịch và thậm trí có thể làm thơ bằng Hán tự trong một thời gian không xa. Rất mong các bạn học tập và thực hành thành công.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...