Luận Văn Giao kết hợp đồng mua bán trực tuyến

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài: Giao kết hợp đồng mua bán trực tuyến

    LỜI MỞ ĐẦU . 1


    1. Lý do chọn đề tài . 1


    2. Mục tiêu nghiên cứu 2


    3. Phạm vi nghiên cứu . 2


    4. Phương pháp nghiên cứu 2


    5. Kết cấu đề tài . 2


    CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT CHUNG VÈ HỢP ĐỒNG MUA BÁN TRỰC TUYẾN 3


    1.1 Khái niệm hợp đồng mua bán trực tuyến . 3


    1.1.1 Định nghĩa hợp đồng mua bán trực tuyến 3


    1.1.2 Đặc điểm của hợp đồng mua bán trực tuyến 4


    1.1.3 Tính chất của hợp đồng mua bán trực tuyến 8


    1.2 Lợi ích của hoạt động mua bán trực tuyến . 13


    1.2.1 Lợi ích đối với người bán . 13


    1.2.2 Lợi ích đối với người mua 15


    1.2.3 Lợi ích đối với xã hội . 16


    1.3 Sự cần thiết phải có pháp luật điều chỉnh trong hoạt động mua bán trực tuyến 18


    1.4 Lịch sử phát triển của hoạt động mua bán trực tuyến 21


    1.4.1 Lịch sử phát triển trên Thế Giới . 21


    1.4.2 Lịch sử phát triển ở Việt Nam 22


    CHƯƠNG 2: GIAO KÉT HỢP ĐỒNG MUA BÁN TRỰC TUYẾN 25


    2.1 Các nguyên tắc giao kết hạp đồng mua bán trực tuyến 25


    2.1.1 Nguyên tắc đảm bảo sự tự do ý chí trong giao kết . 25


    2.1.2 Nguyên tắc bảo đảm bình đẳng và an toàn trong giao kết . 29

    2.1.3 Nguyên tắc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân, lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng 30


    2.2 Điều kiện cố hiệu lực của hợp đồng mua bán trực tuyến 31


    2.2.1 Điều kiện về mặt nội đung 32


    2.2.1.1 Chủ thể . 32


    2.2.1.2 Sự ưng thuận 37


    2.2.1.3 Nội dung trong hợp đồng . 39


    2.2.2 Điểu kiện về mặt hình thức . 42


    2.3 Sự trao đổi ý chí giữa bên bán và bên mua trong hạp đồng mua bán


    trực tuyến . 44


    2.3.1 Đề nghị giao kết hợp đồng . 44


    2.3.2 Chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng 48


    2.3.3 Thời điểm và địa điểm giao kết hợp đồng 49


    2.4 Chữ ký điện tử và giá trị pháp lý của chữ ký điện tử 51


    2.4.1 Chữ ký điện tà 51


    2.4.2 Giá trị pháp lý của chữ ký điện tử 53


    CHƯƠNG 3: BẢO VỆ QUYỀN LỢI NGƯỜI TIÊU DÙNG TRONG


    GIAO KẾT HỢP ĐỒNG MUA BÁN TRỰC TUYẾN . 56


    3.1 Sự càn thiết phải bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng . 56


    3.2 Trách nhiệm bảo vệ quyền lại người tiêu dùng của bên bán 57


    3.2.1 Đảm bảo cung cấp đầy đủ thông tin cho người tiêu dùng 58


    3.2.2 Bảo vệ thông tin cá nhân của người tiêu dùng . 63


    3.3 Giải quyết tranh chấp liên quan đến yếu tố điện tử của hạp đồng 68


    3.3.1 Chứng cứ điện tà 68


    3.3.2 Giải quyết tranh chấp liên quan đến yếu tố điện tử của hợp đồng . 70


    KẾT LUẬN . 73


    Danh mục tài liệu tham khảo


    Phụ lục

    LỜI NÓI ĐẦU


    1. Lý do chọn đề tài


    Bước vào thế kỷ XXI, cuộc cách mạng về Công nghệ thông tin đang phát triển với tốc độ nhảy vọt, trở thành một trong những động lực quan trọng của sự phát triển, làm biến đổi sâu sắc đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội trên toàn thế giới. Đứng trước tình hình đó, phương thức kinh doanh thông qua các phương tiện điện tử đã xuất hiện như là một phương thức quan trọng giúp các quốc gia mở cửa hội nhập với nền kinh tế toàn cầu. Với sự ra đời của họp đồng điện tử nói chung và hợp đồng mua bán trực tuyến nói riêng với các tính năng thuận lợi về không gian, thời gian tiến hành kinh doanh, giúp các doanh nghiệp tăng lợi thế cạnh tranh, giảm chi phí kinh doanh, mở rộng thị trường, tăng khả năng tìm kiếm đối tác. Đây có thể nói là một phương thức kinh doanh mới đầy tiềm năng trong hiện tại và tương lai.


