Tiểu Luận Giáo dục văn hóa giao tiếp trong nhà trường: Giáo dục cái tâm, cái đẹp

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Bài viết được trích từ Kỷ yếu Hội thảo "Giáo dục Văn hoá giao tiếp trong nhà trường" do Trung tâm Phát triển Nghiệp vụ Sư phạm (CDPP) tổ chức tại Tp.HCM tháng 12 năm 2009.

    Thực trạng hạn chế của văn hóa giao tiếp (VHGT) trong nhà trường người ta đã nói nhiều. Nguyên nhân của thực trạng này người ta cũng đã liệt kê, phân tích không ít. Nào là do tác động của mặt trái của kinh tế thị trường, nào là do nhà trường và gia đình chưa chú ý đúng mức đến việc giáo dục VHGT cho con em, . Những lý do đó không sai. Người ta cũng đã đề xuất nhiều giải pháp để giáo dục VHGT trong nhà trường như phải xây dựng được các chuẩn giao tiếp, cần có nhiều hình thức bồi dưỡng VHGT, Tất cả những giải pháp đó đều đúng. Nhưng trong nhiều giải pháp giáo dục VHGT trong nhà trường, những giải pháp nào thuộc loại quan trọng nhất, nếu không có những cái đó thì dù các giải pháp khác có làm tốt bao nhiêu đi nữa thì chất lượng giáo dục VHGT vẫn bị hạn chế? Hay nói cách khác, những giải pháp quan trọng cần giải quyết trong giáo dục VHGT trong nhà trường là những giải pháp nào? Chúng tôi cho rằng đó là giáo dục về cái tâm, giáo dục cho mọi người có cái tâm trong sáng, lương thiện, giáo dục cho con người cái đẹp và xây dựng các nguyên tắc giao tiếp.
    Quan hệ giao tiếp trong trường được thể hiện ở rất nhiều mối quan hệ, quan hệ thầy với trò, quan hệ trò với trò, thấy với thầy, cán bộ quản lý với nhân viên, cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên với phụ huynh, Các mối quan hệ giao tiếp cá nhân này nhiều khi lại đại diện cho mối quan hệ tập thể, ví dụ, giữa nhà trường với phụ huynh, giữa lãnh đạo với quần chúng.
    Các mối quan hệ giao tiếp nói trên sẽ tốt nếu những người tham gia vào quá trình giao tiếp ấy có lương tâm trong sáng, hiểu biết về cái đẹp và nắm được các nguyên tắc giao tiếp.
    Sự non nớt, lung túng, vụng về nhưng chân thực trong giao tiếp có thể cảm thông, nhưng không thể chấp nhận những cử chỉ giao tiếp giả dối. Nhiều khi người ta bị hại về những hành vi giao tiếp giả dối, có vẻ có văn hóa nhưng thực chất không có văn hóa này.
    Văn hóa là sự sống có ý thức, văn hóa là những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo trong quá trình lịch sử (1), mang đậm bản sắc dân tộc. Tính giá trị của văn hóa thể hiện ở chổ nó có giá trị thúc đẩy sự sống chân chính phát triển. Những hành vi giao tiếp có tác dụng góp phần làm cho con người tốt hơn, thúc đẩy cuộc sống chân chính phát triển tốt hơn, mới được gọi là hành vi ứng xử, giao tiếp có văn hóa.
    Nội dung giáo dục văn hóa giao tiếp trong nhà trường rất nhiều. Nhưng chúng tôi cho rằng nội dung quan trọng nhất đó là giáo dục về chữ tâm. Người có cái tâm tốt là người có cái nhìn nhân hậu đối với con người, mong mọi người được tốt hơn, người xấu trở thành tốt, người tốt trở nên tốt hơn.
    Lương tâm trong sáng là chiếc gương soi để mọi người tự kiểm tra sự trong sáng trong hành vi giao tiếp của mình. Không ít trường hợp, hành vi giao tiếp đã không bộc đúng bản chất thật của con người. Một học trò chào thầy giáo khi chưa có kết quả học tập chưa đủ để khẳng định học trò này giao tiếp có văn hóa? Sau khi đủ điểm thi, người học trò này có thể không chào thầy giáo đã dạy mình nữa! Đây có lẽ không phải là hiện tượng hy hữu trong nhà trường. Một học trò gặp thầy giáo, vô tình hay vì một lý do nào đó, đã không chào hay chậm chạp trong chào hỏi, cũng chưa đủ để kết luận người học trò này không lễ phép với thầy giáo dạy mình, thiếu hay yếu về văn hóa? Cái có thể cho chúng ta lời giải đáp đúng đắn nhất đó là cái tâm của người học trò này. Người học trò này có văn hóa hay không, ở những hành vi cụ thể, có lẽ chỉ có người đó biết. Muốn đánh giá được bản chất văn hóa của một người nào đó chúng ta phải xem xét hành vi ứng xử văn hóa của họ trong hệ thống.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...