Tài liệu Giáo dục vì sự phát triển bền vững qua dạy học Địa lí lớp 12 - ban nâng cao, trung học phổ thông (TH

Thảo luận trong 'Địa Chất' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    ĐỀ TÀI: Giáo dục vì sự phát triển bền vững qua dạy học Địa lí lớp 12 - ban nâng cao, trung học phổ thông (THPT)



    PHẦN MỞ ĐẦU
    I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
    Trong thế giới toàn cầu hóa, môi trường tự nhiên đă và đang biến đổi sâu sắc và có nguy cơ hủy diệt trước những tác động mạnh mẽ của con người. Một loạt các sự cố về môi trường đă xảy ra như: Hiệu ứng nhà kính, lỗ thủng tầng ôzụn, sự suy giảm tài nguyên rừng và tính đa dạng sinh học, ô nhiễm môi trường nước, đất Môi trường xă hội cũng đang bị xuống cấp, khi mà chiến tranh, xung đột và khủng bố đang đe dọa ḥa b́nh ở nhiều nơi trên Trái Đất. V́ vậy phát triển bền vững chính là mục tiêu tối cao mà chúng ta cần phải đạt tới, là con đường tất yếu chúng ta phải đi, là triết lí sống mà mỗi công dân toàn cầu phải thực hiện. Việc cam kết thực hiện phát triển bền vững là lương tâm, trách nhiệm của thế hệ hôm nay và tương lai.
    Tại hội nghị Thượng đỉnh về môi trường và phát triển năm 1992 ở Rio de Janeiro, các nhà lănh đạo thế giới đă khẳng định rằng phát triển bền vững là mục tiêu tối cao của thế giới hiện đại. Thế giới toàn cầu sẽ không có tương lai nếu không phát triển bền vững, bởi v́ phát triển bền vững sẽ thỏa măn những nhu cầu của thế hệ hôm nay mà không làm tổn hại đến thế hệ mai sau.
    Tuy nhiên, phát triển bền vững chỉ có thể đạt được nếu như chúng ta tiến hành đổi mới một cách toàn diện và sâu sắc. Đổi mới toàn diện trên cả ba mặt cơ bản: thể chế, công nghệ, nhận thức và hành vi. Sự đổi mới, những cam kết mạnh mẽ và sự tham gia có hiệu quả không thể tự nhiên có được mà phải là kết quả của quá tŕnh giáo dục. Con đường đi đến bền vững thông qua giáo dục. Chính v́ vậy mà tại hội nghị này đă khẳng định giáo dục là ch́a khóa của phát triển bền vững.
    Trong nhà trường phổ thông, Địa lí là môn học có tính chất tổng hợp của những tri thức khoa học tự nhiên và khoa học xă hội. Đây cũng là một trong những môn học có “tớnh môi trường” nhất đối với giáo dục v́ sự phát triển bền vững. Chính v́ vậy, môn Địa lí ở trường phổ thông có nhiều thuận lợi để giáo dục v́ sự phát triển bền vững cho học sinh hơn những môn học khác.
    Là giáo viên Địa lớ, tụi nhận thấy rừ tớnh cấp thiết, thực tế và vai tṛ của giáo dục v́ sự phát triển bền vững cho học sinh - những thế hệ chủ nhân tương lai của đất nước, của thế giới. Với những lí do trờn, tụi chọn đề tài“Giáo dục v́ sự phát triển bền vững qua dạy học Địa lí lớp 12 - ban nâng cao, trung học phổ thông (THPT)” làm đối tượng nghiên cứu. Tôi rất mong, với khả năng, tâm huyết và trách nhiệm của ḿnh, tôi có thể đóng góp một phần nhỏ bé vào sự nghiệp Giáo dục v́ sự phát triển bền vững của Việt Nam và thế giới.
    II. MỤC ĐÍCH, NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI
    1. Mục đích:
    Đề tài hướng tới các mục đích sau:
    - Xác định nội dung giáo dục v́ sự phát triển bền vững (GDPTBV) qua chương tŕnh, sách giáo khoa (SGK) Địa lí lớp 12 - ban nâng cao, THPT.
