Tài liệu Giáo trình Cơ khí nông nghiệp - Máy nông nghiệp

Thảo luận trong 'Cơ Khí' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Trong công cuộc công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước, việc cơ giới hóa
    sản xuất nông nghiệp là một khâu không thể thiếu của công cuộc này. Cơ giới hóa
    sẽ làm thay đổi phương thức sản xuất, giảm nhẹ sức lao động cho con người, nâng
    cao năng suất lao động, giảm chi phí trong sản xuất nông nghiệp. Nhờ cơ giới hoá
    mà bộ mặt của nông thôn thay đổi, phát triển thành một nông thôn văn minh, hiện
    đại vì cơ giới hóa sản xuất nông nghiệp cũng là tiền đề cho việc phát triển cơ sở hạ
    tầng nông thôn. Cơ sở hạ tầng phát triển sẽ giúp cho các ngành kinh tế khác ở
    nông thôn cũng sẽ phát triển như thủ công nghiệp, công nghiệp, dịch vụ v.v .
    Khi sử dụng cơ giới hoá trong sản xuất nông nghiệp sẽ đạt được những ưu
    điểm như sau:
    - Nâng cao năng suất lao động ví dụ: việc cuốc đất, một người khỏe mạnh chỉ
    có thể cuốc được 40 m
    2
    /h. Nếu sử dụng sức kéo của súc vật là trâu bò, một con
    trâu có thể cày được 300 m
    2
    /h. Nếu sử dụng máy kéo nhỏ năng suất nâng cao lên
    từ 360 - 720 m
    2
    /h còn khi sử dụng máy kéo lớn thì năng suất là 0,5 ha/h. Ngoài ra
    khi làm thủ công thì chỉ lao động được một thời gian ngắn trong ngày còn khi sử
    dụng máy thời gian làm việc có thể tăng lên từ 2-3 lần nên năng suất khi sử dụng
    máy cao gấp nhiều lần so với lao động thủ công.
    - Giải quyết được yêu cầu bức thiết về thời vụ, sản xuất nông nghiệp mang
    tính chất thời vụ rất chặt chẽ. Tùy loại cây trồng, tùy tính hòa hợp với điều kiện
    sống môi trường, tùy đặc điểm sinh trưởng, cây trồng đòi hỏi điều kiện sống, phát
    triển, cho năng suất và thời lịch trong năm như là một điều kiện tiên quyết không
    thể thiếu. Thời gian để thực hiện mồi công đoạn canh tác sẽ được rút ngắn do khi
    sử dụng máy ta có thể làm nhiều ca/ngày, đây là việc mà khi làm thủ công không
    thể thực hiện được. Nhờ vậy mà ta có thể tăng thêm vụ sản xuất (hệ số sử dụng
    đất) từ 1- 2 vụ lên 2 -3 vụ/năm, tăng thu nhập cho người sản xuất.
    - Chất lượng của công việc khi sử dụng máy cao hơn so với canh tác thủ công,
    khả năng đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật nông học dễ dàng hơn. Trong một số khâu
    canh tác đặc biệt để đạt được yêu cầu kỹ thuật nông học thì không thể làm thủ
    công mà phải dùng máy như cày ngầm, cày khai hoang. Cũng như vậy trong việc
    cải tạo nâng cao độ phì của đất, tăng chiều sâu canh tác đối với đất bạc màu hoặc
    đất có độ sâu canh tác nhỏ, với các loại đất này phải làm đất thành nhiều lớp do
    vậy bắt buộc phải dùng máy mới có khả năng đáp ứng được. Chất lượng công việc
    là một đòi hỏi rất quan trọng của quá trình canh tác trong nông nghiệp. Các nhà
    nông học đặt ra những yêu cầu nông học rất chặt chẽ cho từng công đoạn của mỗi
    quy trình sản xuất nông nghiệp. Dù làm bằng tay hay cơ giới thì cũng phải đáp 139
    ứng các yêu cầu nông học này. Vì vậy trong quá trình canh tác, đánh giá chất
    lượng công việc, tức là được so sánh với các yêu cầu kỹ thuật nông học đặt ra.
    Đặc biệt trong nông nghiệp có nhiều loại cây trồng nên có nhiều yêu cầu kỹ thuật
    nông học khác nhau.
    Trong công đoạn thu hoạch và sau thu hoạch yêu cầu về chất lượng còn cao
    hơn nữa, đặc biệt với các sản phẩm dùng cho xuất khẩu. Ví dụ như để nâng cao
    chất lượng gạo để xuất khẩu thì chỉ tiêu quan trọng nhất là tỷ lệ gạo gẫy, vỡ phải
    nhỏ. Muốn đạt được yêu cầu này ngoài việc phải sử dụng nhiều loại máy hiện đại
    còn cần phải khống chế độ ẩm của hạt khi đưa vào chế biến, thời gian sơ chế và
    phương pháp bảo quản điều này nếu chỉ dùng lao động thủ công thì khó thực hiện
    được hoặc sẽ làm giảm chất lượng thành phẩm.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...