Luận Văn Giao thông vận tải đường bộ miền Bắc Việt Nam trong kháng chiến chống Mĩ cứu nước 1954 - 1975

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    [TABLE="width: 100%"]
    [TR]
    [TD="class: rows1, bgcolor: #DEE4FE, align: left"]Giao thông vận tải đường bộ miền Bắc Việt Nam trong kháng chiến chống Mĩ cứu nước 1954 - 1975

    [/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]


    [​IMG]
    Cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước của dân tộc ta kết thúc bằng Đại thắng mùa Xuân năm 1975 là một cuộc chiến tranh yêu nước vĩ đại, một cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc và bảo vệ Tổ quốc tiêu biểu của nhân dân ta. Thắng lợi này "mãi mãi được ghi vào lịch sử dân tộc ta một trong những trang chói lọi nhất, một biểu tượng sáng ngời về sự toàn thắng của chủ nghĩa anh hùng cách mạng và trí tuệ con người, và đi vào lịch sử thế giới như một chiến công vĩ đại của thế kỉ XX, một sự kiện có tầm quan trọng quốc tế to lớn và có tính thời đại sâu sắc" [42, tr.271]. Đó là một trong những thắng lợi vĩ đại nhất, hiển hách nhất trong lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc.
    Thắng lợi cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước là thắng lợi của sức mạnh đoàn kết toàn dân, là thắng lợi của sự lãnh đạo sáng suốt, tài tình của Đảng ta, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh. Trong cuộc kháng chiến vĩ đại này, giao thông vận tải, nhất là các tuyến đường bộ có một vị trí cực kì quan trọng. Có thể khẳng định đây là một trong những nhân tố có vai trò quyết định đưa cuộc kháng chiến vĩ đại của dân tộc ta đến thắng lợi hoàn toàn.
    Trong thư gửi cán bộ, nhân dân Trung Bộ năm 1947, Chủ tịch Hồ Chí

    Minh viết:

    "Giao thông là mạch máu của mọi việc. Giao thông tắc thì việc gì cũng tắc.
    Giao thông tốt thì việc gì cũng dễ dàng " [10. tr,4].

    Giao thông vận tải được xem là mạch máu nối liền hậu phương lớn miền Bắc với tiền tuyến lớn miền Nam. Suốt những năm chiến tranh, đây là một mặt trận nóng bỏng. Trên mặt trận này, cuộc chiến đấu giữa ta và địch
    [​IMG]diễn ra rất quyết liệt. Đánh phá giao thông nhằm cắt đứt sự chi viện của hậu




    Đề cương bạn đang xem tại http://thuvienluanvan.com được trích dẫn từ bản toàn văn



    phương lớn miền Bắc cho tiền tuyến lớn miền Nam luôn là mục tiêu chiến lược của đế quốc Mĩ. Vì thế, trong suốt cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam, đế quốc Mĩ đã sử dụng một khối lượng lớn máy bay, tàu chiến dội xuống một khối lượng bom đạn khổng lồ nhằm vào những vùng giao thông trọng điểm của ta.
    Vì độc lập tự do, vì chủ nghĩa xã hội, quân và dân Việt Nam đã phát huy cao độ chủ nghĩa anh hùng cách mạng, vượt qua muôn vàn gian khổ, thử thách, hi sinh, đánh thắng quân Mĩ. Dưới mưa bom bão đạn của kẻ thù, nhiều tuyến đường giao thông vẫn được xây dựng, đồng thời công tác phục hồi, sửa chữa các đường giao thông bị địch đánh phá vẫn được thực hiện. Với quyết tâm "Đánh địch mà đi, mở đường mà tiến" ,"Sống bám trụ cầu đường, chết kiên cường dũng cảm", "Xe chưa qua, nhà không tiếc" , quân và dân ta đã trụ bám kiên cường ở những trọng điểm, quyết giữ vững mạch máu giao thông, đảm bảo sự chi viện toàn diện, liên tục, mạnh mẽ của hậu phương cho tiền tuyến, góp phần to lớn vào thắng lợi của sự nghiệp chống Mĩ cứu nước. Tổ quốc Việt Nam đời đời ghi công những chiến sĩ trên mặt trận giao thông vận tải đã cống hiến tâm lực, xương máu và tuổi xuân của mình để giữ vững mạch máu giao thông thông suốt bảo đảm yêu cầu đánh Mĩ và thắng Mĩ.
    Việc nghiên cứu về Giao thông vận tải đường bộ trong kháng chiến chống Mĩ cứu nước 1954 - 1975 không chỉ tái hiện bức tranh về những năm tháng chống Mĩ cứu nước hào hùng nói chung, về các tuyến đường giao thông chiến lược nói riêng, tiêu biểu là "con đường huyền thoại" - Đường Hồ Chí Minh trên bộ, mà còn góp phần làm sáng tỏ sự lãnh đạo tài tình của Đảng cộng sản Việt Nam. Từ đó, chúng ta có thể rút ra những bài học kinh nghiệm cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
    Vì vậy, việc nghiên cứu về Giao thông vận tải đường bộ trong kháng chiến chống Mĩ cứu nước 1954 - 1975 không chỉ có ý nghĩa về mặt khoa học



