Tiểu Luận Giao lưu văn hóa ở Việt Nam trong điều kiện toàn cầu hoá - Bước ngoặt về chất

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Tên đề tài:
    Giao lưu văn hóa ở Việt Nam trong điều kiện toàn cầu hoá - Bước ngoặt về chất
    MỞ ĐẦU


    Giao lưu (tiếp biến) văn hoá là phương thức tồn tại của mọi nền văn hoá; là quy luật tồn tại và phát triển của mọi nền văn hoá từ trước đến nay. Tuy nhiên, giao lưu văn hoá cũng có thể là điều ngược lại, những nền văn hoá "sức đề kháng" yếu có thể bị đồng hoá, mất đi bản sắc của mình thông qua giao lưu và tiếp biến với những nền văn hoá lớn hơn. Nhất là khi toàn cầu hoá đang mở rộng phổ giao lưu cũng như tạo ra các phương tiện giao lưu giúp các chủ thể văn hoá khắc phục được trở ngại về không gian và thời gian vật lý, từ đó dẫn đến những biến đổi lớn lao trong bản thân mỗi nền văn hoá.


    Ngày nay trong thời đại toàn cầu hoá, tính tuỳ thuộc giữa các cộng đồng người trên thế giới ngày một gia tăng trên tất cả các phương diện của đời sống xã hội. Trong đó sự hiện diện của xu hướng toàn cầu hoá văn hoá là một tất yếu, có những tác động mạnh mẽ đến sự phát triển của cộng đồng người trên thế giới. Cùng với những thay đổi mang tính cách mạng trong khoa học công nghệ, thì sự giao lưu, mức độ tác động qua lại giữa các nền văn hoá đã thay đổi về chất.


    Giao lưu văn hoá ở Việt Nam trong điều kiện toàn cầu dẫn tới các chuẩn mực đạo đức, luân lý, thẩm mỹ, quan niệm về phẩm hạnh v.v của dân tộc đang nếm trải những đảo lộn trước những đòi hỏi của toàn cầu hoá và tiến trình hội nhập quốc tế.
    Trong thời đại toàn cầu hoá, bản sắc văn hoá dân tộc đang đứng trước những cơ hội và thách thức. Vì vậy, nghiên cứu vấn đề về : “ Giao lưu văn hóa ở Việt Nam trong điều kiện toàn cầu hoá - Bước ngoặt về chất” giúp chúng ta có cái nhìn đúng đắn về toàn cầu hoá văn hoá, từ đó, chủ động giao lưu và hội nhập quốc tế trên lĩnh vực văn hoá; giúp chúng ta tiếp nhận những giá trị của phương Tây cũng như các nền văn hoá khác để làm giàu cho nền văn hoá dân tộc; đồng thời bảo vệ và phát huy được truyền thống, lối sống Việt Nam.


    MỤC LỤC


    MỞ ĐẦU 1
    NỘI DUNG 2


    I. VĂN HOÁ VÀ GIAO LƯU VĂN HOÁ 2
    1. Khái niệm văn hoá 2
    2. Văn hóa và văn minh 3
    3. Văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần 5
    4. Về tính giai cấp và tính lịch sử 6
    5. Khái niệm giao lưu văn hoá 8
    6 . Bản chất giao lưu văn hoá 9


    II. GIAO LƯU VĂN HOÁ Ở VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH TOÀN CẦU 9
    1. Giao lưu văn hoá 9
    1.1. Những nguyên lý và nội dung của giao lưu văn hoá 10
    1.2. Ðối thoại giữa các nền văn hóa 12
    2. Khái lược tương tác của văn hoá Việt Nam với văn hoá bên ngoài 13
    3. Giao lưu văn hoá ở Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hoá 16
    3.1 Thế động của văn hóa 24
    3.2 Sự hội nhập văn hóa 25
    3.3. Hết nhìn “ta” lại qua nhìn “người" 27
    4. Hội nhập với thế giới và bản sắc văn hóa gia đình Việt Nam 29


    III. CẢI CÁCH VĂN HOÁ 32
    1. Sự cần thiết phải cải cách văn hóa đối với các nước thế giới thứ ba 33
    2. Cải cách văn hóa - Hạt nhân của quá trình phát triển 34
    3. Cải cách văn hóa để tránh sự xáo trộn trên quy mô toàn xã hội 35
    4. Những nội dung căn bản của chương trình cải cách văn hoá 35
    5. Loại bỏ các khuynh hướng văn hóa cực đoan 36
    6. Nâng cao tính mở của nền văn hoá 37
    KẾT LUẬN 41
    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 43
     
Đang tải...