Luận Văn Giáo dục trung học cơ sở tại địa bàn huyện Văn Quan, tỉnh Lạng Sơn - Hiện trạng và giải pháp

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài: Giáo dục trung học cơ sở tại địa bàn huyện Văn Quan, tỉnh Lạng Sơn - Hiện trạng và giải pháp


    PHẦN MỞ ĐẦU​


    1. Lí do chọn đề tài

    1.1. Cơ sở lí luận


    Bước vào thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng CSVN đã khẳng định: “Giáo dục – Đào tạo là quốc sách hàng đầu”. Đất nước ta muốn thoát khỏi tình trạng kém phát triển, muốn nâng cao đời sống vật chất, văn hóa tinh thần của nhân dân, muốn trở thành một nước công nghiệp hóa, hiện đại hóa không có con đường nào khác ngoài con đường phát triển giáo dục và công nghệ.

    Chỉ thị 61/CT-TW, ngày 28 tháng 12 năm 2000 của Bộ Chính trị đã nêu: “Bước vào thế kỉ XXI, chất lượng nguồn nhân lực giữ vai trò quyết định trong việc phát huy nội lực phát triển đất nước, hợp tác và cạnh tranh trong hội nhập khu vực và quốc tế, điều đó đòi hỏi phải tiếp tục nâng cao học vấn của những người lao động .”. Ngày 22 tháng 01 năm 2001, Chính phủ đã có Nghị định số 88/2001/NĐ-CP về việc thực hiện phổ cập giáo dục Trung học cơ sở (PCGDTHCS) giai đoạn 2001 – 2010. Như vậy Đảng và nhà nước ta đã đề cao vai trò và vị thế của Giáo dục và Đào tạo trong giai đoạn cách mạng hiện nay. Chủ trương của Đảng được thể chế hóa trong Nghị quyết số 41/2000/QH10 họp từ ngày 14 tháng 11 đến ngày 09 tháng 12 năm 2000 của Quốc hội. Nghị quyết 41/2000/QH10 đã đề ra mục tiêu phổ cập GDTHCS giai đoạn 2001 – 2010 là phải đảm bảo cho hầu hết thanh thiếu niên sau khi tốt nghiệp Tiểu học tiếp tục học tập để đạt trình độ THCS, trước khi hết 18 tuổi, đáp ứng yêu cầu nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài và phục vụ công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Do đó, giáo dục phải chuẩn bị hành trang cho thế hệ trẻ Việt Nam bước vào thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đã và đang là một đòi hỏi cấp thiết.

    Bước vào ngưỡng cửa của thế kỉ XXI, thế kỉ của sự phát triển trí tuệ và tâm hồn con người. Thế kỉ XXI sẽ là một thách thức lớn đối với trình độ bản lĩnh dân tộc, hoặc là tụt hậu, hoặc là vươn lên để hội nhập với cộng đồng các nước trong khu vực và trên thế giới.

    1.2. Cơ sở thực tiễn

    Đất nước ta nói chung, tỉnh Lạng Sơn nói riêng, trong đó có huyện Văn Quan sau 15 năm đổi mới đã đạt được một số thành tựu đáng ghi nhận. Song vẫn còn tồn tại nhiều yếu kém, bất cập, đó là: “Về chất lượng, hiệu quả chưa đáp ứng được kịp thời những đòi hỏi lớn và ngày càng cao về nhân lực của công cuộc đổi mới kinh tế - xã hội, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc .” (Nghị quyết 04 – BCHTW khóa VII).

    Đất nước ta đã hoàn thành phổ cập giáo dục Tiểu học giai đoạn 1990 – 2000 nhưng mới đạt đến trình độ dân trí ở cấp Tiểu học. Trình độ dân trí đó không phù hợp với điều kiện hiện nay và tiến kịp nền khoa học phát triển như vũ bão. Chính vì vậy phải phổ cập trình độ dân trí ở mức cao hơn, đó là PCGDTHCS. Vì vậy, Bộ Giáo Dục và Đào tạo đã ban hành Quyết định 1366/QĐ – BGD&ĐT về tiêu chuẩn đánh giá công nhận đơn vị đạt chuẩn quốc gia về PCGDTHCS.

