Luận Văn Giáo dục ý thức thẩm mỹ cho sinh viên ở nước ta hiện nay

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    CHƯƠNG 1
    NHŨNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CHỦ THỂ, KHÁCH THỂ THẨM MĨ
    1. 1. Các khái niệm
    1.1.1. Chủ thể thẩm mĩ
    1.1.1.1. Khái niệm:

    Theo từ điển triết học, chủ thể là con người (cá nhân hay nhóm) tiến hành hoạt động cải tạo thực tiễn. Con người chỉ có thể trở thành chủ thể nhận thức một khi con người là một thực thể xã hội, có quan hệ với những người xung quanh, nắm và sử dụng được các loại công cụ và phương tiện của hoạt động nhận thức và hoạt động cải tạo thực tiễn mà các thế hệ để lại” [tr.230, 41].
    Chủ thể thẩm mĩ là con người (cá nhân hay nhóm) hoạt động về mặt thẩm mĩ. Trong các hoạt động của mình, con người quan hệ rất nhiều mối liên hệ với thực tiễn, trong đó có quan hệ về mặt thẩm mĩ. Thực tiễn thẩm mĩ của con người là các hoạt động hướng về cái đẹp, hoàn thiện cuộc sống theo qui luật của cái đẹp. Thực tiễn thẩm mĩ của con người vô cùng phong phú và đa dạng. Nó bao hàm toàn bộ xúc cảm, tình cảm, các quan hệ thưởng thức, đánh giá và sáng tạo thế giới theo qui luật của cái đẹp.
    Đời sống thẩm mĩ mang bản chất của chủ thể thẩm mĩ, trước hết đó là hoạt động có mục đích. Trong quá trình tiếp xúc với thế giới tự nhiên, con người khác hoàn toàn với động vật ở tính mục đích, từ đó đối tượng và phương pháp hoạt động cũng khác. Con người hoạt động một cách tự giác, có ý thức, biết lựa chọn đối tượng để cải tạo và bằng một phương pháp hợp lí mà hoạt động của con người trở thành một kiểu hoạt động tinh vi và cao hơn cả loài vật. Mục đích của con người là cải tạo thế giới và cải tạo chính bản thân mình. “ Khao khát của con người là sản sinh ra chính mình bằng cách thay đổi thế giới tự nhiên (tác giả nhấn mạnh). Vì thế, người ta thường nói về sự đồng hóa hiện thực bằng con người. điều này có nghĩa là con người biến tự nhiên thành tự nhiên của con người và biến con người thành con người xã hội. [tr.232-233, 41]. Ph.Ăngghen nhấn mạnh rằng: “Chỗ khác nhau chủ yếu và cuối cùng giữa con người và các loài động vật khác là, loài vật chỉ lợi dụng giới tự nhiên bên ngoài và gây ra những biến đổi trong tự nhiên, chỉ đơn thuần do sự có mặt của nó thôi, còn con người do đã tạo ra những biến đổi đó mà bắt giới tự nhiên phải phục những mục đích của mình và thống trị tự nhiên ”[tr.654, 47]
    Chủ thể thẩm mĩ bao gồm các khả năng cảm thụ, đánh giá và sáng tạo các giá trị thẩm mĩ. Khả năng này không phải bẩm sinh vì không có các hoạt động sáng tạo trong lao động thì không có những khả năng ấy.
    Nghiên cứu quá trình phát triển từ một chủ thể thực dụng chuyển sang một chủ thể mang giá trị thẩm mĩ, phải thấy được vai trò hết sức quan trọng của sự phân công lao động, đến trình độ kĩ thuật của con người. Nghệ thuật chỉ ra đời khi tình cảm, xúc cảm của con người đạt đến trình độ nhất định, đời sống vật chất và tinh thần của con người phát triển khá phong phú.