    mà cả về thực tiễn. Đây là nhiệm vụ của nhiều ngành khoa học, trong đó có khoa học lịch sử.
    Thông qua đề tài này, chúng tôi hi vọng góp phần bổ sung, cung cấp thêm tư liệu phục vụ học tập, giảng dạy và nghiên cứu lịch sử, phục vụ công tác giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ.
    Xuất phát từ những lí do trên, chúng tôi chọn vấn đề: "Giao thông vận tải đường bộ miền Bắc Việt Nam trong kháng chiến chống Mĩ cứu nước
    1954 - 1975" làm đề tài Luận văn Thạc sĩ.

    2. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ.

    Giao thông vận tải nói chung và giao thông vận tải đường bộ nói riêng có một vai trò cực kì quan trọng, là một trong những nhân tố có vai trò quyết định đưa cuộc kháng chiến vĩ đại của dân tộc ta đến thắng lợi hoàn toàn.
    Vấn đề giao thông vận tải đường bộ trong kháng chiến chống Mĩ cứu nước 1954 - 1975 đã được một số cá nhân và tập thể tác giả trong giới sử học nghiên cứu ở những góc độ, khía cạnh khác nhau.
    Cuốn Giao thông vận tải Việt Nam 1955-1965(Nhà xuất bản Giao thông vận tải, Hà Nội, 1994), tác giả Phan Văn Liên đã đi sâu phân tích sự hình thành và phát triển mạng lưới giao thông vân tải ở cả hai miền Nam, Bắc Việt Nam trong những năm 1955-1965. Từ đó rút ra đặc điểm và những nhận xét về tình hình giao thông vận tải Việt Nam trong thời gian này.
    Trong cuốn "Lịch sử quân đội nhân dân Việt Nam" (Tập 2, Nhà xuất bản Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1994), bên cạnh việc đi sâu vào quá trình ra đời và hoạt động của lực lượng vũ trang nhân dân cũng đã nói đến sự ra đời của Đoàn vận tải quân sự Trường Sơn (Đoàn 559) và tuyến đường vận chuyển chiến lược Bắc - Nam.
    Trong tác phẩm "Lịch sử Đoàn 559 - Bộ đội Trường Sơn - Đường Hồ

    Chí Minh" (Nhà xuất bản Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1999) đã phản ánh



    được cơ bản lịch sử hào hùng của tuyến đường chi viện chiến lược Trường Sơn, đồng thời khái quát những kinh nghiệm quý giá có ý nghĩa thiết thực đối với công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc của toàn dân, toàn quân ta hiện nay và mai sau.
    Cuốn "Chiến tranh cách mạng Việt Nam 1954 - 1975. Thắng lợi và bài học" (Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2000) có nội dung chủ yếu về những bài học của Đảng trong lãnh đạo chiến tranh cách mạng cũng đã đề cập mặc dù còn rất ít về giao thông đường bộ và "con đường huyền thoại" - Đường Hồ Chí Minh.
    Tác phẩm "Những nẻo đường kháng chiến" của Thiếu tướng Võ Bẩm (Nhà xuất bản Quân đội nhân dân, Hà Nội, 2001) đã ghi lại những dòng hồi ức kể về sự ra đời của Đoàn 559 và đặc biệt là quá trình mở đường Trường Sơn - Đường mang tên Bác.
    Tập sách "Mặt trận giao thông vận tải trên địa bàn Quân khu IV trong

    kháng chiến chống Mĩ cứu nước" (Nhà xuất bản Quân đội nhân dân, Hà Nội,

    2001) do Bộ Tư lệnh Quân khu IV và Viện Lịch sử quân sự Việt Nam phối hợp biên soạn đã tập hợp 50 tham luận của các tác giả trong và ngoài quân đội. Cuốn sách đã đề cập tới nhiều vấn đề xung quanh Mặt trận giao thông vận tải ở Quân khu IV như vấn đề về tổ chức, chỉ đạo bảo đảm giao thông vận tải, vấn đề thế trận phòng không ba thứ quân bảo vệ giao thông vận tải ở Quân khu IV. Mặc dù chủ yếu trình bày về giao thông vận tải ở Quân khu IV nhưng qua đó cũng giúp người đọc hình dung về mặt trận giao thông vận tải trong cả nước.
    Trong cuốn "Lịch sử giao thông vận tải Việt Nam" (Nhà xuất bản Giao thông vận tải, Hà Nội, 2002) đã trình bày tương đối đầy đủ về sự hình thành và phát triển của giao thông Việt Nam từ buổi hoang sơ cho đến năm 2000.
     
Đang tải...