Đồ Án Giáo trình đo lường điện tử - Dư Quang Bình - BK Đà Nẵng

Thảo luận trong 'Viễn Thông' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 11/12/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA ĐÀ NẴNG
    KHOA ĐIỆN TỬ - VIỄN THÔNG
            
    DƯ QUANG BÌNH
    ĐO LƯỜNG ĐIỆN TỬ
    ĐÀ NẴNG - 2003

    1
    CHƯƠNG 1: PHÉP ĐO VÀ KỸ THUẬT ĐO ĐIỆN TỬ
    Đo lường điện tử là phương pháp xác định trị số của một thông số nào đó ở một cấu kiện điện tử trong mạch điện tử hay thông số của hệ thống thiết bị điện tử. Thiết bị điện tử dùng để xác định giá trị được gọi là "thiết bị đo điện tử", chẳng hạn, đồng hồ đo nhiều chức năng [multimeter] dùng để đo trị số của điện trở, điện áp, và dòng điện v.v . trong mạch điện. Kết quả đo tuỳ thuộc vào giới hạn của thiết bị đo. Các hạn chế đó sẽ làm cho giá trị đo được (hay giá trị biểu kiến) hơi khác với giá trị đúng (tức là giá trị tính toán theo thiết kế). Do vậy, để quy định hiệu suất của các thiết bị đo, cần phải có các định nghĩa về độ chính xác [accuracy], độ rõ [precision], độ phân giải [resolution], độ nhạy [sensitivity] và sai số [error] . 1.1 ĐỘ CHÍNH XÁC [accuracy] Độ chính xác sẽ chỉ mức độ gần đúng mà giá trị đo được sẽ đạt so với giá trị đúng của đại lượng cần đo. Ví dụ, khi một trị số nào đó đọc được trên đồng hồ đo điện áp [voltmeter] trong khoảng từ 96V đến 104V của giá trị đúng là 100V, thì ta có thể nói rằng giá trị đo được gần bằng với giá trị đúng trong khoảng 4%. Vậy độ chính xác của thiết bị đo sẽ là 4%. Trong thực tế, giá trị 4% của ví dụ trên là 'độ không chính xác ở phép đo' đúng hơn là độ chính xác, nhưng dạng biểu diễn trên của độ chính xác đã trở thành chuẩn thông dụng, và cũng được các nhà sản xuất thiết bị đo dùng để quy định khả năng chính xác của thiết bị đo lường. Trong các thiết bị đo điện tử số, độ chính xác bằng 1 số đếm cộng thêm độ chính xác của khối phát xung nhịp hay của bộ gốc thời gian. 1.1.1 Độ chính xác của độ lệch đầy thang. Thông thường, thiết bị đo điện tử tương tự thường có độ chính xác cho dưới dạng phần trăm của độ lệch toàn thang đo [fsd - full scale deflection]. Nếu đo điện áp bằng đồng hồ đo điện áp [voltmeter], đặt ở thang đo 100V (fsd), với độ chính xác là 4%, chỉ thị số đo điện áp là 25V, số đo sẽ có độ chính xác trong khoảng 25V 4% của fsd, hay (25 - 4)V đến (25 + 4)V, tức là trong khoảng 21V đến 29V. Đây là độ chính xác 16% của 25V. Điều này được gọi là sai số giới hạn. Ví dụ trên cho thấy rằng, điều quan trọng trong khi đo là nên thực hiện các phép đo gần với giá trị toàn thang đo nếu có thể được, bằng cách thay đổi chuyển mạch thang đo. Nếu kết quả đo cần phải tính toán theo nhiều thành phần, thì sai số giới hạn của mỗi thành phần sẽ được cộng với nhau để xác định sai số thực tế trong kết quả đo. Ví dụ, với điện trở R có sai số 10% và

    2
    dòng điện I có sai số 5%, thì công suất I2R sẽ có sai số bằng 5 + 5 + 10 = 20%. Trong các đồng hồ số, độ chính xác được quy định là sai số ở giá trị đo được 1 chữ số. Ví dụ, nếu một đồng hồ có khả năng đo theo 3 chữ số hoặc 3 ½ chữ số, thì sai số sẽ là 1/103 = 0,001 = (0,1% + 1 chữ số).
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...