Tiến Sĩ Giao thoa kế Mach – Zehnder sợi quang phi tuyến hai cổng

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 22/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Luận án tiến sĩ năm 2011
    Đề tài: Giao thoa kế Mach – Zehnder sợi quang phi tuyến hai cổng


    MỤC LỤC
    Trang phụ bìa i
    Lời cam đoan ii
    Lời cảm ơn iii
    Danh mục các từ viết tắt tiếng Anh dùng trong luận án iv
    Danh mục các ký hiệu v
    Danh mục các hình vẽ, đồ thị xvi
    Mục lục xvii
    Mở đầu 1
    Chương 1 Nguyên lý lưỡng ổn định quang học, giao thoa kế sợi
    quang phi tuyến 8
    1.1 Nguyên lý lưỡng ổn định quang học 8
    1.1.1 Hiện tượng lưỡng ổn định quang học . 8
    1.1.2 Điều kiện để xảy ra hiệu ứng lưỡng ổn định quang học . 11
    1.2 Các loại giao thoa kế sợi quang phi tuyến . 14
    1.2.1 Giao thoa kế Fabry-Perot sợi quang phi tuyến và thiết bị
    cộng hưởng vòng 16
    1.2.2 Giao thoa kế Michelson sợi quang 23
    1.2.3 Giao thoa kế Mach-Zehnder sợi quang phi tuyến bốn cổng 26
    1.3 Kết luận . 31
    Chương 2 Bộ liên kết phi tuyến 34
    2.1 Khái niệm bộ liên kết 34
    2.2 Nguyên tắc cấu tạo, hoạt động bộ liên kết phi tuyến . 35
    2.3 Phương trình sóng trong bộ liên kết phi tuyến 36
    2.4 Sự truyền công suất của bộ liên kết phi tuyến 38
    2.5 Sự phụ thuộc hệ số truyền công suất của bộ liên kết phi tuyến
    vào các tham số nguyên lý . 40
    2.5.1 Sự phụ thuộc hệ số truyền công suất của bộ liên kết phi
    tuyến vào chiều dài bộ liên kết z . 40
    2.5.2 Độ dài kết hợp (Lkh) và độ dài 3dB (L3dB) của bộ liênkết phi tuyến 44
    2.5.3 Sự phụ thuộc hệ số truyền công suất của bộ liên kết phi
    tuyến vào cường độ vào Iv . 48
    2.5.4 Sự phụ thuộc hệ số truyền công suất của bộ liên kết phi
    tuyến vào hệ số chiết suất phi tuyến nnl . 53
    2.5.5 Sự phụ thuộc hệ số truyền công suất của bộ liên kết phi
    tuyến vào bán kính lõi sợi a 55
    2.5.6 Sự phụ thuộc hệ số truyền công suất của bộ liên kết phi
    tuyến vào khoảng cách giữa hai tâm của hai lõi sợi d 59
    2.5.7 Sự phụ thuộc hệ số truyền công suất của bộ liên kết phi
    tuyến vào bước sóng λ . 61
    2.6 Mối quan hệ giữa tỷ số d/a và độ dài “3dB” . 63
    2.7 Kết luận 65
    Chương 3 Giao thoa kế Mach-Zehnder sợi quang phi tuyến haicổng 69
    3.1 Cấu tạo TPNFMZI . 69
    3.2 Phương trình cường độ vào - ra 70
    3.3 Phương trình cường độ chuẩn hóa vào - ra 76
    3.4 Hàm truyền . 77
    3.5 Đường đặc trưng cường độ vào - ra 79
    3.6 Sự phụ thuộc đặc trưng lưỡng ổn định quang học vào các tham số 82
    3.6.1 Sự phụ thuộc đặc trưng lưỡng ổn định vào độ lệch pha
    ban đầu ∆ϕ . 82
    3.6.2 Sự phụ thuộc đặc trưng lưỡng ổn định vào bước sóng λ
    của tín hiệu vào . 84
    3.6.3 Sự phụ thuộc đặc trưng lưỡng ổn định vào hệ số chiết
    suất phi tuyến nnl 87
    3.6.4 Sự phụ thuộc đặc trưng lưỡng ổn định vào chiều dài sợi
    quang phi tuyến L . 88
    3.6.5 Sự phụ thuộc đặc trưng lưỡng ổn định vào hệ số truyền
    qua bộ liên kết phi tuyến η1, η2 89
    3.7 Kết luận . 99
    Chương 4 Điều biến xung tín hiệu bằng giao thoa kế MachZehnder sợi quang phi tuyến hai cổng 103
    4.1 Xung đơn dạng Gauss . 103
    4.2 Chuỗi xung dạng Gauss có biên độ ngẫu nhiên 105
    4.2.1 Mối quan hệ giữa đặc trưng lưỡng ổn định và điều biến
    chuỗi xung dạng Gauss có biên độ ngẫu nhiên 106
    4.2.2 Khảo sát điều biến chuỗi xung dạng Gauss có biên độ