    Văn Quan là một huyện miền núi, nền kinh tế phát triển ở mức trung bình, chủ yếu là nông nghiệp, trình độ dân trí thấp. Do vậy muốn cho nền kinh tế, trình độ dân trí, văn hóa, kinh tế xã hội phát triển thì phải chú ý đến giáo dục và làm tốt công tác PCGDTHCS, nhằm đưa mặt bằng dân trí lên trình độ THCS, có như vậy mới tránh khỏi tụt hậu. Trong bài tiểu luận này tôi mạnh dạn đưa ra một số giải pháp nhằm đẩy nhanh tiến độ PCGDTHCS trên địa bàn huyện Văn Quan, tỉnh Lạng Sơn.

    2. Mục đích nghiên cứu

    Với mục đích để rút kinh nghiệm và tìm ra những giải pháp quản lí chỉ đạo nhằm đẩy nhanh tiến độ PCGDTHCS trên địa bàn huyện Văn Quan, tỉnh Lạng Sơn. Đó là cơ sở thực tiễn để các huyện miền núi còn lại trong tỉnh vận dụng sáng tạo để đưa sự nghiệp giáo dục, trong đó có công tác PCGDTHCS trong toàn tỉnh tiến nhanh, mạnh và vững chắc, từng bước nâng cao dân trí, rút ngắn khoảng cách giữa miền núi và đồng bằng để Lạng Sơn ngày càng giàu đẹp, vững bước ra hội nhập với đồng bào cả nước trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

    3. Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài

    Để đạt được mục đích, tôi mạnh dạn đưa ra một số giải pháp quản lí, chỉ đạo nhằm đẩy nhanh tiến độ PCGDTHCS trên địa bàn huyện Văn Quan. Tôi tự xác định cho mình những nhiệm vụ sau:

    3.1. Nghiên cứu một số vấn đề lí luận có liên quan đến đẩy nhanh tiến độ PCGDTHCS trên địa bàn huyện Văn Quan.

    3.2. Tìm hiểu thực trạng giáo dục – đào tạo và tiến độ PCGDTHCS ở huyện miền núi Văn Quan từ năm 2001 – 2005.

    3.3. Đề ra một số giải pháp quản lí, chỉ đạo nhằm đẩy nhanh tiến độ PCGDTHCS ở huyện miền núi Văn Quan.

    4. Phương pháp nghiên cứu

    Để thực hiện được mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài, tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau đây:

    4.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lí thuyết, nghiên cứu các Nghị quyết, Chỉ thị, Nghị định của Đảng, Quốc hội, Chính phủ qua các Đại hội Đảng lần thứ VII, lần thứ VIII, lần thứ IX.

    Nghiên cứu các văn bản chỉ đạo của Bộ GD&ĐT, của Sở GD&ĐT, các văn bản chỉ đạo của Đảng, chính quyền từ tỉnh đến huyện và các kết luận của hội nghị có liên quan đến giáo dục, qua Công báo hàng năm

    4.2. Nhóm các phương pháp thực tiễn

    Qua các số liệu điểu tra hàng năm, báo cáo tổng kết năm học, báo cáo đơn vị đạt chuẩn phổ cập giáo dục Tiểu học, PCGDTHCS của các xã trong huyện Văn Quan.

    4.3. Nhóm các phương pháp tổng kết đúc rút kinh nghiệm các đơn vị đã đạt chuẩn PCGDTHCS đến năm 2005. Đây là phương pháp chủ đạo.

    5. Phạm vi nghiên cứu của đề tài

    Đề tài chỉ nghiên cứu một số giải pháp quản lí, chỉ đạo nhằm đẩy nhanh tiến độ PCGDTHCS trên địa bàn huyện Văn Quan – Tỉnh Lạng Sơn từ năm 2001 đến năm 2005. Vì vậy, các biện pháp nêu ra không mang tính phổ quát cho các Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện (quận).
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...