Thạc Sĩ Giáo dục Trung học cơ sở huyện Sông Mã tỉnh Sơn La (1986-2013)

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 18/12/15.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

    iii
    MỤC LỤC
    Trang
    Trang phụ bìa
    Lời cảm ơn i
    Lời cam đoan . ii
    Mục lục iii
    Danh mục các chữ viết tắt iv
    Danh mục các bảng . v
    Danh mục các biểu đồ . vi

    MỞ ĐẦU 1
    1. Lý do chọn đề tài 1
    2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 2
    3. Đối tượng, nhiệm vụ và pha ̣m vi nghiên cứu . 6
    4. Nguồn tài liê ̣u và phương pháp nghiên cứu . 7
    5. Đóng góp của luâ ̣n văn . 8
    6. Bố cu ̣c của luâ ̣n văn 9
    Chương 1: KHÁI QUÁT VỀ TÌNH HÌNH GIÁO DỤC CỦA HUYỆN
    SÔNG MÃ TỈ NH SƠN LA TRƯỚC NĂM 1986 .10
    1.1. Vài nét về huyện Sông Mã 10
    1.1.1. Vị trí địa lý , điề u kiện tự nhiên và lịch sử hành chính .10
    1.1.2. Điều kiê ̣n kinh tế - xã hội .13
    1.2. Khái quát tình hình giáo dục huyện Sông Mã trước năm 1986 17
    1.2.1. Giai đoạn 1953 - 1975 17
    1.2.2. Giai đoạn 1975 - 1986 22
    Tiểu kết chương 1 .26
    Chương 2: TÌNH HÌNH GIÁO DỤC TRUNG HỌC CƠ SỞ HUYỆN
    SÔNG MÃ TỈNH SƠN LA GIAI ĐOẠN 1986 - 2013 .27
    2.1. Chủ trương đổi mớ i giáo dục của Ban Chấp hàn h Trung ương, Đảng bộ
    tỉnh Sơn La và sự vận dụng của Đảng bộ huyện Sông Mã 27
    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

    iv
    2.2. Tình hình giáo dục Trung học cơ sở huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La giai
    đoạn 1986 - 2013 42
    2.2.1. Mạng lướ i trường lớp, cơ sở vật chất trường học .42
    2.2.2. Đội ngũ cán bộ quản lý , giáo viên và học sinh .50
    2.2.3. Các hoạt động giáo dục 61
    Tiểu kết chương 2 .68
    Chương 3: MỘT SỐ NHẬN XÉT VỀ GIÁO DỤC THCS HUYỆN
    SÔNG MÃ TỈNH SƠN LA (1986 - 2013) .70
    3.1. Về quy mô phát triển .70
    3.2. Về xây dựng cơ sở vật chất .71
    3.3. Về đội ngũ cán bộ quản lý , giáo viên và học sinh .73
    3.4. Về chất lượng giáo dục 76
    3.5. Những tồn tại cần khắc phục .80
    Tiểu kết chương 3 .81
    KẾT LUẬN 83
    TÀI LIỆ U THAM KHẢO 88
    PHỤ LỤC
    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

    iv
    DANH MỤ C CHỮ CÁ I VIẾT TẮT

    STT Chữ viết tắt Chữ đầy đủ
    1 CNXH Chủ nghĩa xã hội
    2 CNH - HĐH Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa
    3 CSVC Cơ sở vật chất
    4 GD-ĐT Giáo dục đào tạo
    5 HĐGD Hội đồng giáo dục
    6 HĐND Hội đồng nhân dân
    7 Nxb Nhà xuất bản
    8 PCGD THCS Phổ cập giáo dục Trung học cơ sở
    9 THCS Trung học cơ sở
    10 UBND Ủy ban nhân dân
    11 VHVN - TDTT Văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao
    12 XHCN Xã hội chủ nghĩa