    - Xỏc định các phương pháp, h́nh thức tổ chức giáo dục để tiến hành tích hợp giáo dục v́ sự phát triển bền vững trong các bài Địa lí 12 - ban nâng cao, THPT nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục và thực hiện mục tiêu của giáo dục phát triển bền vững.
    2. Nhiệm vụ
    - Nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn của giáo dục v́ sự phát triển bền vững qua các bài học Địa lí 12 - ban nâng cao, THPT.
    - Xác định mục tiêu, nội dung, phương pháp, h́nh thức và soạn một số giáo án cụ thể tích hợp giáo dục v́ sự phát triển bền vững trong chương tŕnh Địa lí 12 - ban nâng cao, THPT.
    - Tiến hành thực nghiệm sư phạm để kiểm chứng hiệu quả của việc tích hợp nội dung giáo dục v́ sự phát triển bền vững trong chương tŕnh Địa lí 12 cho học sinh trường THPT Tân Lập - huyện Đan Phượng - Thành phố (TP) Hà Nội.
    III. PHẠM VI VÀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
    - Giỏo dục v́ sự phát triển bền vững qua chương tŕnh Địa lí 12 - ban nâng cao, THPT.
    - Điều tra thực tế ở địa phương, đó là huyện Đan Phượng - TP Hà Nội.
    - Tiến hành thực nghiệm sư phạm tại trường THPT Tân Lập - huyện Đan Phượng - TP Hà Nội.
    IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
    1. Phương pháp thu thập và xử lư thông tin
    Phương pháp này được thực hiện thông qua việc nghiên cứu các tài liệu lí luận và các tài liệu khác có liên quan như: Lí luận dạy học Địa lí, các luận văn, các bài báo, bài viết trong hội thảo giáo dục v́ sự phát triển bền vững, trong hội nghị nghiên cứu khoa học và đổi mới nội dung phương pháp giảng dạy Địa lí
    2. Phương pháp điều tra xă hội học
    Đối tượng điều tra là các giáo viên Địa lí và học sinh của một số trường THPT. Điều tra bằng cách phỏng vấn trực tiếp, phiếu câu hỏi về thực trạng giáo dục v́ sự phát triển bền vững qua môn Địa lí trong nhà trường phổ thông. Phơn tích các kết quả để thấy được tính khả thi của đề tài và sự ủng hộ của giáo viên và học sinh đối với việc tích hợp nội dung giáo dục v́ sự phát triển bền vững vào dạy học Địa lí 12 - ban nâng cao, THPT.
    Cùng với phương pháp thực nghiệm sư phạm, đây là phương pháp quan trọng trong việc phân tích các hoạt động thực tiễn của việc giáo dục v́ sự phát triển bền vững trong nhà trường phổ thông.
    Điều tra xă hội học phục vụ đề tài được thực hiện chủ yếu với đối tượng là giáo viên và học sinh tại 2 trường trên địa bàn huyện Đan Phượng - TP Hà Nội.
    3. Phương pháp thực nghiệm sư phạm
    - Tiến hành thực nghiệm sư phạm tại trường THPT Tân Lập - huyện Đan Phượng - TP Hà Nội.
    - Vận dụng phương pháp này nhằm kiểm chứng và đánh giá tính khả thi của việc tích hợp nội dung giáo dục v́ sự phát triển bền vững qua môn Địa lí lớp 12 - ban nâng cao, THPT.
    4. Các phương pháp khác.
    Một số phương pháp khác như: phương pháp thống kê toán học, phương pháp lập bảng thống kê, phương pháp bản đồ, biểu đồ, cũng được sử dụng trong đề tài để xử lí số liệu, so sánh kết quả thực nghiệm của lớp đối chứng và lớp thực nghiệm, đánh giá kết quả thực nghiệm sư phạm.
    V. CẤU TRÚC CỦA ĐỀ TÀI
    Đề tài được tŕnh bày với 3 phần: Phần mở đầu, phần nội dung và phần kết luận. Phần nội dung là phần quan trọng nhất của đề tài, được cấu trúc thành 3 chương như sau:
    Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn của giáo dục v́ sự phát triển bền vững qua dạy học Địa lí lớp 12- ban nâng cao, THPT.
