Luận Văn Giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường biển tại Công ty TNHH Quốc Tế DELTA

Thảo luận trong 'Ngoại Thương' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC




    CHƯƠNG 1 . 1
    CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NGHIỆP VỤ GIAO NHẬN HÀNG HÓA 1
    1.1. Khái niệm về người giao nhận 1
    1.2. Khái niệm về nghiệp vụ giao nhận . 2
    1.3. Phân loại . 2
    1.4. Ý nghĩa . 3
    1.5. Vai trò và chức năng . 4
    1.6. Quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu theo lý thuyết 5
    1.7. Phạm vi hoạt động 5
    1.8. Lợi ích của dịch vụ giao nhận đối với những doanh nghiệp kinh doanh xnk 7
    CHƯƠNG 2 . 9
    GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH QUỐC TẾ DELTA
    2.1 Qúa trình hình thành và phát triển của công ty . 9
    2.2 Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của công ty . 12
    2.2.1 Chức năng . 12
    2.2.2 Nhiệm vụ 12
    2.2.3 Quyền hạn 13
    2.3 Cơ cấu tổ chức nhân sự của công ty 13
    2.3.1 Bộ máy quản lý . 13
    2.3.2 Chức năng các phòng ban 14
    2.4 Cơ sở vật chất, kỹ thuật của công ty . 14
    2.5 Tình hình hoạt động kinh doanh 16

    CHƯƠNG 3 . 19
    THỰC TRẠNG GIAO NHẬN HÀNG HÓA NHẬP KHẨU BẰNG ĐƯỜNG BIỂN
    TẠI DELTA
    3.1 Quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường biển tại C.ty Delta 19
    3.2 Nhận xét về các bước thực hiện quy trình giao nhận . 28
    3.2.1 Ưu điểm . 28
    3.2.2 Nhược điểm . 29
    3.3 Các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động giao nhận hàng hóa quốc tế bằng đường
    biển tại DELTA 30
    3.3.1 Bối cảnh quốc tế 30
    3.3.2 Cơ chế quản lý vĩ mô của nhà nước . 31
    3.3.3 Tình hình xuất nhập khẩu trong nước . 31
    3.3.4 Biến động thời tiết 32
    3.3.5 Các nhân tố nội tại của doang nghiệp 32
    3.4 Thực trạng hoạt động kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hóa quốc tế bằng
    đường biển tại công ty 33
    3.4.1 Thành tựu đạt được 33
    3.4.1.2 Sản lượng giao nhận . 34
    3.4.1.3 Giá trị giao nhận . 35
    3.4.1.4 Mặt hàng giao nhận trong vận tải biển 37
    3.4.1.5 Thị trường giao nhận vận tải biển 39
    3.4.2 Tồn tại . 39
    3.4.2.1 Thị phần còn hạn chế . 39
    3.4.2.2 Cơ cấu giao nhận còn mất cân đối . 40
    3.4.2.3 Hiệu quả sử dụng các phương tiện phục vụ cho hoạt động giao nhận
    còn thấp 42
    3.4.2.4 Tính thời vụ của hoạt động giao nhận . 43
    3.4.2.5 Trình độ đội ngũ cán bộ còn hạn chế, hiệu quả làm việc chưa cao . 44
    3.4.3 Nguyên nhân 45
    3.4.3.1 Tình hình quốc tế có nhiều bất lợi . 45
    3.4.3.2 Nhân tố trên thị trường giao nhận vận tải biển có nhiều biến động 45
    3.4.3.3 Cạnh tranh ngày càng khốc liệt 45
    3.4.3.4 Cơ chế quản lý còn nhiều bất cập 46
    3.5 Đánh giá hoạt động kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hóa quốc tế bằng đường biển tại công ty 47
    3.5.1 Đánh giá về thị trường giao nhận . 48
    3.5.2 Đối thủ cạnh tranh 48
    CHƯƠNG 4 . 50
    GIẢI PHÁP NÂNG CAO QUY TRÌNH GIAO NHẬN HÀNG HÓA QUỐC TẾ BẰNG ĐƯỜNG BIỂN TẠI DELTA .
    4.1 Những căn cứ để xác định mục tiêu và phương hướng . 50
    4.1.1 Triển vọng phát triển dịch vụ vận tải trên thế giới 51
    4.1.2 Triển vọng phát triển của ngành giao nhận vận tải ở Việt Nam 52
    4.1.3 Giá trị sản lượng dự toán của ngành giao nhận vận tải ở Việt Nam đến năm
    2020 . 54
    4.1.4 Tiềm năng phát triển dịch vụ giao nhận vận tải biển ở Việt Nam . 55
    4.2 Mục tiêu và phương hướng phát triển của Delta trong thời gian tới 55
    4.3 Kinh nghiệm của một số doanh nghiệp thành công ở Việt Nam 56
    4.3.1 Công ty cổ phần đại lý liên hiệp vận chuyển (GEMADEPT) . 56
    4.3.2 Một số kinh nghiệm áp dụng cho Delta . 57
    4.4 Các giải pháp nâng cao hiệu quả dịch vụ giao nhận kho vận vận tải biển tại công
    ty . 58
    4.4.1 Nhóm giải pháp vĩ mô 58
    4.4.1.1 Hoàn thiện hệ thống pháp luật 58
    4.4.1.2 Nhà nước cần tăng cường thu hút FDI vào ngành giao nhận vận tải . 60
    4.4.1.2.1 Cải cách thủ tục hành chính, tạo môi trường p. ý thông thoáng . 61
    4.4.1.2.2 Tạo môi trường kinh tế - xã hội thuận lợi 62
    4.4.1.2.3 Đổi mới cơ chế quản lý nhà nước về giá trong giao nhận vận tải 62
    4.4.1.2.4 Thành lập ủy ban quốc gia tạo thuận lợi cho giao nhận vận tải . 63
    4.4.1.2.5 Đơn giản hóa và hài hòa các thủ tục chứng từ có liên quan . 63
    4.4.1.2.6 Đề cao vai trò của hiệp hội giao nhận Việt Nam VIFAS . 64
    4.4.2 Nhóm giải pháp bản thân doanh nghiệp 64
    4.4.2.1 Giải pháp về thị trường . 64
    4.4.2.1.1 Tăng cường công tác nghiên cứu thị trường . 65
    4.4.2.1.2 Thâm nhập thị trường 68
    4.4.2.2 Giải pháp về loại hình dịch vụ giao nhận 69
    4.4.2.3 Nâng cao chất lượng dịch vụ . 71
    4.4.2.4 Giải pháp về xúc tiến thương mại . 73
    4.4.2.5 Đào tạo nguồn nhân lực cho phù hợp với tình hình mới . 75
    4.4.2.6 Giải pháp về tổ chức quản lý . 76
    4.4.2.7 Hạn chế sự ảnh hưởng của tính thời vụ 77
    4.4.2.7.1 Giảm giá dịch vụ để thu hút khách hàng 78
    4.4.2.7.2 Nâng cao chất lượng dịch vụ với giá không đổi 79
    4.5 Kiến nghị 79
    Kết luận 80
    Tài liệu tham khảo . 82

