Thạc Sĩ Giao thông vận tải đường bộ miền Bắc Việt Nam trong kháng chiến chống Mĩ cứu nước 1954 - 1975

Thảo luận trong 'Lịch Sử' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu

    1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

    MỞ ĐẦU



    Cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước của dân tộc ta kết thúc bằng Đại thắng mùa Xuân năm 1975 là một cuộc chiến tranh yêu nước vĩ đại, một cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc và bảo vệ Tổ quốc tiêu biểu của nhân dân ta. Thắng lợi này "mãi mãi được ghi vào lịch sử dân tộc ta một trong những trang chói lọi nhất, một biểu tượng sáng ngời về sự toàn thắng của chủ nghĩa anh hùng cách mạng và trí tuệ con người, và đi vào lịch sử thế giới như một chiến công vĩ đại của thế kỉ XX, một sự kiện có tầm quan trọng quốc tế to lớn và có tính thời đại sâu sắc" [42, tr.271]. Đó là một trong những thắng lợi vĩ đại nhất, hiển hách nhất trong lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc.
    Thắng lợi cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước là thắng lợi của sức mạnh đoàn kết toàn dân, là thắng lợi của sự lãnh đạo sáng suốt, tài tình của Đảng ta, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh. Trong cuộc kháng chiến vĩ đại này, giao thông vận tải, nhất là các tuyến đường bộ có một vị trí cực kì quan trọng. Có thể khẳng định đây là một trong những nhân tố có vai trò quyết định đưa cuộc kháng chiến vĩ đại của dân tộc ta đến thắng lợi hoàn toàn.
    Trong thư gửi cán bộ, nhân dân Trung Bộ năm 1947, Chủ tịch Hồ Chí

    Minh viết:

    "Giao thông là mạch máu của mọi việc. Giao thông tắc thì việc gì cũng tắc.
    Giao thông tốt thì việc gì cũng dễ dàng " [10. tr,4].

    Giao thông vận tải được xem là mạch máu nối liền hậu phương lớn miền Bắc với tiền tuyến lớn miền Nam. Suốt những năm chiến tranh, đây là một mặt trận nóng bỏng. Trên mặt trận này, cuộc chiến đấu giữa ta và địch
    diễn ra rất quyết liệt. Đánh phá giao thông nhằm cắt đứt sự chi viện của hậu




    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

    phương lớn miền Bắc cho tiền tuyến lớn miền Nam luôn là mục tiêu chiến lược của đế quốc Mĩ. Vì thế, trong suốt cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam, đế quốc Mĩ đã sử dụng một khối lượng lớn máy bay, tàu chiến dội xuống một khối lượng bom đạn khổng lồ nhằm vào những vùng giao thông trọng điểm của ta.
    Vì độc lập tự do, vì chủ nghĩa xã hội, quân và dân Việt Nam đã phát huy cao độ chủ nghĩa anh hùng cách mạng, vượt qua muôn vàn gian khổ, thử thách, hi sinh, đánh thắng quân Mĩ. Dưới mưa bom bão đạn của kẻ thù, nhiều tuyến đường giao thông vẫn được xây dựng, đồng thời công tác phục hồi, sửa chữa các đường giao thông bị địch đánh phá vẫn được thực hiện. Với quyết tâm "Đánh địch mà đi, mở đường mà tiến" ,"Sống bám trụ cầu đường, chết kiên cường dũng cảm", "Xe chưa qua, nhà không tiếc" , quân và dân ta đã trụ bám kiên cường ở những trọng điểm, quyết giữ vững mạch máu giao thông, đảm bảo sự chi viện toàn diện, liên tục, mạnh mẽ của hậu phương cho tiền tuyến, góp phần to lớn vào thắng lợi của sự nghiệp chống Mĩ cứu nước. Tổ quốc Việt Nam đời đời ghi công những chiến sĩ trên mặt trận giao thông vận tải đã cống hiến tâm lực, xương máu và tuổi xuân của mình để giữ vững mạch máu giao thông thông suốt bảo đảm yêu cầu đánh Mĩ và thắng Mĩ.
    Việc nghiên cứu về Giao thông vận tải đường bộ trong kháng chiến chống Mĩ cứu nước 1954 - 1975 không chỉ tái hiện bức tranh về những năm tháng chống Mĩ cứu nước hào hùng nói chung, về các tuyến đường giao thông chiến lược nói riêng, tiêu biểu là "con đường huyền thoại" - Đường Hồ Chí Minh trên bộ, mà còn góp phần làm sáng tỏ sự lãnh đạo tài tình của Đảng cộng sản Việt Nam. Từ đó, chúng ta có thể rút ra những bài học kinh nghiệm cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
    Vì vậy, việc nghiên cứu về Giao thông vận tải đường bộ trong kháng chiến chống Mĩ cứu nước 1954 - 1975 không chỉ có ý nghĩa về mặt khoa học

    mà cả về thực tiễn. Đây là nhiệm vụ của nhiều ngành khoa học, trong đó có khoa học lịch sử.
    Thông qua đề tài này, chúng tôi hi vọng góp phần bổ sung, cung cấp thêm tư liệu phục vụ học tập, giảng dạy và nghiên cứu lịch sử, phục vụ công tác giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ.
    Xuất phát từ những lí do trên, chúng tôi chọn vấn đề: "Giao thông vận tải đường bộ miền Bắc Việt Nam trong kháng chiến chống Mĩ cứu nước
    1954 - 1975
    " làm đề tài Luận văn Thạc sĩ.






    MỞ ĐẦU

    1. Lí do chọn đề tài.

    2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề.

    MỤC LỤC


    3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu, nhiệm vụ đề tài.

    4. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu.

    5. Đóng góp của Luận văn.

    6. Bố cục của Luận văn.

    Chương 1: GIAO THÔNG VẬN TẢI ĐưỜNG BỘ TRONG NHỮNG NĂM ĐẦU SAU HIỆP ĐỊNH GIƠNEVƠ 1954 - 1960.
    1.1. Tầm quan trọng của giao thông vận tải trong sản xuất và chiến đấu.

    1.2. Giao thông đường bộ trong những năm đầu sau Hiệp định Giơnevơ. Sự

    hình thành tuyến đường vận tải chiến lược Bắc - Nam.

    Chương 2: GIAO THÔNG VẬN TẢI ĐưỜNG BỘ TRONG NHỮNG NĂM 1961-

    1965.


    2.1. Công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và chủ trương mở

    rộng mạng lưới giao thông vận tải.

    2.2. Chi viện chiến trường miền Nam chiến đấu chống chiến lược "chiến tranh đặc biệt" của Mĩ - ngụy.
    Chương 3: GIAO THÔNG VẬN TẢI ĐưỜNG BỘ TRONG NHỮNG NĂM 1965 - 1975.

    3.1. Âm mưu và hành động mở rộng chiến tranh của đế quốc Mĩ. Chủ

    trương của đảng ta.

    3.2. Mặt trận giao thông vận tải đường bộ trong những năm 1965 - 1973.

    3.3. Khôi phục, mở rộng và xây dựng các tuyến đường giao thông chiến lược

    đáp ứng yêu cầu giải phóng hoàn toàn miền Nam 1973 - 1975.

    KẾT LUẬN
    TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...