    Chương 2: Giáo dục v́ sự phát triển bền vững qua dạy học Địa lí 12 - ban nâng cao, THPT.
    Chương 3: Thực nghiệm sư phạm.










    PHẦN NỘI DUNG
    Chương I
    CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA GIÁO DỤC Vè SỰ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG QUA DẠY HỌC ĐỊA LÍ 12 - BAN NÂNG CAO, THPT

    I. CƠ SỞ LÍ LUẬN
    1. Một số khái niệm
    1.1. Phát triển
    Trước đây, phát triển được hiểu là sự tăng trưởng về mặt kinh tế, thước đo của sự phát triển, được hiểu là mức thu nhập và khối lượng vật chất sản xuất được. Song khối lượng vật chất hàng hóa và mức thu nhập càng tăng lên th́ số người nghèo không hề giảm đi, khoảng cách giàu nghèo sâu sắc, điều này làm thay đổi quan niệm về phát triển từ cực đại hóa sản phẩm sang cực tiểu hóa đúi nghèo hay là tiếp cận phát triển là sự đáp ứng nhu cầu cần thiết cho những nhóm dân cư khác nhau.
    Cụ thể “Phát triển được hiểu là quá tŕnh biến đổi đi đến loại bỏ đúi nghốo, bệnh tật mù chữ, t́nh trạng mất vệ sinh, thất nghiệp và bất b́nh đẳng”.
    “Phỏt triển là một quá tŕnh gồm nhiều thành tố khác nhau: kinh tế, kĩ thuật, xă hội, chính trị, văn hóa và không gian. Mỗi thành tố ấy là một quá tŕnh tiến hóa, nhằm biến đổi một xă hội nông nghiệp phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên thành một xă hội công nghiệp hiện đại ít phụ thuộc vào thiờn nhiờn.” (Nguyễn Đỡnh Hũe - Môi trường và sự phát triển bền vững, NXB Giáo dục năm 2007).
    Như vậy phát triển là một quá tŕnh xă hội đạt đến sự thỏa măn những nhu cầu mà xă hội ấy gọi là cơ bản. Phát triển là quy luật chung của mọi thời đại, mọi quốc gia; là mục tiêu của các chính phủ, là trách nhiệm chính trị của các quốc gia.

    Các nội dung của phát triển
    [TABLE]
    [TR]
    [TD]Nội dung[/TD]
    [TD]Xuất phát điểm[/TD]
    [TD]Xu hướng[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Kinh tế[/TD]
    [TD]- Cơ cấu tiền công nghiệp, chủ yếu dựa vào nông nghiệp.
    - Người sản xuất nhiều, người mua hạn chế, sản xuất nguyên nhiên liệu và trao đổi tiền tệ hóa ít.[/TD]
    [TD]- Cơ cấu hậu công nghiệp (2/3 số lao động làm việc trông khu vực dịch vụ).
    - Người sản xuất hạn chế, nhiều người mua, trao đổi hoàn toàn tiền tệ hóa.[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Không gian[/TD]
    [TD]Trên 80% dân cư sống trên các vùng đất trồng trọt (mô h́nh nông thôn).[/TD]
    [TD]Đô thị hóa - trên 80% dân cư tập trung trong những không gian Địa lí hạn chế (mô h́nh đô thị).[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Xă hội, chính trị[/TD]
    [TD]Tổ chức cộng đồng đơn giản theo quy mô nhỏ (làng).[/TD]
    [TD]Quốc tế hóa - tổ chức cộng đồng phức tạp, quy mô lớn, thể chế phong phú (dân tộc/ thế giới).[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Văn hóa[/TD]
    [TD]Gia đ́nh, cộng đồng, tông tộc có vai tṛ nổi bật trong các quan hệ xă hội (văn hóa truyền thống).[/TD]
    [TD]Phương Tây hóa, chủ nghĩa cá nhân, quan hệ xă hội được thực hiện chủ yếu thông qua môi giới của đồng tiền (văn hóa thành thị quốc tế).[/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]
    Tuy nhiên trong quá tŕnh phát triển, khi cố gắng đáp ứng những nhu cầu thiết yếu cho một quy mô dân số ngày càng khổng lồ với nhu cầu ngày càng nhiều th́ nguồn tài nguyên ngày càng cạn kiệt và môi trường ngày càng ô nhiễm nặng nề và đó cũng là một hiểm họa có thể đưa con người đến chỗ diệt vong. Điều này đă đặt ra một yêu cầu mới về sự phát triển: phát triển phải bền vững. Vậy bền vững là ǵ? Đánh giá mức độ bền vững thông qua những yếu tố nào?.
