Tài liệu Giáo trình cơ sở truyền nhiệt 1 ( PGS.TS Nguyễn Bốn )

Thảo luận trong 'Cơ Khí' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu


    CHƯƠNG 1 . CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN CỦA TRUYỀN NHIỆT


    1.1. đối tượng và phương pháp nghiên cứu của truyền nhiệt(TN)

    1.1.1. Đối tượng nghiên cứu của TN

    Truyền nhiệt là một môn khoa học nghiên cứu luật phân bố nhiệt độ và

    các luật trao đổi nhiệt(TĐN) trong không gian và theo thời gian giữa các vật có

    nhiệt độ khác nhau.

    Các vật (hoặc hệ vật) đượng nghiên cứu có thể là vật rắn, chất lỏng hay

    chất khí. Luật phân bố nhiệt độ là qui luật cho biết nhiệt độ trong vật thay đổi thế

    nào theo toạ độ (x, y, z) và thời gian (τ). Luật trao đổi nhiệt độ là quy luật cho

    biết phương chiều và độ lớn của dòng nhiệt q [W/m2] đi qua 1 điểm bất kỳ bên

    trong hoặc trên biên W của vật V.

    1.1.2. Mục đích nghiên cứu và ứng dụng của TN.

    Mục đích nghiên cứu của truyền nhiệt là lập ra các phương trình hoặc

    công thức cho phép tính được nhiệt độ và dòng nhiệt trong các mô hình TĐN

    khác nhau.

    Các qui luật truyền nhiệt có thể được ứng dụng để:

    1) Tìm hiểu, giải thích, lợi dụng các hiện tượng trong tự nhiên;

    2) Khảo sát, điều chỉnh, kiểm tra các quá trình trong công nghệ;

    3) Tính toán, thiết kế, chế tạo các thiết bị TĐN.

    1.1.3. Phương pháp nghiên cứu của TN

    Khi nghiên cứu TN nhiệt người ta có thể sử dụng mọi phương pháp của

    các ngành khoa học tự nhiên khác, bao gồm cả lý thuyết và thực nghiệm.

    Phương pháp lý thuyết dựa trên các định luật vật lý, lập hệ phương trình

    mô tả hiện tượng TĐN, giải nó bằng phương pháp giải tích(hoặc phương pháp

    toán tử, hoặc bằng các phương pháp số như sai phân hữu hạn hay phần tử hữu

    hạn) để tìm hàm phan bố nhiệt độ và các công thức tính nhiệt.

    Phương pháp thực nghiệm dựa vào lý thuyết đồng dạng, lập mô hình, thí

    nghiệm, đo và xử lý các số liệu, trình bày kết quả ở dạng bảng số, đồ thị hoặc

    công thức thực nghiệm.

    Phương pháp thực nghiệm cần nhiều thiết bị, công sức và thời gian, nhưng

    có phạm vi áp dụng rộng và là công cụ không thể thiếu để kiểm định độ chính

    xác của lý thuyết.

    1.2. Các khái niệm cơ bản của truyền nhiệt

    1.2.1. Trường nhiệt độ.

    Để mô tả quy luật phân bố nhiệt độ trong không gian và thời gian người ta

    dùng trường nhiệt độ.

    Trường nhiệt độ là tập hợp các giá trị nhiệt độ tức thời tại mọi điểm trong

    vật khảo sát trong khoảng thời gian xét.

    Trường nhiệt độ là một trường vô hướng, đơn trị, có phương trình mô tả là

    t = t(M(x, y, z), τ), ∀M(x, y, z) ∈ V và ∀τ ∆τ xét. Hàm số t(M(x, y, z), τ) chính

    là luật phân bố nhiệt độ trong vật V mà ta cần tìm.

    . . .
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...