Tiểu Luận Giao kết Hợp đồng bảo hiểm nhân thọ và vấn đề vô hiệu của hợp đồng

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Tóm tắt luận văn thạc sĩ năm 2012
    Đề tài: Giao kết Hợp đồng bảo hiểm nhân thọ và vấn đề vô hiệu của hợp đồng


    [TABLE]
    [TR]
    [TD]MỤC LỤC LUẬN VĂN

    Chương I: Khái quát về Hợp đồng BHNT và Hợp đồng BHNT vô hiệu
    1. Một số vấn đề cơ bản về Hợp đồng BHNT
    1.1. Một số vấn đề cơ bản về BHNT
    1.1.1. Khái niệm BHNT
    1.1.2. Các loại hình BHNT
    1.1.3. Sơ lược sự hình thành và phát triển của BHNT
    1.2. Một số vấn đề cơ bản về Hợp đồng BHNT
    1.2.1. Giao dịch BHNT
    1.2.2. Đặc trưng cơ bản của Hợp đồng BHNT
    1.2.3. Hình thức hợp đồng BHNT
    1.2.4. Nội dung hợp đồng BHNT
    2. Một số vấn đề cơ bản về Giao dịch dân sự vô hiệu
    2.1. Khái niệm giao dịch dân sự vô hiệu
    2.2. Phân loại giao dịch dân sự vô hiệu
    2.3. Hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu
    3. Cơ sở pháp lý về Hợp đồng BHNT vô hiệu
    3.1. Bộ luật dân sự - Luật chung
    3.2. Luật kinh doanh bảo hiểm – Luật chuyên ngành
    Chương II: Thực trạng pháp lý về giao kết hợp đồng BHNT và hợp đồng BHNT vô hiệu
    1. Giao kết Hợp đồng BHNT
    1.1. Nguyên tắc giao kết hợp đồng BHNT
    1.2. Chủ thể và vai trò của các chủ thể trong giao kết hợp đồng BHNT
    1.3. Quy trình giao kết hợp đồng BHNT
    1.4. Hậu quả pháp lý của việc giao kết hợp đồng BHNT
    1.5. Bảo vệ quyền lợi của Bên mua bảo hiểm, Người được bảo hiểm và Người thụ hưởng
    1.6. Kiểm soát giao dịch trục lợi bảo hiểm
    1.6.1. Kiểm soát từ phía DNBH
    1.6.2. Kiểm soát từ phía cơ quan quản lý nhà nước
    2. Hợp đồng BHNT vô hiệu và vấn đề hạn chế tình trạng hợp đồng BHNT vô hiệu từ góc độ giao kết hợp đồng
    2.1. Theo quy định của Luật kinh doanh bảo hiểm
    2.1.1. Bên mua bảo hiểm không có quyền lợi có thể được bảo hiểm
    2.1.2. Tại thời điểm giao kết hợp đồng, đối tượng bảo hiểm không tồn tại
    2.1.3. Tại thời điểm giao kết hợp đồng, bên mua bảo hiểm biết sự kiện bảo hiểm đã xảy ra
    2.1.4. Bên mua bảo hiểm hoặc doanh nghiệp bảo hiểm có hành vi lừa dối khi giao kết hợp đồng
    2.2. Một số trường hợp hợp đồng BHNT vô hiệu khác theo quy định của luật chung và các luật chuyên ngành khác
    2.3. Thẩm quyền tuyên bố hợp đồng BHNT vô hiệu
    2.4. Thời hiệu yêu cầu Tòa án tuyên bố hợp đồng BHNT vô hiệu
    Chương III. Định hướng hoàn thiện pháp luật và một số kiến nghị
    1. Định hướng để hoàn thiện pháp luật
    2. Kiến nghị hoàn thiện pháp luật kinh doanh bảo hiểm.
    2.1. Về giao kết hợp đồng BHNT
    2.2. Về hợp đồng BHNT vô hiệu

