Luận Văn Giao kết và thực hiện hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế tại Công ty TNHH Vật tư khoa học kỹ thuật Đô

Thảo luận trong 'Kinh Tế Quốc Tế' bắt đầu bởi Ác Niệm, 26/12/11.

  1. Ác Niệm

    Ác Niệm New Member

    Bài viết:
    3,584
    Được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI MỞ ĐẦU

    Có thể nói, sự giao lưu kinh tế giữa các quốc gia trên thế giới theo xu hướng khu vực hoá, toàn cầu hoá đang đánh dấu một bước tiến quan trọng trong lịch sử phát triển nền kinh tế thế giới. Các nước không chỉ bó hẹp hoạt động kinh tế của mình trong phạm vi quốc gia mà còn tham gia vào các hoạt động kinh tế toàn cầu hoặc khu vực để tận dụng mọi lợi thế so sánh. Hoà chung xu thế quốc tế hoá đó, Việt Nam đã thực hiện nhiều chính sách kinh tế đối ngoại nhằm mở rộng quan hệ với các nước trong khu vực cũng như trên thế giới trong nhiều năm qua. Một trong những nỗ lực lớn nhất của Việt Nam để hội nhập kinh tế thế giới là sự kiện ngày 11/01/2007, Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức thương mại thế giới (WTO) - một công cụ thương mại đa biên quan trọng nhất để điều chỉnh nền thương mại quốc tế. Những bước phát triển mới này thúc đẩy các quan hệ thương mại quốc tế đã và đang phát triển mạnh mẽ giữa các thương nhân Việt Nam và các chủ thể thương nhân quốc tế. .
    thương mại quốc tế có vai trò to lớn đối với sự phát triển kinh tế đất nước. Nó thu hút vốn đầu tư của các nhà đầu tư vào Việt Nam, tạo cơ hội hợp tác kinh doanh đối với các doanh nghiệp trong nước, tạo việc làm với thu nhập cao cho người lao động, và thúc đẩy một loạt các ngành dịch vụ trong nước phát triển.
    Trong hoạt động thương mại quốc tế của Việt Nam những năm qua, các hoạt động mua bán hàng hoá quốc tế đã có những bước tiến vượt bậc, góp phần tích cực vào sự tăng trưởng và phát triển nền kinh tế đất nước. Điều này khiến Nhà nước ta luôn quan tâm sâu sắc đến việc thúc đẩy sự phát triển của hoạt động thương mại quốc tế. Môi trường pháp lý thuận lợi, thông thoáng được coi là biện pháp tối ưu để tăng cường hiệu quả trong hoạt động thương mại quốc tế. Trong hoạt động này, mua bán hàng hoá quốc tế đóng vai trò phổ biến và rất quan trọng. Cơ sở pháp lý để bảo đảm quyền lợi và ràng buộc trách nhiệm của các bên tham gia của việc mua bán hàng hoá này chính là hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế.
    Trong thời gian thực tập tại Công ty trách nhiệm hữu hạn Vật tư khoa học kỹ thuật Đông Dương - Indochina, vấn đề giao kết và thực hiện hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế của Công ty đã thu hút sự quan tâm của tôi. Qua nghiên cứu thực tiễn ký kết và thực hiện hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế tại Công ty, được sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo PGS, TS Trần Văn Nam, tôi đã chọn đề tài: “Giao kết và thực hiện hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế tại Công ty TNHH Vật tư khoa học kỹ thuật Đông Dương- Indochina” cho chuyên đề thực tập tốt nghiệp của mình.
    Bố cục chuyên đề, ngoài phần mở đầu và kết luận, được kết cấu thành ba chương:
    Chương I: Các quy định pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế.
    Chương II: Thực tiễn giao kết và thực hiện hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế tại Indochina.
    Chương III: Một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động giao kết và thực hiện hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế tại Indochina.
    Do kiến thức và kinh nghiệm còn hạn chế, thời gian thực tập tại công ty để khảo sát thực tế chưa nhiều nên không thể tránh khỏi những thiếu sót trong chuyên đề thực tập. Tôi rất mong nhận được sự quan tâm đóng góp ý kiến của thầy cô và các bạn để chuyên đề thực tập của tôi được hoàn chỉnh hơn.