    Với những lợi ích to lớn của hợp đồng điện tử được thiết lập qua mạng Internet nên hiện nay loại hình này được thừa nhận và sử dụng rộng rãi ở hầu hết các quốc gia trên thế giới. Đe theo kịp sự phát triển đó tháng 12 năm 1998 Bộ Thương mại đã thành lập Ban Thương mại điện tử để từng bước nghiên cứu chấp nhận loại hình kinh doanh này và mãi đến năm 2006 loại hình này mới thực sự được điều chỉnh bằng một văn bản có giá tri pháp lý cao, đó là Luật Giao dịch điện tử năm 2005. Có thể nói hợp đồng mua bán trực tuyến còn khá mới ở Việt Nam nhưng với xu hướng phát triển nhanh chóng của nó thì việc hiểu đứng bản chất và các quy định của pháp luật về nó là khá cần thiết. Một trong những khâu quan trọng của họp đồng mua bán trực tuyến là khâu giao kết hợp đồng. Nếu thực hiện không tốt khâu giao kết hợp đồng có thể dẫn đến nhiều vấn đề phát sinh trong việc thực hiện, đảm bảo quyền lợi, lợi ích của các bên cũng như việc đảm bảo giá tn pháp lý của hợp đồng sau này. Vì vậy, để hợp đồng có thể thực hiện dễ dàng, thuận lợi thì cần phải có một khâu giao kết hợp đồng tốt, đúng pháp luật.


    Với những lý do trên, nhận thấy được sự cần thiết cũng như những lợi ích và tầm quan trọng của hợp đồng điện tử nói chung và hợp đồng mua bán trực tuyến nói riêng đối với sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội ở Việt Nam. Ke đến là sự mới mẻ trong khung pháp lý về giao kết họp đồng mua bán trực tuyến mà chủ yếu là áp dụng các quy định của pháp luật về hợp đồng điện tử trong hệ thống pháp luật quốc gia thì việc nghiên cứu, làm sáng tỏ các quy định trong khâu giao kết hợp đồng mua bán trực tuyến là cần thiết, góp phần hạn chế những khó khăn phát sinh trong quá trình thực hiện hợp đồng, cũng như giá trị pháp lý sau này. Với những lý do đó người viết chọn đề tài “Giao kết hợp đồng mua bán trực tuyến” để làm luận văn tốt nghiệp cho bản thân.

    2. Mục tiêu nghiên cứu đề tài


    Việc chọn đề tài “Giao kết hợp đồng mua bán trực tuyến” nhằm những mục tiêu sau: Thứ nhất, dựa trên lý luận về hợp đồng mua bán cũng như hợp đồng nói chung và những quy định của pháp luật về Giao dịch điện tử để tìm hiểu và làm rõ một số quy định về giao kết hợp đồng mua bán trực tuyến. Thứ hai, do các quy định của pháp luật phần nào đó sẽ mang tính chủ quan của những nhà làm luật, chưa bắt kịp với sự phát triển nhanh chóng của hoạt động mua bán trực tuyến nên không tránh khỏi được những tình huống mà luật chưa có quy định cụ thể, chưa dự liệu được hoặc không còn phù hợp với thực tế. Do đó, người viết sẽ dựa trên những quy định pháp luật và thực tiễn hiện nay trong mua bán trực tuyến đề tìm ra những quy định chưa phù hợp, những trường hợp luật chưa quy định để đưa ra những giải pháp góp phần hoàn thiện hơn các quy định pháp luật về giao kết hợp đồng mua bán trực tuyến.


    3. Phạm vi nghiên cứu


    Luận văn tập trung nghiên cứu các quy định hiện hành của pháp Việt Nam liên quan đến giao kết hợp đồng mua bán trực tuyến, đó là các quy định về các nguyên tắc giao kết, các điều kiện để hợp đồng có hiệu lực, các giai đoạn của quá trình giao kết hợp đồng và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong giao kết hợp đồng. Luận văn chủ yếu nghiên cứu về giao kết họp đồng mua bán trực tuyến được thực hiện giữa bên bán là thương nhân còn bên mua là người tiêu dùng. Luận vãn không nghiên cứu các hoạt động mua bán trực tuyến giữa các bên đều là thương nhân hay hoạt động mua bán trực tuyến gắn với hoạt động của các cơ quan nhà nước.


    4. Phương pháp nghiên cứu


    Người viết áp dụng hai phương pháp chủ yếu để thực hiện đề tài là phương pháp thu thập dữ liệu, việc thu thập được thực hiện thông qua các trang website, sách, báo, tạp chí khoa học, các báo cáo khoa học, các giáo trình, các luận văn, luận án và các văn bản pháp luật có liên quan. Sau đó, áp dụng phương pháp phân tích, đánh giá và rút ra kết luận cũng như thể hiện quan điểm cá nhân.


    5. Kết cấu đề tài


    Kết cấu đề tài luận vãn gồm có ba phần: lời nói đầu, phần nội dung và phần kết luận. Trong đó phần nội dung được chia làm ba chương:


    Chương 1: Khái quát chung về hợp đồng mua bán trực tuyến


    Chương 2: Giao kết hợp đồng mua bán trực tuyến


    Chương 3: Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong giao kết hợp đồng mua bán trực


    tuyến
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...