    ngẫu nhiên thành chuỗi xung ra có biên độ thấp . 111
    4.2.3 Khảo sát điều biến chuỗi xung dạng Gauss có biên độ
    ngẫu nhiên thành chuỗi xung ra có biên độ lớn tùy ý 116
    4.3 Chuỗi xung dạng sin 118
    4.4 Chuỗi xung dạng sin có biên độ ngẫu nhiên: . 124
    4.5 Kết luận: 127
    Kết luận chung và kiến nghị 130
    Danh mục các công trình đã công bố của tác giả 133
    Tài liẹu tham khảo 135
    Phụ lục 1


    MỞ ĐẦU
    1. Lý do chọn đề tài
    Ngày nay, các nhà nghiên cứu khoa học trên thế giới đã và đang tập
    trung nghiên cứu các thiết bị cơ bản trong hệ thống máy tính quang tử, thông
    tin quang, kỹ thuật quang phi tuyến, như máy tạo dạng tín hiệu quang học,
    bộ biến đổi tương tự/số (Analog/Digital - A/D), phần tử bộ nhớ, bộ chuyển
    mạch, bộ hạn chế cứng, cổng logic, mạch đảo quang [14, 21, 38, 51, 79, 99] .
    Nguyên tắc hoạt động của các thiết bị cơ bản trên dựa vào hai trạng thái ổn
    định quang học, do đó chúng được gọi là các thiết bị lưỡng ổn định quang học
    (Optical bistable device - OBD) [81]. Tác nhân của thiết bị là chùm laser có
    cường độ mạnh nên tốc độ chuyển mạch là rất lớn và có nhiều ưu điểm. Điều
    này đã thôi thúc các nhà khoa học trên thế giới quan tâm nghiên cứu từ những
    thập niên cuối của thế kỷ 20 đến nay và đạt được những thành tựu đáng kể
    [11, 17, 42, 54, 65, 81, 88, 107] . Đã có nhiều đề xuất chế tạo v à đưa vào sử
    dụng những thiết bị OBD như: cặp diot phát quang, cặp laser bán dẫn, các
    lớp phản xạ, lớp màng mỏng phun lên thủy tinh, các giao thoa kế (GTK) phi
    tuyến [8, 9, 20, 51, 74, 79, 82]. Điều đó, đánh dấu bước phát triển mới của khoa
    học kỹ thuật là chuyển từ điện tử sang quang tử; từ máy tính điện tử sang
    máy tính quang.
    Các OBD khác nhau hoạt động dựa trên các nguyên lý khác nhau, nhưng
    phần lớn chúng hoạt động dựa trên nguyên lý hoạt động của GTK phi tuyến
    [21, 22, 26]. Những OBD trước đây dùng các hoạt chất như chất khí, chất lỏng,
    vì vậy kích thước của chúng rất lớn. Với những ưu điểm trong kỹ thuật bán dẫn
    nano và sợi quang, kích thước của chúng được giảm dần [31, 35, 37, 78]. Hiện
    nay, OBD thông dụng là các loại GTK sợi quang phi tuyến như: FabryưPerot,
    1
    Michelson và Mach-Zehnder. Chúng biểu hiện hiệu ứng phi tuyến tốt, rất hữu
    ích cho việc chuyển quang [21, 25, 26, 66, 107], khi mức công suất lớn đủ để
    tự điều biến pha (Self phase modulation - SPM) và điều biến pha chéo (Crossphase modulation - XPM), điều này rất quan trọng để tạo điều kiện xảy ra
    lưỡng ổn định quang học. Đặc biệt, GTK Mach-Zehnder sợi quang phi tuyến có
    những ưu điểm vượt trội như có cấu tạo đơn giản, trường rộng, thiết lập định
    hướng tự động, độ trễ biến thiên không cần nguồn quang phụ, thiết lập độ ổn
    định cao. GTK Mach-Zehnder sợi quang phi tuyến được sử dụng trong nhiều
    ứng dụng quang học, chẳng hạn như đo độ dài kết hợp của laser, dòng nhiệt
    động, độ phẳng của tấm quang học, độ dày của màng mỏng. Trong viễn thông,
    GTK Mach-Zehnder sợi quang phi tuyến được sử dụng như một bộ lọc quang
    có chọn lọc, bộ tách sóng quang theo bước sóng và công suất, thiết bị khoá
    đóng mở nhanh khi kết hợp với bộ khuếch đại quang bán dẫn (Semiconductor
    optical amplifier - SOA) [16, 43, 44, 83, 93], linh kiện điều biến những tín hiệu
    xung [54, 55, 87, 113] .
