Báo Cáo Giao rừng, cho thuê rừng giai đoạn 2007- 2010

Thảo luận trong 'Môi Trường' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC

    Nội dung Trang số

    Mở đầu 03

    Phần I

    THỰC TRẠNG CÔNG TÁC GIAO RỪNG, CHO THUÊ RỪNG

    TRONG THỜI GIAN QUA 04

    1.1. Diễn biến tài nguyên rừng 04

    1.2. Thực trạng về công tác giao rừng, cho thuê rừng 04

    1.3. Công tác giao đất lâm nghiệp gắn với giao rừng, cho thuê rừng 07

    1.4. Sự cần thiết tăng cường công tác giao rừng, thuê rừng 08

    Phần II

    MỤC TIÊU, YÊU CẦU VÀ NHIỆM VỤ

    GIAO RỪNG, CHO THUÊ RỪNG GIAI ĐOẠN 2007- 2010 10

    2.1. Mục tiêu 10

    2.2. Yêu cầu 10

    2.3. Nhiệm vụ 11

    Phần III

    CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU CỦA CÔNG TÁC

    GIAO RỪNG, CHO THUÊ RỪNG 12

    3.1. Thể chế, chính sách giao rừng, cho thuê rừng 12

    3.2. Xác định hiện trạng và quy hoạch rừng 12

    3.3. Xác định hạn mức rừng được giao, cho thuê và đối tượng được nhận rừng 13

    3.4. Đào tạo và tuyên truyền về giao rừng, cho thuê rừng 14

    3.5. Tổ chức và quản lý quá trình giao rừng, cho thuê rừng 15

    3.6. Giải pháp khoa học công nghệ và hợp tác quốc tế 16

    Phần IV

    TỔ CHỨC VÀ KINH PHÍ THỰC HIỆN 16

    4.1. Tổ chức thực hiện 16

    4.2. Tiến độ thực hiện 17

    4.3. Kinh phí thực hiện 18

    Phần V

    KẾT LUẬN 19

    PHỤ LỤC 20



    Mở đầu

    Thực hiện chủ trương xã hội hoá công tác bảo vệ và phát triển rừng nhằm phát huy sức mạnh của toàn xã hội, trong những năm qua, Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách quan trọng để bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng, kết hợp giữa bảo vệ rừng với phát triển kinh tế, xã hội, xóa đói, giảm nghèo.

    Giao đất lâm nghiệp, giao rừng, cho thuê rừng cho các tổ chức, hộ gia đình và cá nhân quản lý, sử dụng lâu dài vào mục đích lâm nghiệp là chủ trương, chính sách lớn của Đảng và Nhà nước. Đây là bước chuyển biến căn bản trong công tác quản lý bảo vệ rừng, làm cho rừng có chủ thực sự, người dân bảo vệ được rừng, yên tâm quản lý, đầu tư phát triển rừng trên diện tích rừng được giao. Tuy nhiên, hiệu quả của việc tổ chức thực hiện công tác này trong thời gian qua còn nhiều hạn chế: giao rừng nhưng chưa có chính sách quy định cụ thể và phù hợp về quyền hưởng lợi trên diện tích rừng được giao; việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp chậm và chưa gắn với việc giao rừng, còn lúng túng trong thực hiện; buông lỏng việc quản lý hồ sơ giao rừng; nhiều diện tích rừng giầu và trung bình chưa được khai thác và sử dụng hợp lý, trong khi đó đời sống của một bộ phận người dân sống trong rừng và gần rừng còn gặp nhiều khó khăn dẫn đến tình trạng rừng bị phá, khai thác trái phép và đất rừng bị xâm lấn, tranh chấp và sử dụng không theo quy hoạch.

    Từ thực trạng trên và để phát huy thế mạnh của rừng, tiềm năng lao động ở địa phương nhằm bảo vệ và phát triển được vốn rừng, đồng thời cải thiện đời sống cho người dân, đặc biệt là đồng bào các dân tộc ít người ở miền núi, vùng sâu, vùng xa thì việc đẩy mạnh công tác giao, cho thuê rừng tới các tổ chức, hộ gia đình và cá nhân quản lý, bảo vệ và sử dụng ổn định, lâu dài là rất cần thiết, để đến năm 2010, về cơ bản tất cả diện tích rừng tự nhiên, rừng trồng và đất lâm nghiệp được giao, cho thuê đến các chủ rừng thuộc mọi thành phần kinh tế, ưu tiên khu vực cộng đồng, hộ gia đình như định hướng của Chiến lược phát triển lâm nghiệp giai đoạn 2006 - 2020.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...