    Trong tính muôn vẻ của cuộc sống- đối tượng thẩm mĩ- thường gây ra cho chủ thể thẩm mĩ một tín hiệu ban đầu: đó là cảm xúc thẩm mĩ, những cảm nhận đầu tiên bằng trực giác và cảm giác mang tính người. Chỉ có con người mới cảm nhận hết sự xao động của cái đẹp trong thiên nhiên và trong xã hội loài người: một thác nước, một đại dương bao la, sông núi hùng vĩ Những cảm xúc này không mang tính bẩm sinh, nó đòi hỏi một quá trình rèn luyện lâu dài mới có được. Mắt của con chim ưng tinh vi hơn, nhìn xa hơn mắt người, nhưng mắt chim ưng không mang bản chất xã hội như của con người. Sản phẩm của nhà kiến trúc sư tồi tàn nhất cũng hơn những công trình tuyệt tác của con ong. Bởi vì trước khi nhà kiến trúc sư xây dựng cái tổ cho con người thì họ đã có ý thức về các mối quan hệ xã hội trong công trình của mình.
    Từ đó có thể thấy rằng, chủ thể thẩm mĩ là con người (cá nhân hay nhóm) có khả năng hưởng thụ, đánh giá và sáng tạo thẩm mĩ thông qua các giác quan tay, mắt, tai được rèn luyện, về sự “ vật chất hóa” thế giới về mặt thẩm mĩ.
    Đúng vậy, những năng lực hưởng thụ và sáng tạo các giá trị thẩm mĩ có những yếu tố tâm – sinh lí, có sự di truyền và có cả sự bẩm sinh, nhưng tất cả các yếu tố đó là những tiềm năng ẩn sâu trong cơ thể mà chúng ta thường gọi là năng khiếu. Những năng khiếu đó, chỉ giúp cho sự lớn mạnh, sự giàu có của chủ thể thẩm mĩ, nếu nó được tiếp tục rèn luyện, mài dũa. Một hệ quả tất yếu, chỉ thống qua hoạt động thực tiễn, qua quá trình cải tạo tự nhiên và cải tạo xã hội, thì con người mới có thể phát huy những năng khiếu tiềm ẩn trong bản thân mình.
    Từ những nhận định trên, chúng ta có thể thấy, về cơ bản, năng lực thẩm mĩ không phải là những năng lực bẩm sinh mà nó được nuôi dưỡng và được bộc lộ thông qua năng lực thực tiễn. Các thành tố của chủ thể thẩm mĩ: cảm xúc thẩm mĩ, thị hiếu thẩm mĩ, lí tưởng thẩm mĩ được hình thành và phát triển đúng đắn trong thực tiễn. Sự hình thành các năng lực thẩm mĩ có quan hệ mật thiết với các quan hệ xã hội. Có những quan hệ xã hội thúc đẩy các năng lực thẩm mĩ đúng hướng và phát triển nhanh. Đó là những quan hệ xã hội tiến bộ, đáp ứng được các nhu cầu giải trí, là nguồn vui trong lao động, con người thấy tự do, bình đẳng còn trong các xã hội mà tràn lan áp bức, bóc lột, bất công, mất dân chủ, đói nghèo thì sẽ làm thui chột năng lực thẩm mĩ của con người. Vì vậy, hoàn thiện và nâng cao quan hệ xã hội là một quá trình phát triển các năng lực thẩm mĩ.
    1.1.1.2. Các thành tố cấu thành của chủ thể thẩm mĩ
    Tình cảm thẩm mĩ
    Sự thoả mãn hay không thỏa mãn nhu cầu thẩm mĩ đã được nảy sinh tình cảm thẩm mĩ ở con người. Đây là loại tình cảm đặc thù được xuất hiện trong quá trình thưởng thức, sáng tạo và đánh giá các hiện tượng thẩm mĩ trong cuộc sống cũng như những tác phẩm nghệ thuật.
    Có thể thấy rằng, tình cảm và nhu cầu thẩm mĩ gắn bó hữu cơ với nhau. Nếu thiếu những tình cảm của con người thì không bao giờ có nhu cầu thẩm mĩ. Bằng những tình cảm thẩm mĩ, con người khám phá ra vẻ đẹp của thể giới và của chính mình. Mối quan hệ giữa tình cảm và đối tượng thẩm mĩ gắn bó keo sơn và dường như là sự “nhập cảm” vào đối tượng [tr.131, 44]. Những tình cảm này không đơn giản chỉ do các khách thể tương ứng sinh ra. Chúng đi vào đối tượng, thâm nhập vào đó, bộc lộ bản chất đích thực của chúng theo cách riêng.