    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

    v
    DANH MỤ C CÁ C BẢNG
    Trang
    Bảng 2.1. Số trường, lớ p giáo dục THCS huyện Sông Mã trong 10 năm đầu
    đổi mớ i (1986 - 1996) . 43
    Bảng 2.2. Kết quả xây dựng trường lớp học Trung ho ̣c cơ sở huyện Sông Mã
    năm học 1991 - 1992 . 44
    Bảng 2.3. Số trường lớ p năm học 1994 - 1995 của huyện Sông Mã so vớ i
    tỉnh Sơn La. . 44
    Bảng 2.4. Số xã đầu tư xây dựng trường tầng cho bậc Trung ho ̣c cơ sở từ
    năm 1996 đến năm 2000 . 45
    Bảng 2.5. Số trường, lớ p bậc giáo dục THCS huyện Sông Mã thời kỳ 1996 - 2013 46
    Bảng 2.6. Chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý THCS huyện Sông Mã (1996 - 2013) 51
    Bảng 2.7. Sự phát triển số lượng giáo viên THCS Sông Mã giai đoạn 1986 - 1996 53
    Bảng 2.8. Sự phát triển số lượng giáo viên THCS Sông Mã giai đoạn 1996 - 2013 55
    Bảng 2.9. Sự phát triển số lượng học sinh THCS huyện Sông Mã (1986 - 1996) 57
    Bảng 2.10. Sự phát triển số lượng học sinh THCS huyện Sông Mã các năm
    từ 1996 - 2013 . 59
    Bảng 2.11. Tổng hợp kết quả xếp loại hạnh kiểm bậc THCS qua các năm từ
    1996 đến 2013 . 62
    Bảng 2.12. Tổng hợp kết quả xếp loại học lực bậc THCS qua các năm từ
    1996 đến 2013: 64
    Bảng 3.1. Bảng thống kê số liệu học sinh lớ p 9 tốt nghiệp THCS vào học
    THPT và đi học nghề từ 2006 đến 2013 . 74
    Bảng 3.2. So sánh tỉ lệ học sinh dân tộc so vớ i tổng số học sinh THCS
    huyện Sông Mã giai đoạn 1986 - 2013 . 75

    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

    vi
    DANH MỤ C CÁC BIỂU ĐỒ
    Trang
    Biểu 2.1. Biểu đồ thể hiện sự phát triển hệ thống trường lớ p giáo dục
    THCS huyện Sông Mã từ 1986 - 1996 43
    Biểu 2.2. Biểu đồ thể hiện sự phát triển hệ thống trường lớ p giáo dục
    THCS huyện Sông Mã từ 1996 - 2013 47
    Biểu 2.3. Biểu đồ thể hiện sự phát triển đội ngũ giáo viên THCS huyện
    Sông Mã từ 1986 - 1996 53
    Biểu 2.4. Biểu đồ thể hiện sự phát triển đội ngũ giáo viên THCS huyện
    Sông Mã qua các năm 1996 - 2013 .56
    Biểu 2.5. Biểu đồ thể hiện sự thay đổi số lượng học sinh THCS huyện Sông
    Mã qua các năm 1986 - 1996 .58
    Biểu 2.6. Biểu đồ thể hiện sự thay đổi số lượng học sinh THCS huyện Sông
    Mã qua các năm 1996 - 2013 .60
    Biểu 2.7. Biểu đồ thể hiện sự thay đổi chất lượng hạnh kiểm học sinh
    THCS Sông Mã từ năm 1996 - 2013 .63
    Biểu 2.8. Biểu đồ thể hiện sự thay đổi chất lượng học lực của học sinh THCS
    huyện Sông Mã từ năm học 1996 - 2013. 65










































    Bản đồ hành chính huyện Sông Mã , tỉnh Sơn La
    (Nguồn: Tập bản đồ hành chính Việt Nam, NXB Bản đồ, HN, 2010)
    HUYỆN THUẬN CHÂU
    HUYỆN MAI SƠN
    LÀO
    HUYỆN SỐP CỘP
    TỈNH ĐIỆN BIÊN
    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

