Luận Văn Giao nhận - Vận tải thức

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Linh Napie, 2/12/13.

  1. Linh Napie

    Linh Napie New Member

    Bài viết:
    4,057
    Được thích:
    5
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC


    LỜI NÓI ĐẦU 3
    CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ VẬN TẢI ĐA PHƯƠNG THỨC Ở VIỆT NAM 4
    I. Thể chế và pháp luật hiện hành của Việt Nam liên quan đến vận tải đa phương thức 4
    1. Một số khái niệm vận tải đa phương thức theo luật pháp Việt Nam 4
    2. Thể chế và pháp luật Việt Nam liên quan đến vận tải đa phương thức 5
    II. Các doanh nghiệp kinh doanh vận tải đa phương thức ở Việt Nam 7
    1.Giới thiệu chung 7
    2. Các loại hình vận tải đa phương thức mà các doanh nghiệp Việt Nam cung cấp 9
    CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG ÁP DỤNG VẬN TẢI ĐA PHƯƠNG THỨC Ở VIỆT NAM 10
    I. Thực trạng kinh doanh vận tải đa phương thức ở Việt Nam 10
    II. Hiện trạng kết cấu hạ tầng, phương tiện giao thông vận tải phục vụ cho vận tải đa phương thức 11
    1. Hệ thống kết cấu hạ tầng, phương tiện giao thông đường bộ 11
    2. Hệ thống kết cấu hạ tầng, phương tiên giao thông đường sắt 13
    3. Hệ thống kết cấu hạ tầng đường, phương tiên giao thông đường biển 20
    4. Hệ thống kết cấu hạ tầng đường, phương tiện giao thông hàng không 24
    III. Sự liên kết giữa các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ vận tải đa phương thức của Việt Nam 31
    CHƯƠNG III: NHỮNG GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN VẬN TẢI ĐA PHƯƠNG THỨC Ở VIỆT NAM 33
    I. Mục tiêu và phương hướng phát triển của vận tải đa phương thức ở Việt Nam trong 20 năm tới 33
    II. Một số biện pháp nhằm phát triển vận tải đa phương thức ở Việt Nam 34
    1. Những biện pháp Nhà nước 34
    2. Những biện pháp ngoài Nhà nước 37
    KẾT LUẬN 40
    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 41

    LỜI NÓI ĐẦU
    Vận tải là một khâu vô cùng quan trọng để đưa sản phẩm từ nơi sản xuất đến tay người tiêu dùng. Đặt vào bối cảnh hiện nay, khi mà hợp tác kinh tế phát triển vượt khỏi phạm vi một quốc gia hay khu vực, các quan hệ thương mại diễn ra trên bình diện thế giới với khối lượng hàng hoá giao dịch ngày càng lớn, vai trò thiết yếu của vận tải lại càng được bộc lộ rõ nét hơn.
    Nước ta có một bờ biển dài hơn 3 triệu km, lại có vị trí địa lý thuận lợi, là giao điểm của các đầu mối giao thông lớn. Do đó, nếu phát triển được ngành vận tải và tận dụng hết các ưu thế tự nhiên, đây sẽ là một lợi thế đáng kể của Việt Nam.
    Ngày nay, cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, các phương tiện vận tải cũng như các cơ sở hạ tầng khác của giao thông đều được nâng cao. Đồng thời với những tiến bộ đó là sự mở rộng của khái niệm hoạt động vận tải và sự xuất hiện của ngày càng nhiều các hình thức vận tải mới, tiêu biểu trong số đó chính là Vận tải đa phương thức.
    Vận tải đa phương thức đang trở thành ngành dịch vụ vận tải phổ biến trên thế giới, tuy còn khá mới mẻ ở thị trường Việt Nam. Lựa chọn đề tài: "Vận tải đa phương thức Việt Nam- Thực trạng và giải pháp", chúng em hi vọng tiểu luận này sẽ một lần nữa khẳng định lại tầm quan trọng của vận tải nói chung và vận tải đa phương thức nói riêng, đưa ra được những đánh giá khái quát về tình hình vận tải đa phương thức Việt Nam, đồng thời kiến nghị những giải pháp nhằm phát triển vận tải đa phương thức Việt Nam để đưa vận tải Việt Nam bắt kịp với xu thế của thời đại.
    Trong quá trình thực hiện tiểu luận, do còn hạn chế về mặt thời gian và kiến thức thực tế, chắc chắn tiểu luận của chúng em còn nhiều thiếu sót. Chúng em rất mong sẽ nhận được những ý kiến đóng góp, nhận xét của cô để bài tiểu luận của chúng em thêm hoàn thiện.
    Chúng em xin chân thành cảm ơn!

    CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ VẬN TẢI ĐA PHƯƠNG THỨC Ở VIỆT NAM
    I. Thể chế và pháp luật hiện hành của Việt Nam liên quan đến vận tải đa phương thức
    1. Một số khái niệm vận tải đa phương thức theo luật pháp Việt Nam
    Trong luật pháp Việt Nam, khái niệm vận tải đa phương thức mới chỉ được nêu với một mức độ nhất định.
    Luật Hàng hải, điều 87 và 88 đưa ra định nghĩa về vận tải liên hiệp. Điều 87 định nghĩa, vận tải liên hiệp là việc vận chuyển hàng hóa có sự tham gia của các phương thức vận tải khác nhau: đường bộ, đường thủy và đường không. Tuy nhiên Bộ luật không nói đến việc hàng hóa phải được vận chuyển từ nước này sang nước khác.
    Nghị định 125/2003/NĐ-CP đưa ra một số định nghĩa về vận tải đa phương thức như sau:
    ã "Vận tải đa phương thức quốc tế" (sau đây gọi tắt là vận tải đa phương thức) là việc vận chuyển hàng hóa bằng ít nhất hai phương thức vận tải khác nhau trên cơ sở một hợp đồng vận tải đa phương thức từ nơi người kinh doanh vận tải đa phương thức tiếp nhận hàng hóa ở một nước đến một địa điểm được chỉ định giao trả hàng ở nước khác.
    ã "Người kinh doanh vận tải đa phương thức" là doanh nghiệp ký kết hợp đồng vận tải đa phương thức, tự chịu trách nhiệm thực hiện hợp đồng đó mà không phải là đại lý hoặc đại diện của người gửi hàng hoặc thay mặt người vận chuyển tham gia các hoạt động thực hiện vận tải đa phương thức.
    ã "Hợp đồng vận tải đa phương thức" là văn bản theo đó người kinh doanh vận tải đa phương thức cam kết thực hiện hoặc tổ chức việc thực hiện vận tải đa phương thức và được thanh toán tiền cước vận chuyển.
    ã "Chứng từ vận tải đa phương thức" là văn bản do người kinh doanh vận tải đa phương thức phát hành, là bằng chứng của hợp đồng vận tải đa phương thức, xác nhận người kinh doanh vận tải đa phương thức đã nhận hàng để vận chuyển và cam kết giao hàng đó theo đúng những điều khoản của hợp đồng đã ký kết.
    2. Thể chế và pháp luật Việt Nam liên quan đến vận tải đa phương thức
    Hiện tại, Việt Nam vẫn chưa có một bộ luật nào chính thức điều chỉnh hoạt động vận tải đa phương thức mà chỉ có các văn bản dưới luật là Nghị định 125/2003 NĐ-CP về vận tải đa phương thức, thông tư 10/2004/TT-BGTVT hướng dẫn thi hành nghị định trên, thông tư 125/2004/TT-BTC hướng dẫn về thủ tục hải quan đối với hành hoá vận tải đa phương thức quốc tế và một điều khoản về hợp đồng vận tải đa phương thức nằm trong điều 119-Bộ luật hàng hải Việt Nam.Cụ thể:
    ã Bộ luật hàng hải Việt Nam
    Cho đến thời điểm hiện nay, các lĩnh vực hoạt động: đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa, hàng hải, hàng không thuộc ngành Giao thông vận tải đều được điều chỉnh bởi bộ luật hoặc các luật chuyên ngành: Bộ luật Hàng hải Việt Nam, Luật Giao thông đường bộ, Luật Giao thông đường thủy nội địa, Luật Đường sắt, Luật Hàng không dân dụng.
    Trong các luật chuyên ngành nói trên, duy nhất chỉ có Bộ luật Hàng hải Việt Nam có một điều (Điều 119-Hợp đồng vận tải đa phương thức) có quy định những nội dung liên quan đến vận tải đa phương thức quốc tế. Tuy nhiên, nội dung chủ yếu của điều luật này chỉ quy định về mối quan hệ, giới hạn trách nhiệm của người kinh doanh vận tải đa phương thức với người gửi hàng. Còn lại các luật chuyên ngành khác không có nội dung nào quy định về hoạt động vận tải đa phương thức, mà chỉ quy định các vấn đề liên quan đến: an toàn, kết cấu hạ tầng đường bộ, phương tiện tham gia giao thông đường bộ .; quy hoạch, xây dựng bảo vệ kết cấu hạ tầng, an toàn giao thông đường thủy nội địa .; quy hoạch, xây dựng bảo vệ kết cấu hạ tầng, an toàn giao thông đường sắt, đường sắt đô thị .; quản lý nhà nước về hàng không dân dụng, cảng hàng không dân dụng, bảo đảm an toàn hàng không . Như vậy, giữa Bộ luật Hàng hải Việt Nam và các luật chuyên ngành chưa
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...