Tiểu Luận Giao tiếp và ẩm thực trong du lịch

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Mục lục
    Mở đầu

    1. Những vấn đề chung về giao tiếp trong du lịch
    1.1. Khái niệm giao tiếp du lịch
    1.2. Vai trò của giao tiếp trong du lịch
    2. ẩm thực và giao tiếp trong kinh doanh du lịch
    2.1. Tổng quan văn hóa ẩm thực
    2.2. ẩm thực trong du lịch
    2.3. Giao tiếp và ẩm thực trong kinh doanh du lịch
    3. Những đề xuất về giao tiếp trong văn hóa ẩm thực
    3.1. Những vấn đề còn tồn tại trong giao tiếp và ẩm thực trong du lịch
    3.2. Một số đề xuất
    Kết luận
    Tài liệu tham khảo

    Mở đầu

    Nếu giao tiếp là thường xuyên ở bất cứ thời gian nào và thường trực trong bất cứ một không gian lịch sử và xã hội nào thì văn hóa giao tiếp lại là sản phẩm của từng lúc, từng nơi. Văn hóa giao tiếp phụ thuộc đồng thời cũng phản ánh và thậm chí tác động trở lại với rất nhiều điều kiện và hoàn cảnh xã hội, kinh tế, tự nhiên cũng như từng cá nhân và năm tháng nữa. Dù chỉ là một khía cạnh của văn hóa nói chung, song văn hóa giao tiếp cũng là cả một lĩnh vực tổ hợp của nhiều yếu tố: ăn, mặc, nói năng, ứng xử
    ẩm thực được sử dụng như là một phương tiện để giao tiếp. Thông qua ẩm thực, người ta có thể hiểu biết về cả một nền văn hóa, một lối sống cách ứng xử. ẩm thực lúc đó không chỉ dừng lại ở nghệ thuật trình diễn các món ăn mà còn là nơi để hội ngộ, giao lưu, là nơi để cộng cảm với nhau. Giao tiếp trong các bữa ăn có những đặc trưng riêng khác với giao tiếp trong các buổi đón tiếp xã giao hay giao tiếp trong quá trình tham quan hay giao tiếp ở những khung cảnh khác. Giao tiếp và ẩm thực có một mối quan hệ ngầm, kín hơn. Người ta mượn ẩm thực để giao tiếp với nhau. Trong các bữa ăn, ngôn ngữ và cử chỉ trong giao tiếp không còn đóng vai trò quan trọng nhất mà lại là không khí của bữa ăn, cách sử dụng và thưởng thức các món ăn. Người ta không cần dùng quá nhiều lời nói hay động tác mà chủ yếu du khách tự cảm nhận theo cách riêng của mình. Cảm nhận theo cách nào lại phụ thuộc vào văn hóa của từng nơi và tâm lý của từng đối tượng khách khác nhau. Trong du lịch, ăn uống là một hợp phần không thể thiếu bên cạnh tham quan và giải trí. Cách ứng xử, phục vụ, văn hóa giao tiếp tại điểm du lịch, đặc biệt là trong các bữa ăn tổ chức cho khách du lịch có thể tạo ấn tượng tốt đẹp cho khách du lịch và thúc đẩy mong muốn của họ tiêu dùng thêm các dịch vụ.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...