Tiểu Luận Giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Trong một vài năm trở lại đây, Nhà nước đã thực hiện đường lối đổi mới cơ chế kinh tế với sự thừa nhận đã hình thức sở hữu, đa hình thức kinh doanh. Quá trình đổi mới kinh tế ở nước ta hiện nay đã đạt được những thành tựu nổi bật, nhưng quá trình đó càng đi vào chiều sâu và bề rộng thì càng bộc lộ rõ những vấn đề mới cần giải quyết. Tự do, năng động, sáng tạo, nhạy bén là thuộc tính khách quan và là yêu cầu của nền kinh tế thị trường, nhưng gắn liền với nó là nguy cơ tự do về Chính phủ, gian lận kinh doanh, thương mại Hơn nữa, trong giai đoạn này nước ta đã thực sự hội nhập vào nền kinh tế quốc tế thì càng cần thiết đòi hỏi Nhà nước phải có một khung pháp lý Thương mại hoàn chỉnh để điều chỉnh các hoạt động đó đúng chủ trương, đường lối
    Đứng trước yêu cầu đó, ngày 14- 11- 2005 Quốc hội đã ban hành Luật Thương mại số 36/ 2005- QH 11 quy định về hoạt động thương mại (chính thức có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2006, thay thế luật thương mại 1997) nhằm tạo thành một hành lang pháp lý hoàn chỉnh cho các thương nhân trong hoạt động thương mại.
    Cũng giống như Luật thương mại 1997, Luật thương mại 2005 cũng quy định khá đầy đủ và chi tiết về mua bán hàng hoá, hợp đồng mua bán hàng hoá. Tuy nhiên để hoạt động thương mại nói chung và hoạt động mua bán hàng hoá nói riêng đi vào chiều sâu, đòi hỏi mỗi thành phần kinh tế, mỗi cá nhân cần phải tìm hiểu, tiếp cận và nhận thức đúng đắn các hoạt động thương mại theo đúng luật, nhằm hạn chế những tổn hại kinh tế không đáng có, để các quy định của luật thương mại thực sự có ích trong cuộc sống, tạo thuận lợi cho mọi chủ thể của hoạt động thương mại.
    I. Những vấn đề chung về hợp đồng.
    1. Khái niệm hợp đồng mua bán hàng hóa

    Theo Khoản 8 Điều 3 Luật Thương Mại: Mua bán hàng hoá là hoạt động thương mại, theo đó bên bán có nghĩa vụ giao hàng, chuyển quyền sở hữu hàng hóa cho bên mua và nhận thanh toán; bên mua có nghĩa vụ thanh toán cho bên bán, nhận hàng và quyền sở hữu hàng hoá theo thỏa thuận.
    Hợp đồng mua bán hàng hóa là sự thỏa thuận giữa các chủ thể nhằm xác lập, thay đổi và chấm dứt các quyền và nghĩa vụ pháp lý giữa các chủ thể trong quan hệ mua bán hàng hóa.
    Hợp đồng mua bán hàng hóa trong kinh doanh thương mại là một dạng cụ thể của hợp đồng mua bán tài sản theo Luật Dân sự 2005. Theo Điều 428: “Hợp đồng mua bán tài sản là sự thoả thuận giữa các bên, theo đó bên bán có nghĩa vụ giao tài sản cho bên mua và nhận tiền, còn bên mua có nghĩa vụ nhận tài sản và trả tiền cho bên bán”
    Quan hệ mua bán hàng hóa đươc xác lập và thực hiện trên cơ sở thuận mua, vừa bán, tức là trên cơ sở thống nhất ý chí của các bên. Sự thống nhất ý chí ( hay còn gọi là sự thỏa thuận) đó được gọi là hợp đồng mua bán hàng hóa. Hợp đồng mua bán hàng hóa có bản chất của hợp đồng mua bán nói chung. Đó là sự thỏa thuận của các bên nhằm xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt các quyền và nghĩa vụ trong quan hệ mua bán. Dù là mua bán tài sản trong dân sự hay mua bán hàng hóa trong thương mại thì bản chất của nó cũng không có gì đổi khác mà vẫn có nội dung là: người bán phải giao đối tượng được bán và quyền sở hữu đối tượng đó cho người mua và nhận tiền, còn người mua thì nhận đối tượng được mua và trả tiền. Luật thương mại năm 2005 không đưa ra định nghĩa về hợp đồng mua bán hàng hóa, nhưng chúng ta có thể xác định hợp đồng mua bán hàng hóa trong thương mại dựa vào quy định của Bộ luật dân sự về hợp đồng mua bán tài sản. Từ đó cho thấy hợp đồng mua bán tài sản trong thương mại là một dạng cụ thể của hợp đồng mua bán tài sản. Một hợp đồng mua bán có thể là thỏa thuận về việc mua bán hàng hóa ở hiện tại hoặc mua bán hàng hóa sẽ có ở một thời điểm nào đó trong tương lai. Bất cứ khi nào một người mua hàng hóa bằng tiền hoặc phương thức thanh toán khác và nhận quyền sở hữu hàng hóa thì khi đó hình thành nên quan hệ hợp đồng mua bán hàng hóa.



    MỤC LỤC


    I. Những vấn đề chung về hợp đồng. 1
    1. Khái niệm hợp đồng mua bán hàng hóa 1
    2. Đặc điểm 2
    2.1 Đặc điểm về chủ thể 2
    2.2 Đặc điểm về đối tượng 3
    2.3 Đặc điểm về hình thức 3
    2.4 Đặc điểm về nội dung 4
    II. Giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa 5
    Khái niệm giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa 5
    2. Nội dung của giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa: 5
    2.1, Đề nghị giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa. 5
    2.2 Chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa: 6
    2.3 Thời điểm giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa: 7
    III. Hợp đồng mua bán hàng hóa vô hiệu. 8
    1.Khái niệm hợp đồng mua bán hàng hóa vô hiệu. 8
    2.Đặc trưng của hợp đồng mua bán hàng hóa vô hiệu. 9
    3.Phân loại hợp đồng mua bán hàng hóa vô hiệu. 9
    4. Các phương thức xử lý hợp đồng mua bán hàng hóa vô hiệu theo quy định của pháp luật bao gồm: 11
    5. Kiến nghị hoàn thiện các quy định về xử lý hợp đồng mua bán hàng hóa vô hiệu. 12
    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 16
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...