    LỜI MỞ ĐẦU
    @{?
    1. Tính cấp thiết của đề tài

    Để xây dựng đất nước giàu mạnh và phát triển trong bối cảnh toàn cầu hoá, khu vực hoá, hội nhập kinh tế quốc tế chúng ta không thể xem nhẹ hoạt động ngoại thương vì nó đảm bảo sự giao lưu hàng hoá, thông thương với các nước bè bạn năm châu, giúp chúng ta khai thác có hiệu quả tiềm năng và thế mạnh của cả nguồn lực bên trong và bên ngoài trên cơ sở phân công lao động và chuyên môn hoá quốc tế.

    Nhưng nhắc đến hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá chúng ta không thể không nói đến dịch vụ giao nhận vận tải hàng hoá quốc tế vì đây là hai hoạt động không tách rời nhau, chúng có tác động qua lại thống nhất với nhau. Qui mô của hoạt động xuất nhập khẩu tăng lên nhanh chóng trong những năm gần đây là nguyên nhân trực tiếp khiến cho giao nhận vận tải nói chung và giao nhận vận tải biển nói riêng phát triển mạnh mẽ cả về chiều rộng và bề sâu. Bên cạnh đó, với hơn 3000 km bờ biển cùng rất nhiều cảng lớn nhỏ rải khắp chiều dài đất nước, ngành giao nhận vận tải biển Việt Nam thực sự đã có những bước tiến rất đáng kể, chứng minh được tính ưu việt của nó so với các phương thức giao nhận vận tải khác. Khối lượng và giá trị giao nhận qua các cảng biển luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng giá trị giao nhận hàng hóa quốc tế của Việt Nam. Điều này có ý nghĩa rất lớn, nó không chỉ nối liền sản xuất với tiêu thụ, giúp đưa hàng hoá Việt Nam đến với bạn bè quốc tế mà còn góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng hoá nước ta trên thị trường thế giới.

