Chuyên Đề Giáo trình công nghệ môi trường

Thảo luận trong 'Sinh Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    TÊN ĐỀ TÀI: Giáo trình công nghệ môi trường​
    Information
    Môn học "Công nghệ môi trường" đã được đưa vào chương trình giảng dạy cho
    sinh viên ngành Khoa học Môi trường từ khi thành lập Khoa Môi trường (năm 1995).
    Cuốn sách đã tích lũy kinh nghiệm của gần chục năm thử nghiệm trên các bài giảng,
    kết hợp với việc học hỏi và tham khảo tài liệu giảng dạy môn học này của Viện Kỹ
    huật Châu Á (AIT) - Thái Lan, cũng như các tài liệu khoa học về công nghệ xử lý
    chất thải của một số nước trên thế giới và trong khu vực. Trong cuốn sách này, nhóm
    ác giả mong muốn truyền đạt những kiến thức cơ bản, kỹ năng tiến hành nghiên cứu
    xử lý chất thải phát sinh trong sản xuất công, nông nghiệp, giao thông vận tải, sinh
    hoạt .
    Bố cục của cuốn sách gồm 3 phần: xử lý các chất gây ô nhiễm không khí, xử lý
    nước và nước thải, xử lý chất thải rắn.
    Phần "Công nghệ xử lý khí thải" do ThS. Đồng Kìm Loan biên soạn bao gồm 4
    chương đầu. Trong phần này tác giả đã đề cập đến nguyên nhân và các nguồn gây ô
    nhiễm không khí, dạng của các chất thải vào bầu khí quyển, các biện pháp cải thiện
    bầu không khí nơi sinh sống và làm việc. Đặc biệt tác giả thống kê toàn bộ các phương
    pháp đã được áp dụng trong thực tế để xử lý bụi và khí thải độc hại, mà điển hình là
    các công nghệ của Nhật Bản.
    Phần "Công nghệ xử lý nước thải" gồm từ chương 5 đến chương 10 do PGS. TS.
    Trịnh Thị Thanh biên soạn đã trình bày các phương pháp cơ bản để xử lý nước và
    nước thải. Tác giả đã tập trung phần lý thuyết của các quá trình xử lý sinh học và minh
    họa bằng các ví dụ tiêu biểu cho một số ngành sản xuất công nghiệp.
    Phần "Công nghệ xử lý chất thải rắn" do TS. Trần Yêm biên soạn gồm 3 chương
    cuối của giáo trình. Phần này bao gồm các biện pháp (hệ thống) thu gom chất thải rắn
    đô thị, nông thôn; công nghệ xử lý chất thải (sử dụng lại, tái chế, làm phân compost,
    sản xuất khí sinh học) và công nghệ chôn lấp chất thải.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...