    1.2. Bền vững là ǵ?
    Trong tài liệu Chăm sóc Trái Đất: Một chiến lược sống bền vững năm 1991 đă viết. “ Bền vững là sự cải thiện chất lượng cuộc sống của con người trong khuôn khổ phạm vi sức chứa của hệ sinh thái trợ giỳp”.
    “ Bền vững là sự khỏe mạnh và sức sống văn hóa, kinh tế và môi trường lâu dài, có coi trọng lâu dài tầm quan trọng của việc gắn hạnh phúc của chúng ta về mặt xă hội, tài chính với môi trường”.
    Bền vững liên quan đến những cách nghĩ về thế giới và các dạng thực tế của xă hội và cá nhân, dẫn tới:
    - Những cá nhân có đủ đạo đức, năng lực và phát triển toàn diện
    - Các cộng đồng xây dựng trên cam kết cộng tác, khoan dung, b́nh đẳng
    - Các hệ thống xă hội và thể chế minh bạch, công bằng và có sự tham gia của mọi người.
    - Coi trọng và duy tŕ đa dạng sinh học và các quá tŕnh sinh thái hỗ trợ cho cuộc sống.
    (Nguồn: Hill et al. 2003)
    Như vậy các định nghĩa nói trên cho chúng ta thấy khái niệm bền vững liên quan đến kinh tế, môi trường và xă hội và mối tương tác giữa ba bộ phận này. Mục đích của bền vững là nâng cao chất lượng cuộc sống của con người trong sức chứa của Trái Đất. Bền vững và phát triển là hai khái niệm không thể tách rời nhau trong quá tŕnh tiến hóa của loài người. Chỉ có phát triển mới đảm bảo được tính bền vững.
    1.3. Phát triển bền vững là ǵ?
    Năm 1980, thuật ngữ phát triển bền vững lần đầu tiên được sử dụng trong bản “Chiến lược bảo toàn thế giới” của hiệp hội quốc tế về bảo vệ thiên nhiên (IUCN). Song thuật ngữ này mới chỉ đề cập đến “đạt được sự phát triển bền vững bằng cách bảo vệ các tài nguyên sống”.
    Tiếp đó chương tŕnh môi trường của Liên Hợp Quốc (UNEP) cũng đưa ra khái niệm phát triển bền vững với khái niệm rộng hơn, bao gồm cả phát triển bền vững về xă hội, phát triển bền vững về kinh tế đă được đề cập tới nhưng chưa đầy đủ.
    Năm 1987, trong báo cáo “Tương lai của chúng ta”, Ủy ban quốc tế về Môi trường và phát triển (WCBP) của Liên Hợp Quốc đă định nghĩa: “Phỏt triển bền vững là sự phát triển thỏa măn những nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng các nhu cầu của thế hệ tương lai”. Báo cáo này khẳng định, phát triển kinh tế và môi trường là không tách rời nhau. Phát triển bền vững ngày càng phổ biến trên qui mô toàn cầu.
    Hội nghị thượng đỉnh Trái Đất về môi trường và phát triển (NCED) được tổ chức tại Rio de Janeino (Brazil - 1992) và hội nghị thượng đỉnh thế giới về phát triển bền vững tại Johannesburg (CH Nam Phi - 2002) đă đưa ra khái niệm: “Phỏt triển bền vững là một quá tŕnh phát triển có sự kết hợp chặt chẽ, hợp lí, hài ḥa giữa ba mặt của sự phát triển là phát triển kinh tế, phát triển xă hội và bảo vệ môi trường nhằm đáp ứng những nhu cầu của đời sống con người trong hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng những nhu cầu của thế hệ tương lai”.
     
Đang tải...