Tài liệu Giáo trình bệnh động vật thủy sản - trần thị hà – nguyễn chiến văn

Thảo luận trong 'Nông - Lâm - Ngư' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    TRƯỜNG CAO ĐẲNG THỦY SẢN
    Biên soạn: TRẦN THỊ HÀ – NGUYỄN CHIẾN VĂN
    GIÁO TRÌNH
    BỆNH ĐỘNG VẬT THỦY SẢN
    (Dùng cho học viên bậc công nhân kỹ thuật nuôi trồng thủy sản)


    LỜI GIỚI THIỆU
    Để có năng suất nuôi các đối tượng động vật thủy sản cao, lợi nhuận nhiều thì
    người nuôi có thể tăng mật độ giống thả, tăng cường thức ăn, áp dụng các biện
    pháp kỹ thuật . Tuy nhiên khi thực hiện công việc này sẽ sinh ra môi trường dễ bị
    dơ bẩn, sinh vật hại động vật thủy sản có điều kiện phát triển và có nhiều tác hại
    khác nhau đối với đối tượng nuôi, trong đó có dịch bệnh.
    Việc nghiên cứu bệnh động vật thủy sản còn rất mới mẻ (nhất là bệnh tôm), ra
    đời sau khi nghiên cứu bệnh của người và gia súc.
    Trên thế giới nhiều nước đi sâu nghiên cớu bệnh cá nhất là các nước: Liên xô
    cũ, Mỹ, Trung Quốc, Tiệp Khắc, Canada .
    Ở Việt Nam, vấn đề nghiên cứu bệnh cá được chú trọng và phát triển sau hòa
    bình lập lại: bắt đầu tiến hành điều tra cơ bản, tiến tới xác định khu hệ ký sinh
    trùng, áp dụng kết quả nghiên cứu của các nước trên thế giới. Song việc nghiên
    cứu vẫn còn rời rạc, việc đầu tư của nhà nước còn hạn chế. Vì vậy một trong những
    nhân tố sinh học làm hạn chế việc phát triển nghề nuôi động vật thủy sản là dịch
    bệnh. Dịch bệnh phát sinh và lây lan trên qui mô đã gây nhiều tổn thất cho người
    nuôi nói riêng và ngành thủy sản nói chung.
    Mục đích của cuốn sách này nhằm giới thiệu với người đọc một số hiều biết
    cơ bản về các loại bệnh, nắm bắt một số đặc điểm lý hóa của một số loại thuốc,
    nguyên tắc chọn thuốc và phương pháp phòng trị bệnh cho động vật thủy sản đạt
    hiệu cao.
    Khóa học này được sự trợ giúp bởi các tài liệu:
    + Bài giảng bệnh tôm các. Trường trung học thủy sản IV
    + Mai Văn Bích, Hà Trang, 1984. Bệnh cá và cách phòng chữa. Nhà xuất bản
    nông nghiệp.
    + Bùi Quang Tề, Vũ Thị Tám, 1994. Những bệnh thường gặp của tôm cá nuôi
    ở đồng bằng sông Cửu Long và biện pháp phòng trị. Nhà xuất bản nông nghiệp
    Thành phố Hồ Chí Minh.
    + Nguyễn Văn Hảo, 1995. Bệnh tôm và biện pháp phòng trị. Nhà xuất bản
    nông nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh.
    + Bùi Quang Tề, 1998. Giáo trình bệnh động vật thủy sản. Nhà xuất bản nông
    nghiệp Hà Nội.
    + Bùi Quang Tề, 2004. Bệnh của tôm nuôi và biện pháp phòng trị. Nhà xuất
    bản Nông nghiệp Hà Nội.
    + Đỗ Thị Hòa, Bùi Quang Tề, Nguyễn Hữu Dụng và Nguyễn Thị Muội, 2004.
    Bệnh học thủy sản. Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nội.

    ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC
    Bài 1: Bài mở đầu
    1.1. Nhiệm vụ, nội dung, vị trí môn học
    1.2. Quan hệ với các môn học khác
    1.3. Vài nét về lịch sử phát triển môn học
    Bài 2: Khái niệm cơ bản về bệnh và phương pháp chẩn đoán bệnh động vật
    thuỷ sản
    2.1. Khái niệm cơ bản về bệnh
    2.2. Mối quan hệ giữa các nhân tố gây bệnh cho ĐVTS
    2.3. Phương pháp chẩn đoán bệnh động vật thuỷ sản
    Bài 3: Thuốc và các biện pháp tổng hợp phòng trị bệnh động vật thủy sản.
    3.1. Thuốc
    3.2. Các biện pháp tổng hợp phòng trị bệnh động vật thủy sản
    Bài 4. Bệnh truyền nhiễm
    4.1. Những bệnh do Virus gây ra ở động vật thuỷ sản.
    4.2. Những bệnh do Vi khuẩn gây ra ở động vật thuỷ sản.
    4.3. Những bệnh do Nấm gây ra ở động vật thuỷ sản.
    Bài 5: Bệnh Ký sinh trùng
    5.1. Nhóm ký sinh trùng đơn bào.
    5.2. Nhóm ký sinh trùng đa bào.
    Bài 6: Bệnh dinh dưỡng, môi trường và sinh vật hại động vật thuỷ sản
    6.1. Bệnh do dinh dưỡng.
    6.2. Bệnh do môi trường.
    6.3. Sinh vật hại động vật thuỷ sản.


    MỤC TIÊU HỌC
    Bài1: Bài mở đầu
    1.1. Nhiệm vụ, nội dung, vị trí môn học
    1.1.1 Nói rõ nhiệm vụ của môn học
    1.1.2 Trình bày nội dung của môn học
    1.1.3 Nêu bật vị trí môn học
    1.2. Quan hệ với các môn học khác
    1.2.1 Nói rõ mối quan hệ với các môn cơ bản cơ sở
    1.2.2 Nói rõ mối quan hệ với các môn hoá học
    1.2.3 Nêu bật mối quan hệ với các môn chuyên ngành
    1.2.4 Nói rõ mối quan hệ với y học thú y
    1.3. Lịch sử phát triển của môn học
    1.3.1 Nói rõ sự ra đời của môn học trên thế giới
    1.3.2 Nói rõ sự ra đời của môn học ở Việt Nam
    Bài 2: Khái niệm cơ bản về bệnh và phương pháp chẩn đoán bệnh ĐVTS
    2.1. Khái niệm cơ bản về bệnh
    2.1.1 Trình bày khái niệm cơ bản về bệnh truyền nhiễm
    2.1.2 Trình bày khái niệm cơ bản vvề bệnh ký sinh trùng
    2.1.3 Trình bày khái niệm cơ bản về bệnh lý
    2.2. Mối quan hệ giữa các nhân tố gây bệnh cho ĐVTS
    2.2.1. Ảnh hưởng của các yếu tố môi trường
    2.2.2. Cho biết tác hại của mầm bệnh
    2.2.3. Nêu vai trò của ký chủ
    2.2.4 Nêu rõ mối quan hệ giữa các nhân tố gây bệnh cho ĐVTS
    2.3. Phương pháp chẩn đoán bệnh động vật thủy sản
    2.3.1 Trình bày phương pháp điều tra hiện trường
    2.3.2 Trình bày phương pháp kiểm tra cơ thể động vật thuỷ sản
    Bài 3: Thuốc và các phương pháp phòng trị bệnh
    3.1. Thuốc
    3.1.1. Nói rõ tác dụng của thuốc
    3.1.2. Nói rõ các nhân tố ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc
    3.1.3. Trình bày các nguyên tắc chọn thuốc
    3.1.4. Cho biết một số loại thuốc dùng phòng trị bệnh
    3.2. Các biện pháp tổng hợp phòng trị bệnh