    Tuy nhiên, hiện nay khi mà chúng ta chưa có một hệ thống văn bản pháp luật đồng bộ, chặt chẽ quản lý hoạt động này, lại trong bối cảnh Nhà nhà làm giao nhận, người người làm giao nhận thì hoạt động giao nhận vận tải trở nên hết sức lộn xộn, khó quản lý và ngày càng bộc lộ nhiều tiêu cực.

    Trước tình hình đó, Công ty TNHH Qu?c t? Delta là doanh nghiệp trong lĩnh vực giao nhận ở Việt Nam cũng không tránh khỏi những trở ngại. Trải qua 10 năm hoạt động, Delta đã từng bước hoàn thiện và củng cố hoạt động kinh doanh của mình. Tuy vậy, để tồn tại và phát triển lâu dài, công ty không còn cách nào khác là phải nhìn nhận lại tình hình, trên cơ sở đó đề ra những giải pháp thực tế để thúc đẩy hiệu quả hoạt động hơn nữa.

    Trong thời gian thực tập và tìm hiểu tại DELTA, với kiến thức của một sinh viên khoa Qu?n tr? Kinh Doanh c?a Trường Đại học KTCN, cùng với mong muốn đóng góp một phần nhỏ vào sự phát triển của công ty, em đã chọn đề tài: “Giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường biển tại Công ty TNHH Quốc Tế DELTA”.


    Đề tài này nhằm mục đích nghiên cứu những vấn đề cốt lõi của quy trình giao nhận hàng hóa. Qua đó rút ra những mặt mạnh cũng như những tồn tại chủ yếu trong quy trình này. Từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện hơn nữa quy trình giao nhận hàng hóa Nhập khẩu bằng đường biển của công ty.

    2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
    Ø Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu quy trình giao nhận hàng hóa bằng đường biển.
    Ø Phạm vi nghiên cứu: Phần lớn chuyên đề được thực hiện qua việc tìm hiểu cách thức làm việc thực tế tại công ty DELTA, dựa vào các số liệu tài chính của công ty trong vòng những năm trỏ lại đây (2005 – 2009). Mặt khác việc tìm hiểu những tài liệu chuyên về giao nhận và nhập khẩu thông qua mạng internet, sách báo, tạp chí chuyên ngành, những bài giảng của thầy cô giáo bộ môn đã góp phần hoàn thiện lý luận cơ sở cho chuyên đề.
    3. Mục tiêu và phương pháp nghiên cứu
    Ø Mục tiêu: Cung cấp cái nhìn tổng quát về công ty Delta. Đồng thời, qua việc tìm hiểu, nghiên cứu, phân tích về nghiệp vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu cũng như quy trình làm thủ tục Hải quan, để từ đó đưa ra những phương pháp hoàn thiện quy trình giao nhận của công ty.
    Ø Phương pháp nghiên cứu: Phân tích, tổng hợp số liệu từ báo cáo hoạt động kinh doanh, báo cáo tài chính hàng năm của công ty cũng như tổng hợp những số liệu khác từ các phòng ban khác, để từ đó đưa ra nhận xét về tình hình hoạt động của công ty. Thực hiện quan sát thực tế các công việc của những anh chị trong công ty từ khâu hoàn thiện bộ chứng từ đến khâu làm thủ tục thông quan tại cảng.
    4. Nội dung nghiên cứu
    Đề tài nghiên cứu gồm 4 chương:
    Chương 1:
    Cơ sở lý luận về nghiệp vụ giao nhận hàng hóa nhập khẩu
    Chương 2:
    Giới thiệu tổng quan về công ty TNHH Quốc tế DELTA
    Chương 3:
    Thực trạng giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường biển tại công ty TNHH Quốc tế Delta
    Chương 4:
    Giải pháp nâng cao quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường biển tại Delta

    Trong quá trình hoàn chỉnh chuyên đề, với sự nỗ lực tập hợp kiến thức và thu thập số liệu, song thời gian có hạn nên không tránh khói những thiếu sót. Kính mong nhận được những ý kiến đóng góp từ thầy cô và công ty DELTA.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...