    MỤC LỤC
    LỜI MỞ ĐẦU 1
    CHƯƠNG I:
    CÁC QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HOÁ QUỐC TẾ 3
    I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HOÁ QUỐC TẾ 3
    1. Khái niệm và đặc điểm của hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế 3
    1.1. Khái niệm 3
    1.2. Đặc điểm 5
    2. Nguồn luật điều chỉnh của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế 6
    2.1. Điều ước quốc tế 6
    2.2. Luật quốc gia 7
    2.3. Án lệ 8
    2.4. Tập quán thương mại quốc tế 8
    II. HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HOÁ THEO QUY ĐỊNH CỦA CÔNG ƯỚC VIÊN 1980 9
    1. Phạm vi áp dụng 9
    2. Giao kết hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế 9
    3. Quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia hợp đồng 10
    3.1. Quyền và nghĩa vụ của bên bán 10
    3.2. Quyền và nghĩa vụ của bên mua 11
    4. Trách nhiệm pháp lý do vi phạm hợp đồng mua bán hàng hoá 12
    4.1. Tiếp tục thực hiện hợp đồng 12
    4.2. Bồi thường thiệt hại 12
    4.3. Huỷ hợp đồng 13
    III. CÁC ĐIỀU KIỆN GIAO HÀNG INCOTERMS VỚI HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HOÁ QUỐC TẾ 13
    1. Nhóm điều kiện E 14
    2. Nhóm các điều kiện F 14
    3. Nhóm điều kiện C 14
    4. Nhóm đìều kiện D 15
    IV. HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HOÁ QUỐC TẾ THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM 15
    1. Thời kỳ trước năm 1997 15
    2. Thời kỳ từ năm 1997 đến năm 2005 16
    3. Thời kỳ từ năm 2005 đến nay 18
    4. Giao kết và thực hiện hợp đồng MBHHQT theo quy định của Luật thương mại 2005 20
    4.1. Điều kiện hiệu lực của hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế 20
    4.2. Giao kết hợp đồng MBHHQT 22
    4.3. Thực hiện hợp đồng MBHHQT 23
    5. Trách nhiệm pháp lý do vi phạm hợp đồng MBHHQT theo quy định của Luật thương mại 2005 24
    5.1. Yếu tố cấu thành trách nhiệm do vi phạm hợp đồng 24
    5.2. Các hình thức trách nhiệm pháp lý do vi phạm hợp đồng MBHHQT 25
    V. GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP TRONG MBHHQT 26
    1. Tranh chấp trong hợp đồng MBHHQT 26
    2. Các phương thức giải quyết tranh chấp trong hợp đồng MBHHQT 28
    2.1. Thương lượng giữa các bên 28
    2.2. Hoà giải giữa các bên 28
    2.3. Giải quyết tranh chấp theo thủ tục Trọng tài 28
    2.4. Giải quyết tranh chấp tại Toà án 30



    CHƯƠNG II
    THỰC TIỄN GIAO KẾT VÀ THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HOÁ QUỐC TẾ TẠI CÔNG TY INDOCHINA 31
    I. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY INDOCHINA 31
    1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty 31
    2. Cơ cấu tổ chức, quản lý của Công ty 33
    2.1. Sơ đồ cấu trúc 33
    2.2. Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban 33
    2.3. Nhân lực 34
    3. Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty 36
    3.1. Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh 36
    3.2. Mặt hàng kinh doanh 37
    1.3. Thị trường hoạt động kinh doanh của Indochina 40
    4. Tình hình giao kết và thực hiện hợp đồng MBHHQT của Indochina trong những năm gần đây 42
    II. THỰC TIỄN GIAO KẾT VÀ THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG MBHHQT TẠI INDOCHINA 42
    1. Thực tiễn giao kết hợp đồng MBHHQT tại Indochina 42
    1.1. Công tác tìm hiểu đối tác 42
    1.2. Phương thức giao kết hợp đồng 44
    1.3. Đàm phán hợp đồng 44
    1.4. Thực hiện hợp đồng 46
    2. Thực hiện hợp đồng MBHHQT tại Indochina 56
    3. Giải quyết tranh chấp phát sinh từ hợp đồng MBHHQT tại Indochina 61
    CHƯƠNG III:
    MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG GIAO KẾT VÀ THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG MBHHQT TẠI INDOCHINA 62
    I. Đánh giá chung về công tác giao kết và thực hiện hợp đồng MBHHQT tại Indochina 62
    1. Những kết quả đạt được 62
    1.1. Từ việc giao kết các hợp đồng MBHHQT 62
    1.2. Từ việc thực hiện các hợp đồng MBHHQT 63
    2. Những tồn tại 64
    3. Thị trường kinh doanh và định hướng phát triển của Indochina 66
    II. Một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả về giao kết và thực hiện hợp đồng MBHHQT 67
    1. Kiến nghị hoàn thiện cơ sở pháp lý cho hợp đồng MBHHQT 67
    1.1. Hệ thống văn bản pháp luật điều chỉnhquan hệ hợp đồng MBHHQT phải có tính ổn định, đồng bộ 68
    1.2. Về quản lý hoạt động MBHHQT 69
    1.3. Về hợp dồng MBHHQT 69
    1.4. Phê chuẩn các điều ước quốc tế về thương mại 70
    1.5. Phổ biến kiến thức pháp luật 71
    2. Kiến nghị về phía Công ty Indochina 71
    2.1. Đối việc việc tìm kiếm đối tác và tiếp cận thị trường mới 71
    2.2. Đối với nghiệp vụ đàm phán và giao kết hợp đồng 72
    2.3. Đối với quá trình thực hiện hợp đồng MBHHQT 73
    KẾT LUẬN 74
    PHỤ LỤC 75
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 76
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...