    Tình cảm thẩm mĩ phản ánh các đặc điểm, các quá trình vật động của chủ thể trước các hiện tượng thẩm mĩ khách quan. Những tình cảm đó kích thích tính tích cực về mặt xã hội của con người, điều tiết hành vi của họ và tác động đến sự hình thành những lí tưởng chính trị - xã hội, thẩm mĩ đạo đức của cá nhân [tr.259, 7]. Nó là sản phẩm của hoạt động thực tiễn thẩm mĩ của con người và là động lực thúc đẩy thực tiễn tiến lên. Tình cảm thẩm mĩ được bộc lộ bằng các cảm xúc: vui sướng, hân hoan trước cái đẹp. Chỉ có thống qua tình cảm thẩm mĩ, con người mới biết thưởng thức cái đẹp, khâm phục cái cao cả, căm giận cái xấu xa, đồng cảm thương xót trước bi thương Và, cũng chính nhờ tình cảm thẩm mĩ, con người mới hiểu sâu cuộc sống, cải tạo hiện thực và hoàn thiện quá trình sống của mình. Từ đó có thể thấy rằng, tình cảm thẩm mĩ có ảnh hưởng tích cực, có sức mạnh lớn đến mọi quá trình tâm sinh lí của con người. Thường thường chúng kích thích tính tích cực sáng tạo xã hội của con người. Trong một chừng mực nhất định, tình cảm thẩm mĩ góp phần định hướng sáng tác, có vai trò thúc đẩy, khích lệ các chủ thể sáng tạo
    Tình cảm thẩm mĩ là một bộ phận quan trọng của chủ thể thẩm mĩ, bởi tình cảm thẩm mĩ có tác động sâu rộng đến sự hình thành cá tính, khả năng sáng tạo vượt bậc và nền tảng cho các tài năng nghệ thuật. Cũng như tình cảm chính trị, tình cảm đạo đức, tình cảm thẩm mĩ vừa mang màu sắc chủ quan, vừa mang dấu ấn xã hội. Cho nên, tuy cùng đứng trước một hiện tượng thẩm mĩ, nhưng do đặc điểm tâm sinh lí khác nhau, do sự khác biệt về hoàn cảnh lịch sử xã hội mà tình cảm thẩm mĩ cũng muôn màu, muôn vẻ về hình thức và tính chất thể hiện.
    Trên phương diện đạo đức học, tình cảm thẩm mĩ có quan hệ mật thiết với tình cảm đạo đức, bởi cái đẹp bao giờ cũng nảy sinh từ cái tốt, từ lao động và đấu tranh phục vụ cho nguồn hạnh phúc của mọi người. Tình cảm thẩm mĩ đúng đắn thức tỉnh con người đấu tranh cho cái đẹp, cái thiện, bác bỏ cái xấu, làm cho xã hội văn minh hơn, làm phong phú thêm đời sống tinh thần và dẫn đến phát triển thị hiếu thẩm mĩ thông qua nghệ thuật. Cần lưu ý rằng, tình cảm đạo đức gắn chặt với tình cảm đạo đức nhưng không đồng nhất với tình cảm đạo đức. Tình cảm thẩm mĩ bao giờ cũng bao hàm một nội dung hưởng thụ, thưởng thức, biểu hiện như một nhu cầu được thỏa mãn. Trước một hành vi đạo đức, con người có thái độ đánh giá căn cứ vào những chuẩn mực nhất định của xã hội.
    Tình cảm thẩm mĩ cũng mang trong lòng nó tính giai cấp, tính dân tộc và tính thời đại. Chủ thể thẩm mĩ không thể tư duy và sáng tạo nghệ thuật nếu không có tình cảm thẩm mĩ. Có thể nói, tình cảm thẩm mĩ là động lực của sáng tạo nghệ thuật. Tình cảm thẩm mĩ càng cao, sự hấp dẫn của tác phẩm càng lớn, tác động của nghệ thuật càng mạnh.