    3.2.1. Trình bày biện pháp cải tạo và vệ sinh môi trường nuôi ĐVTS
    3.2.2. Trình bày các biện pháp tiêu diệt nguồn gốc gây bệnh
    3.2.3. Nói rõ vì sao phải tăng cường sức đề kháng cho ĐVTS
    Bài 4: Bệnh truyền nhiễm
    4.1. Bệnh virus ở động vật thuỷ sản thường gặp ở Việt Nam
    4.1.1. Trình bày bệnh xuất huyết ở họ cá chép
    4.1.2. Trình bày bệnh xuất huyết ở cá trắm cỏ
    4.1.3. Trình bày bệnh tế bào Lympho ở cá
    4.1.4. Trình bày hội chứng dịch bệnh lở loét ở cá
    4.1.5. Trình bày bệnh MBV ở tôm sú
    4.1.6. Trình bày hội chứng dịch bệnh đốm trắng do virus ở giáp xác
    4.1.7. Trình bày bệnh đầu vàng ở tôm he
    4.1.8. Trình bày hoại tử ở cơ quan tạo máu ở tôm he
    4.1.9. Trình bày bệnh Parvovirus gan tụy tôm he
    4.1.10. Trình bày hội chứng Taura ở tôm he chân trắng
    4.1.11. Trình bày bệnh hoại tử mắt ở tôm
    4.1.12. Trình bày bệnh máu trắng ở cua
    4.1.13. Trình bày bệnh run chân ở cua
    4.1.14. Trình bày bệnh hoại tử thần kinh ở cá biển
    4.2. Bệnh vi khuẩn ở động vật thuỷ sản thường gặp ở Việt Nam
    4.2.1. Trình bày bệnh nhiễm trùng máu
    4.2.2. Trình bày bệnh do vi khuẩn Pseudomonas
    4.2.3. Trình bày bệnh do vi khuẩn Vbrio
    4.2.4. Trình bày bệnh do vi khuẩn Streptococcus ở cá
    4.2.5. Trình bày bệnh do vi khuẩn Mycobacterium
    4.2.6. Trình bày bệnh thối mang ở cá
    4.2.7. Trình bày bệnh đục cơ ở tôm càng xanh
    4.3. Bệnh nấm ở động vật thuỷ sản
    4.3.1 Trình bày bệnh nấm mang ở cá
    4.3.2 Trình bày bệnh nấm thuỷ mi ở ĐVTS nước ngọt
    4.3.3 Trình bày bệnh nấm ở ĐVTS nước mặn
    Bài 5: Bệnh ký sinh trùng
    5.1. Nhóm ký sinh trùng đơn bào
    5.1.1. Trình bày bệnh do ngành trùng vi bào tử
    5.1.2. Trình bày bệnh do ngành trùng thích bào tử
    5.1.3. Trình bày bệnh do ngành trùng lông
    5.2. Nhóm ký sinh trùng đa bào
    5.2.1. Trình bày bệnh do ngành giun dẹp
    5.2.2. Trình bày bệnh do ngành giun tròn
    5.2.3. Trình bày bệnh do ngành giun đầu móc
    5.2.4. Trình bày bệnh do ngành giun đốt
    5.2.5. Trình bày bệnh do ngành chân đốt
    Bài 6: Bệnh dinh dưỡng, môi trường và sinh vật hại động vật thuỷ sản
    6.1. Bệnh dinh dưỡng
    6.1.1. Trình bày bệnh dinh dưỡng ở cá
    6.1.2. Trình bày bệnh dinh dưỡng ở tôm
    6.2. Bệnh do môi trường
    6.2.1. Trình bày bệnh do yếu tố vô sinh
    6.2.2. Trình bày bệnh do yếu tố hữu sinh
    6.3. Sinh vật hại động vật thuỷ sản
    6.3.1. Trình bày tác hại của thực vật
    6.3.2. Trình bày tác hại của giáp xác chân chèo
    6.3.3. Trình bày tác hại của côn trùng
    6.3.4. Trình bày tác hại của cá dữ
    6.3.5. Trình bày tác hại của lưỡng thê
    6.3.6. Trình bày tác hại của bò sát
    6.3.7. Trình bày tác hại của các loài chim
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...