    Một trong những vấn đề quan trọng trong việc nghiên cứu các OBD là
    xác định điều kiện xảy ra lưỡng ổn định quang học. Lưỡng ổn định quang học
    là hiện tượng mà trong đó có thể xuất hiện 2 trạng thái quang học ra ổn định
    của một hệ quang học ứng với cùng một trạng thái quang học vào khi chùm
    tia laser truyền qua môi trường phi tuyến [81]. Đây là tính chất đặc biệt quan
    trọng góp phần tạo nên hệ máy tính lượng tử có tốc độ rất cao. Do đó, các
    nhà khoa học trong nước cũng đã tích cực nghiên cứu vào những năm 90 của
    thế kỷ 20 và đạt được những kết quả như: nghiên cứu các giản đồ pha lưỡng
    ổn định quang học trong laser vòng chứa vật liệu hấp thụ bão hòa; đặc trưng
    tai biến trong một số thiết bị lưỡng ổn định quang học; hiện tượng lưỡng ổn
    định quang học trong các laser có chất hấp thụ bão hòa với buồng cộng hưởng
    2
    Fabry-Perot [1, 2, 3]. Tuy nhiên, tính lưỡng ổn định của OBD phụ thuộc vào
    sự thay đổi các tham số nguyên lý, dẫn đến ảnh hưởng cường độ ra của OBD,
    nghĩa là ảnh hưởng đến mối quan hệ cường độ vào - ra, ảnh hưởng này vẫn
    chưa được nghiên cứu một cách đầy đủ. Hơn nữa, việc nghiên cứu hiệu ứng
    lưỡng ổn định trong các môi trường dẫn sóng khác nhau có ý nghĩa cả về
    nghiên cứu khoa học cơ bản và nghiên cứu công nghệ chế tạo. Trong khoa học
    cơ bản, nó giúp hiểu biết sâu về tương tác photon-vật chất, đặc biệt trong môi
    trường kích thước xấp xỉ bước sóng. Trong công nghệ chế tạo, nó giúp định
    hướng cho việc chế tạo các linh kiện quang tử kiểu mới, đó là linh kiện chuyển
    mạch quang tốc độ cao có điều khiển. Do đó, việc ứng dụng tính chất lưỡng
    ổn định của GTK Mach-Zehnder sợi quang phi tuyến trong công nghệ laser và
    quang học cũng đang được các nhà khoa học trên thế giới quan tâm nghiên
    cứu [24, 62, 66, 73, 95, 102, 111].