    Con người xã hội, nhân tố tình cảm không bao giờ đứng biệt lập mà luôn luôn chịu sự tác động của lí trí, thế giới quan, nhân sinh quan, bề dày văn hóa Cũng như sự gắn bó khăng khít và tất yếu giữa tình cảm chính trị - đạo đức và tình cảm thẩm mĩ. Trong thực tiễn, hoạt động sáng tạo của con người đã hình thành nên những tình cảm thẩm mĩ và chính chúng lại thường xuyên kích thích, thúc đẩy quá trình sáng tạo. Đây chính là một động lực tinh thần to lớn giúp chúng ta từng bước vượt qua những khó khăn, gian khổ để hoàn thành công việc. Đối với hoạt động sáng tạo nghệ thuật, tình cảm thẩm mĩ còn có vai trò đặc biệt hơn. Chủ thể sáng tạo nếu không có tình cảm thẩm mĩ thì không thể cho ra đời các tác phẩm nghệ thuật được. Tình cảm thẩm mĩ vừa là động lực tinh thần thúc đẩy hành vi sáng tạo, vừa là nguyên vật liệu để xây dựng tác phẩm nghệ thuật. Chủ thể thẩm mĩ đã vật chất hóa các rung động, ấn tượng, cảm xúc vào trong các tác phẩm nghệ thuật của mình. Vì thế, chủ thể thẩm mĩ đã biến đối tượng không còn là vật – tự - nó mà trở thành sự vật – cho - ta. Thông qua các hình tượng ở tác phẩm, công chúng đón nhận cảm xúc của chủ thể sáng tạo thẩm mĩ và rồi các thể nghiệm tâm lí được diễn ra trong nội tâm mỗi người. Tình cảm thẩm mĩ góp phần quan trọng vào việc điều tiết các chức năng tâm lí và sinh lí của con người, giúp con người được thanh lọc về mặt nhân cách. Vì vậy, tạo điều kiện thuận lợi về mặt tình cảm thẩm mĩ tích cực và năng lực trực quan thẩm mĩ là một nhiệm vụ quan trọng nhất của văn hóa thẩm mĩ.
    Trong thực tế, tình cảm thẩm mĩ đã chi phối toàn bộ quá trình định hướng, sáng tạo và thưởng thức của chủ thể thẩm mĩ. Tình cảm thẩm mĩ có ảnh hưởng rất lớn đến các thành tố khác của chủ thể, đặc biệt là thị hiếu thẩm mĩ và lí tưởng thẫm mĩ. Tức là luôn có ý thức vươn tới cái đẹp, cái cao cả, phủ định cái thấp kém. Tình cảm thẩm mĩ là cái “kết lại” của quá trình nhận thức và sáng tạo thẩm mĩ [tr.208, 6].
    Thị hiếu thẩm mĩ
    Thị hiếu thẩm mĩ là khả năng lựa chọn phổ biến của con người, là sở thích trong mọi lĩnh vực của cá nhân và tập thể [tr. 200,7]. Theo Hoài Lam, thị hiếu thẩm mĩ là năng lực lựa chọn phổ biến của con người trước thế giới các hiện tượng thẩm mĩ. Thị hiếu thẩm mĩ thể hiện năng lực của con người trong thưởng thức, đánh giá và sáng tạo nghệ thuật.
    Thị hiếu thẩm mĩ tốt cũng chính là cơ sở để có một thế giới quan đúng đắn, lọc bỏ cái xấu, tiếp cận được cái đẹp trong mọi mối quan hệ. Thị hiếu thẩm mĩ tốt còn là cánh cửa giúp con người tiếp cận được những giá trị thẩm mĩ tốt đẹp. Trình độ phát triển của thị hiếu là nguồn gốc tình cảm cho việc đánh giá đúng các hiện tượng thẩm mĩ khách quan, phê bình đúng các tác phẩm nghệ thuật.
