Đồ Án Giao thức báo hiệu sip trong mạng ngn

Thảo luận trong 'Viễn Thông' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 13/12/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC
    MỤC LỤC 1
    DANH MỤC HÌNH VẼ, BẢNG BIỂU 4
    BẢNG PHÂN CÔNG THỰC HIỆN ĐỀ TÀI. 5
    LỜI MỞ ĐẦU 6
    PHẦN MỘT: GIỚI THIỆU VỀ MẠNG VIỄN THÔNG THẾ HỆ TIẾP THEO NGN. 7
    1.1. Khái niệm : 7
    1.2. Các đặc điểm của mạng NGN: 7
    1.3. Kiến trúc NGN : 8
    2.1. Megaco/ H.248. 9
    2.2. BICC 9
    2.3. SIP 10
    2.4. H323. 10
    2.5. MGCP: Media Gateway Control Protocol 10
    PHẦN HAI: GIAO THỨC SIP 12
    I. Giới thiệu 12
    II. Đặc điểm và cấu trúc của SIP 13
    2.1 Các đặc điểm của SIP. 13
    2.2.Cấu trúc của SIP: 13
    III. Khái quát về hoạt động của SIP 15
    3.1. Địa chỉ SIP. 15
    3.2. Quá trình định vị tới máy chủ SIP. 16
    3.3. Giao dịch SIP. 16
    3.4. Lời mời SIP. 17
    3.5. Định vị người dùng. 18
    3.6. Thay đổi một phiên hiện tại 18
    IV. Các loại bản tin SIP 19
    4.1. Bản tin yêu cầu (Request) 20
    4.2. Bản tin phúc đáp (Response) 21
    V.Tính năng và ứng dụng của SIP 22
    5.1.Tính năng. 22
    5.2. Ứng dụng của SIP. 24
    KẾT LUẬN 26
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 27
    PHẦN MỘT: GIỚI THIỆU VỀ MẠNG VIỄN THÔNG THẾ HỆ TIẾP THEO NGN.
    I. Khái niệm, đặc điểm, cấu trúc mạng NGN
    1.1. Khái niệm :
    Khái niệm mạng thế hệ tiếp theo NGN ( Next Generation Network ) ra đời gắn liền với việc tái kiến trúc mạng, tận dụng tất cả các ưu thế về công nghệ tiên tiến nhằm đưa ra nhiều dịch vụ mới, mang lại nguồn thu mới và góp phần làm giảm chi phí đầu tư, khai thác ban đầu cho các nhà kinh doanh. Cho tới nay, mặc dù các tổ chức viễn thông quốc tế và các nhà cung cấp thiết bị viễn thông trên thế giới đều rất quan tâm và nghiên cứu về chiến lược phát triển NGN. Song vẫn chưa có một định nghĩa cụ thể nào chính xác cho NGN. Do đó, định nghĩa NGN nêu ra ở đây không thể bao hàm hết ý nghĩa của mạng thế hệ mới nhưng là khái niệm chung nhất khi đề cập đến NGN.
    NGN được ITU-T định nghĩa như sau:
    “Mạng thế hệ tiếp theo ( NGN ) là mạng dựa trên nền gói có thể cung cấp các dịch vụ truyền thông và có thể tận dụng được các dải băng tần rộng, các công nghệ truyền tải với QoS cho phép và ở đó các chức năng lien quan đến dịch vụ sẽ độc lập với các công nghệ truyền tải ở lớp dưới. NGN cho phép người dùng truy nhập không hạn chế tới các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông khác nhau. NGN hỗ trợ tính lưu động nói chung để có thể cung cấo dịch vụ thích hợp và rộng khắp tới các người dùng”.
    Định nghĩa NGN của ETSI ( European Telecommunication Standards Institude ) có tác dụng định hướng mọi hành động do ETSI tiến hành trên lĩnh vực này:
    “ NGN là mạng được phân chia thành các lớp và các mặt phẳng, sử dụng các giao diện mở nhằm đưa ra cho các nhà khai thác mạng và cung cấp một nền tảng thông tin kiến tạo, triển khai và quản lý các dịch vụ bao gồm cả các dịch vụ đã có và các dịch vụ trong tương lai.”
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...