    GTK sợi quang phi tuyến được sử dụng vào các mục đích như nêu trên
    đang chiếm ưu thế và được các nhà khoa học tìm cách để nâng cao hiệu quả sử
    dụng chúng [24, 54, 66, 113]. Cho đến nay, mẫu GTK Mach-Zehnder sợi quang
    phi tuyến đã và đang sử dụng đều được thiết kế có hai bộ liên kết (BLK) tuyến
    tính, là BLK được cấu tạo bởi hai sợi quang tuyến tính, với bốn cổng nên được
    gọi là GTK Mach - Zehnder sợi quang phi tuyến bốn cổng (Four-port nonlinear
    fiber Mach-Zehnder interferometer - FPNFMZI). Do sử dụng hai BLK tuyến
    tính nên có các mối nối giữa sợi tuyến tính của BLK và sợi phi tuyến của GTK,
    điều này làm giảm hiệu suất hoạt động, cũng như không đồng bộ trong cấu
    hình. Vấn đề đặt ra, liệu có thể sử dụng BLK phi tuyến, là BLK cấu tạo bởi một
    sợi quang tuyến tính và một sợi quang phi tuyến, thay cho BLK tuyến tính,
    nhằm làm giảm đi các mối nối, nâng cao hiệu suất và đồng bộ trong cấu hình,
    mà vẫn không làm ảnh hưởng đến chức năng của BLK hay không? Nếu được,


    Tài liệu tham khảo
    [1] Phùng Quốc Bảo, Đinh Văn Hoàng, “Các giản đồ pha lưỡng ổn định quang
    học trong laze vòng chứa vật liệu hấp thụ bão hòa”, Tạp chí Khoa học, Khoa
    học tự nhiên (Đại học Quốc gia Hà Nội), Tập XIII, 5, (1997), 1-6.
    [2] Nguyễn Văn Hoá, “Nghiên cứu đặc trưng tai biến trong một số thiết bị lưỡng
    ổn định quang học”, Luận án tiến sĩ vật lý, Vinh, (2005).
    [3] Đinh Văn Hoàng, Vũ Tuấn Lâm, “Hiện tượng lưỡng ổn định quang học trong
    các LSA với buồng cộng hưởng Fabry-Perot”, Tạp chí Khoa học, Khoa học
    tự nhiên (ĐHTHHN), 4, (1987), 7-12.
    [4] Nguyễn Đại Hưng, “Vật lý và kỹ thuật Laser”, NXB ĐHQG Hà Nội, (2004).
    [5] Đinh Xuân Khoa, Bài giảng điện tử: “Quang phổ học”, dành cho cao học
    chuyên ngành quang học ĐH Vinh.
    [6] Hồ Quang Quý, “Laser bước sóng thay đổi và ứng dụng”, NXB ĐHQG Hà
    Nội, (2005).
    [7] Hồ Quang Quý, “Laser rắn công nghệ và ứng dụng”, NXB ĐHQG Hà Nội,
    (2006).
    [8] Hồ Quang Quý, “Quang phi tuyến ứng dụng”, NXB ĐHQG Hà Nội, (2007).
    [9] H. Q. Quý, V. N. Sáu, “Vật lý laser và quang phi tuyến”, ĐHSP Vinh, (1997).
    135
    [10] Đoàn Hoài Sơn, “Chuyên đề Laser”, Bài giảng cho cao học chuyên ngành
    quang học ĐH Vinh.
    TIẾNG ANH
    [11] E. Abraham and S. D Smith, Re, Prog. Phys., 45, (1982), 815.
    [12] G. P. Agrawal, “Applications of Nonlinear Fiber Optics”, The Institute of
    Optics University of Rochester, New York, (2001).
    [13] G. P. Agrawal, “Fiber-Optic Communication Systems”, 2nd ed., Wiley, New
    York, (1997).
    [14] M. C. D. Andrew, “Opt. Switching”, OPN, (2005), 34.
    [15] G. P. Agrawal and H. J. Carmichael, Phys. Rev. A 19, (1979), 2074.
    [16] Arrioja D. A. May, P. LiKamWa, I. Shubin, P. K. L. Yu, “Integrated InGaAsP MQW Mach - Zehnder Modulator”, Microelectronics Journal, Vol.
    39, 3 - 4, (2008), 660 - 663.
    [17] S. N. Bagayev, V. P. Chebotayev, , M. P. Ostromensky, and P. V. Pokasov,
    “Amplified Optical Bistability”, Laser Physics, Vol. 4, 2, (1994), 299-301.
    [18] E. Bodtker and J. E. Bowers, J. of Lightwave Technology, 13, (1995), 1809.
    [19] M. Born and E. Wolf, “Principles of Optics”, 7th ed., Cambridge University
    Press, New York, (1999), Chap. 7.
    [20] R. W. Boyd, “Nonlinear optics”, Academic Press Inc., (1992).
    [21] L. Brzozowski et al, J. of Lightwave Technology, 19, (2001), 114-119.
    [22] M. Cai et al, Opt. Letters, 25, (2000), 1430.
    [23] M. Sc. Haitao Chen, “Development of an 80 Gbit/s InP - based Mach -Zehnder Modulator”, D
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...