    [/TD]
    [TD]Trang
    [/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]
    PHẦN MỞ ĐẦU
    1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
    1.1. Bảo hiểm là một phương thức hữu hiệu để đối phó với rủi ro trong cuộc sống; hoạt động bảo hiểm vừa có ý nghĩa kinh tế, vừa có ý nghĩa xã hội. Riêng đối với bảo hiểm nhân thọ (BHNT), do (i) vừa mang tính tiết kiệm vừa mang tính rủi ro (ii) đồng thời đáp ứng được nhiều mục đích khác nhau nên ngày càng có nhiều người quan tâm và mong muốn tham gia loại hình bảo hiểm này. Thị trường BHNT Việt Nam, mặc dù không còn trong giai đoạn tăng trưởng phi mã của những ngày đầu tiên nhưng là một thị trường còn nhiều tiềm năng do tỷ lệ dân số trẻ cao hàng đầu thế giới, hơn 54% nằm trong độ tuổi dưới 30 và thu nhập bình quân đầu người ngày càng được nâng cao. Số lượng các giao dịch BHNT sẽ ngày càng gia tăng. Cho đến nay, trên thị trường BHNT Việt Nam đã có 600 sản phẩm BHNT khác nhau với 19 nhà cung cấp nội và ngoại. Hơn nữa, xu hướng của những năm gần đây là: số lượng các hợp đồng có số tiền bảo hiểm lớn, thời hạn dài hơn đang thay thế các loại sản phẩm có thời hạn ngắn, số tiền bảo hiểm thấp.
    1.2. Giai đoạn giao kết hợp đồng là giai đoạn đầu tiên, có ý nghĩa vô cùng quan trọng và ảnh hưởng đến giá trị pháp lý của hợp đồng. Giai đoạn giao kết hợp đồng BHNT chịu tác động bởi một số đặc điểm của loại hợp đồng này, cụ thể:
    - Hợp đồng bảo hiểm (HĐBH) là hợp đồng gia nhập với điều khoản sản phẩm được soạn sẵn. Hơn thế nữa, ngoài hình thức trực tiếp và đấu thầu, các doanh nghiệp bảo hiểm thường xuyên bán bảo hiểm thông qua hình thức đại lý bảo hiểm hoặc/và môi giới bảo hiểm. Việc giao kết hợp đồng thông qua trung gian không đơn giản như hình thức giao kết trực tiếp và làm phát sinh nhiều vấn đề liên quan đến hiệu lực pháp lý của hợp đồng.
    - Trong khi đó, hợp đồng BHNT là loại hợp đồng đa dạng và phức tạp hơn so với các loại HĐBH thương mại khác. Tính đa dạng và phức tạp thể hiện ở ngay ở các sản phẩm của nó. Mỗi sản phẩm có nhiều loại hợp đồng khác nhau dựa theo thời gian; mỗi hợp đồng lại có các điều kiện khác nhau như tuổi người được bảo hiểm, số tiền bảo hiểm, phương thức đóng phí . Quá trình xác định phí BHNT khá phức tạp do sự tác động của tổng hợp nhiều yếu tố trong đó có những yếu tố phải giả định (tỷ lệ chết, tỷ lệ huỷ hỏ hợp đồng, tỷ lệ lạm phát, lãi suất đầu tư ). Chính vì thế, điều khoản của hợp đồng BHNT không đơn giản và dễ hiểu đối với nhiều người. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình đàm phán, giao kết hợp đồng BHNT.
    1.3. Việc giao kết hợp đồng BHNT và hậu quả hợp đồng BHNT vô hiệu có mối liên hệ đặc biệt với nhau. Việc giao kết hợp đồng BHNT làm phát sinh quyền và nghĩa vụ của các bên hoặc khiến HĐVH ngay từ khi giao kết. Sự vô hiệu được xác định ngay từ thời điểm xác lập hợp đồng, kể cả trường hợp hợp đồng đã và đang được thực hiện. Một HĐBH bị vô hiệu thực chất là hợp đồng không được pháp luật thừa nhận do đã có sự vi phạm pháp luật trong việc ký kết hợp đồng. Hậu quả pháp lý của HĐBH vô hiệu là không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền và nghĩa vụ của các bên kể từ thời điểm xác lập .
    1.4. Trên thực tế, vẫn còn tồn tại phổ biến một số tình trạng như sau trong giai đoạn giao kết hợp đồng BHNT:
    - Đại lý bán sản phẩm vi phạm các nguyên tắc đàm phán và giao kết: (i) không tư vấn, giải thích đầy đủ các thông tin về sản phẩm BHNT cho Bên mua bảo hiểm hoặc (ii) tác động đến Bên mua bảo hiểm cung cấp sai lệch hoặc không cung cấp các thông tin cần thiết cho doanh nghiệp bảo hiểm;
    - Doanh nghiệp bảo hiểm không có khả năng và biện pháp quản lý, giám sát hiệu quả quá trình khai thác và giao kết hợp đồng; do đó thụ động trước những phản ứng từ phía khách hàng và đại lý về hoàn cảnh giao kết hợp đồng. Doanh nghiệp bảo hiểm phải đối mặt với những rủi ro bất đắc dĩ do chưa kiểm soát hiệu quả chất lượng hoạt động của đại lý.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...