Luận Văn Giao thức sip trong voip (session initiation protocol: Giao thức báo hiệu điều khiển)

Thảo luận trong 'Công Nghệ Thông Tin' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC

    Lời Mở Đầu

    I . Tổng quan về giao thức SIP

    1. Tổng quan về RFC

    2. Tổng quan về giao thức SIP

    3. Nguồn gốc sự phát triển của SIP

    II. Các thành phần bên trong mạng SIP

    1. SIP User Agent

    2. SIP Server

    3. Mối liên hệ giữa các thành phần trong mạng SIP

    4. Bản tin SIP

    4.1 SIP Response

    4.2 SIP Request

    4.3 Các trường Header

    4.4 Message Body

    4.5 Cấu trúc bản tin SIP

    5. Chức năng của SIP

    5.1 Thiết lập,sửa đổi và kết thúc phiên

    5.2 Tính di động của người sử dụng

    6. Thiết lập và hủy cuộc gọi SIP

    III. Các giao thức hỗ trợ trong SIP

    1. RSVP ( Reource Revervation Protocol ) : Giao thức chiếm trước tài nguyên mạng.

    2. RTP ( Real Time Tranpsport Protocol ) : Giao thức vận chuyển thời gian thực

    3. RTCP (Real-Time Transport Control Protocol)odd port-port lẻ

    4. RTSP ( Real Time Streaming Protocol ) : Giao thức tạo luồng thời gian thực .

    5. SDP ( Session Description Protocol ) : Giao thức mô tả phiên kết nối đa phương tiện

    6. MIME ( Multipurpose Internet mail Extension – Mở rộng thư tín Internet đa mục đích

    7. HTTP ( Hypertext Transfer protocol ) : Giao thức truyền siêu văn bản

    IV. Kết luận

    V . Demo

    1. Mục tiêu và mô hình

    2. Công cụ Demo

    3. Các bước

    4. Kết quả




    LỜI MỞ ĐẦU

    Trước đây khi đề cập đến VoIP, tiêu chuẩn quốc tế thường đề cập đến là H.323. Giao thức H.323 là chuẩn do ITU-T phát triển cho phép truyền thông đa phương tiện qua các hệ thống dựa trên mạng chuyển mạch gói, tập giao thức H.323 bao gồm rất nhiều giao thức con bên trong nó như H.245, H225, Q.931 hoạt động dựa trên H.323 là rất chặt chẽ và phức tạp. Những năm trở lại đây thì giao thức SIP lại chiếm ưu thế và dần dần thay thế H.323.

    I. TỔNG QUAN VỀ GIAO THỨC SIP :

    1. Tổng quan về RFC :

    Trong kỹ thuật mạng máy tính, các tài liệu RFC (Request For Comments - RFC) là 1 loạt các bản ghi nhớ chứa những nghiên cứu mới, những phương pháp luận ứng dụng cho công nghệ internet.

    Thông qua Hội đồng Internet (Internet Society) các kỹ sư và các nhà khoa học máy tính có thể công bố luận văn dưới hình thức là một bản ghi nhớ RFC để cho những đồng nghiệp khác phê bình hoặc chỉ đơn thuần là để thông báo những tin tức hoặc quan điểm mới về mặt kỹ thuật. Tổ chức chuyên trách kỹ thuật liên mạng (IETF – Internet Engineering Task Force) chấp nhận những lý thuyết đã được công bố trong các RFC và đã được ứng dụng thực tế như là những tiêu chuẩn cho Internet.

    Mỗi một bản RFC chỉ có duy nhất một số đăng ký,một khi số đăng ký đã được công bố thì nó sẽ không bao giờ được sữa chữa hay bị hủy bỏ. Nếu cần được chỉnh sửa thì tác giả của nó sẽ công bố các bản chỉnh sữa vì vậy các bản RFC bị lỗi thời bởi những bản mới hơn của chính nó. Hàng loạt các RFC đã đăng ký hình thành nên lịch sử tiến triển của tiêu chuẩn Internet .

    Tiến trình kiến tạo RFC không giống với những tiến trình tiêu chuẩn hóa do những tổ chức chính quy về tiêu chuẩn như ANSI thường làm. Những chuyêng gia về kỹ thuật mạng và truyền thông có thể tự đề bạt một bản dự thảo Internet (Internet Draft) mà không cần sự hỗ trợ từ những cơ quan bên ngoài. Những bản RFC được công nhận thường được công bố với sự phê chuẩn của IETF và đa số là do những chuyên gia tham dự trong các nhóm điều hành của IETF thi hành. Khi mới bắt đầu chúng chỉ là những bản dự thảo Internet, cách xắp xếp này cho phép những bản dự thảo này được thông qua những vòng thăm dò ý kiến ban đầu từ những đồng nghiệp trước khi tài liệu được hoàn thành và thanh lọc để trở thành những bản RFC.

    Truyền thống của RFC là dựa vào tính thực dụng, kinh nghjệm từng trải, quyền tiêu chuẩn hóa những bản thảo thông qua thực tế đạt được bởi các cá nhân hoặc một nhóm cộng tác nhỏ. Điều này có ưu điểm đó là hơn rất nhiều so với quy trình chính quy do hội đồng điều khiển mà chúng ta thường thấy ở ANSI hoặc ISO.

    Các bản RFC đã từng nổi tiếng vì chất lượng của chúng. Trong các bản RFC chúng ta vừa không gặp những sự nhập nhằng,khó hiểu là một vấn đề phổ biến trong các bản thiết kế dự thảo, vừa không có những chức năng ngoài dự kiến do sai lầm của hội đồng gây ra đó là những điều ám ảnh đối với các tiêu chuẩn chính quy. Và chúng đang mở đường cho một mạng lưới đang phát triển tới tầm cỡ toàn cầu.

    Hình thức RFC được khởi đầu vào năm 1969, khi nó là một phần trong hội thảo của dự án ARPANET. Hiện nay, nó là kênh công bố chính thức của IETF, của Ủy Ban Kiến Trúc Mạng ( Internet Architecture Board – IAB) và ở mức độ nào đó là của cộng đồng những kỹ sư nghiên cứu về mạng lưới truyền thông máy tính toàn cầu.

     

    Các file đính kèm:

Đang tải...