    Từ đó có thể nhận thấy rằng, thị hiếu thẩm mĩ không phải là một năng lực bẩm sinh, thần bí mà nó là một hiện tượng xã hội – lịch sử, trải qua thực tiễn lao động và hoạt động xã hội, trong đó kết hợp những yếu tố có tính nhân loại và những yếu tố thuộc về tầng lớp, giai cấp, giới tính và cá nhân. Thị hiếu vốn uyển chuyển, dễ đổi thay nhưng lại mang tính cá biệt, nhưng đồng thời nó chứa đựng một cái gì bền vững và ổn định. Sự thay đổi của đời sống xã hội gắn liền với sự biến đổi về thị hiếu thẩm mĩ. Thị hiếu thẩm mĩ của một thời đại, một cộng đồng người luôn biểu thị qua những thị hiếu cá nhân đa dạng, độc đáo. Về phần mình, thị hiếu thẩm mĩ cá nhân được hình thành trên cơ sở kinh nghiệm thẩm mĩ của nhân loại, thời đại, đồng thời còn bao hàm những kinh nghiệm mới mà cá nhân đó trải nghiệm khi tiếp xúc với đời sống thẩm mĩ.
    Nghệ thuật là biểu hiện tập trung nhất, là hạt nhân của thị hiếu thẩm mĩ.Thị hiếu thẩm mĩ càng phong phú, càng đậm đà, nếu cái vốn hình tượng tích lũy được của tình cảm thẩm mĩ qua thực tiễn lao động, chiến đấu, qua hoạt động nghệ thuật ngày càng nhiều. Một thị hiếu thẩm mĩ lành mạnh, sắc bén, có tính chiến đấu do chiều sâu của các hình tượng đúng đắn được huy động vào hành động cảm thụ, đánh giá và sáng tạo nghệ thuật. Cố Tổng Bí thư Trường Chinh đã khẳng định sức mạnh của hình tượng trong nền nghệ thuật: “Tác dụng mạnh mẽ của văn nghệ trong việc giáo dục và bồi dưỡng con người mới là do bản thân những hình tượng nghệ thuật phản ánh một cách sinh động những tính cách và hiện tượng quan trọng và nổi bật nhất trong cuộc sống của chúng ta ngày nay. Do đó, văn nghệ gây được những ấn tượng sâu sắc và lâu bền, tạo ra được những rung động mãnh liệt, tác động đến con người một cách mạnh mẽ” [tr. 200-201,50]. Từ những hình tượng tốt đẹp của cuộc sống hàng ngày, tâm hồn của công chúng sẽ trở nên phong phú, thị hiếu thẩm mĩ lành mạnh hơn bởi vì quan hệ giữa chủ thể và khách thể thẩm mĩ được tập trung đầy đủ và sâu sắc trong tác phẩm nghệ thuật.
    Thế kỉ XXI là thế kỉ của khoa học và công nghệ cao đã đẩy xã hội đi lên với tốc độ phi thường, tuy nhiên nó cũng ẩn chứa những dấu hiệu của cuộc khủng hoảng toàn cầu: lương thực, thực phẩm, năng lượng, tài chính, bệnh tật , đặc biệt trong lĩnh vực văn hóa nghệ thuật cũng có sự xáo trộn lớn, đòi hỏi các chủ thể thẩm mĩ phải có sự tìm tòi, phát hiện và sáng tạo mới về đề tài, phát hiện những thị hiếu thẩm mĩ mới.
    Chính tầm quan trọng như đã nêu trên, mĩ học Mác – Lênin xác định, thị hiếu thẩm mĩ là tiềm năng thường trực, là khát vọng vươn tới của con người. Nó trở thành động lực quan trọng của cốt cách văn hóa và nội dung sâu sắc của cá tính cao đẹp. Do đó, trọng sự nghiệp xây dựng con người mới phải nhằm đến phát triển hài hòa, toàn diện con người thì không thể bỏ qua công việc xây dựng thị hiếu thẩm mĩ lành mạnh, trong sáng trong tâm hồn và tình cảm
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...