    1

    MỞ ĐẦU
    1. Lý do chọn đề tài
    Trong hệ thống giáo dục phổ thông, cấp Trung học cơ sở có vị trí hết sức
    quan trọng, được thực hiện trong bốn năm từ lớ p 6 đến lớ p 9. Đối tượng học
    sinh Trung học cơ sở là những học sinh đã hoàn thành chương trình giáo dục
    tiểu học. Sau khi kết thúc cấp Trung học cơ sở, học sinh đạt được trình độ học
    vấn phổ thông vớ i những hiểu biết kiến thức chung nhất về khoa h ọc tự nhiên,
    khoa học xã hội, kỹ thuật và hướ ng nghiệp , để có đủ điều kiê ̣n tiếp tục học lên
    bậc Trung học phổ thông, học tập trong các trường dạy nghề hoặc đi vào lao
    động sản xuất.
    Giáo dục Trung học cơ sở đóng vai trò là cầu nối giữa giáo dục Tiểu học
    vớ i giáo dục Trung học phổ thông , thiếu nó thì hệ thống giáo dục quốc dân sẽ
    không tồn tại. Do đặc điểm tâm, sinh lý ở độ tuổi vị thành niên rất phức tạp cho
    nên việc giáo dục học sinh ở cấp Trung học cơ sở có vai trò hết sức quan trọng
    trong việc nâng cao nhận thức, trau dồi đạo đức làm cơ sở cho việc phân luồng
    học sinh sau khi tốt nghiệp cấp Trung học cơ sở.
    Nhận thức được vị trí, vai trò hết sức quan trọng của bậc học, trong
    những năm qua ngành giáo dục đã không ngừng đẩy mạnh việc nâng cao chất
    lượng dạy và học của cấp Trung học cơ sở, song bên cạnh những thành tựu đã
    đạt được, chất lượng giáo dục của cấp học vẫn đang còn bộc lộ nhiề u yếu kém
    bất cập, chưa đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của xã hội.
    Sông Mã là mô ̣t huyê ̣n miền núi nằm ở phía Tâ y - Nam của tỉnh Sơn La,
    điều kiê ̣n kinh tế - xã hội còn gặp nhiều khó khăn so với các huyện khác trong
    tỉnh. Vì vậy, viê ̣c đẩy ma ̣nh phát triển giáo du ̣c luôn được Đảng bô ̣ và chính
    quyền huyê ̣n Sông Mã quan tâm . Nhân dân các dân tô ̣c trong huyê ̣n luôn luôn
    đoàn kết, tin tưởng vào sự lãnh đa ̣o của Đảng và Nhà nước , kiên trì, quyết tâm
    và cụ thể hóa những chủ trương , đường lối đổi mới , từng bước khắc phu ̣c khó
    khăn, không ngừng vươn lên và đa ̣t được nh iều thành tựu trên nhiều lĩnh vực
    của đời sống xã hội, trong đó có lĩnh vực giáo du ̣c.
    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

    2
    Nghiên cứu giáo dục THCS huyê ̣n Sông Mã thời kỳ 1986 - 2013, tác giả
    mong muốn tái hiện lại bức tranh giáo dục bâ ̣c THCS của mô ̣t huyê ̣n miền núi ,
    vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới trong bối cảnh nhân dân các dân tộc trong
    huyê ̣n, trong tỉnh, cùng nhân dân cả nước nói chung bước vào thời kỳ đổi mới
    toàn diện đất nước . Từ đó thấy được những thành tựu đã đa ̣t được để tiếp t ục
    phát huy, nhân rô ̣ng, rút ra những bài học kinh nghiệm của chặng đường đã
    qua. Kịp thời khắc phục những tồn tại , hạn chế, đẩy mạnh sự nghiệp giáo dục
    của huyện hòa vào dòng chảy sự nghiệp giáo dục của tỉnh Sơn La cũng như của
    cả nước nói chung.
    Nghiên cứu giáo du ̣c THCS huyê ̣n Sông Mã từ năm 1986 đến năm 2013
    còn có ý nghĩa thực tiễn hết sức sâu sắc , đă ̣c biê ̣t là trong thời kỳ đẩy ma ̣nh sự
    nghiê ̣p công nghiê ̣p hóa , hiê ̣n đa ̣i hóa , giáo dục ngày càng đóng vai trò quan
    trọng không chỉ đối với huyện Sông Mã mà còn đối với cả tỉnh , cả nước. Viê ̣c
    nghiên cứu giáo du ̣c THCS huyê ̣n Sông Mã cũng sẽ cung cấp , bổ sung vào
    nguồn tài liê ̣u để giảng da ̣y , tìm hiểu về lịch sử địa phương , góp phần giáo dục
    tư tưởng, tình cảm cho thế hệ trẻ Sông Mã hôm nay và mai sau biết trân tro ̣ng ,
    khơi dâ ̣y, phát huy truyền thống hiếu học của nhân dân các dân tộc trong
    huyê ̣n. Với những lý do trên , tôi quyết đi ̣nh lựa cho ̣n đề tài “ Giáo dục THCS
    huyê ̣n Sông Mã, tỉnh Sơn La (1986 - 2013)” làm luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ ,
    chuyên ngành Li ̣ch sử Viê ̣t Nam.
    2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
    Sau ngày thống nhất đất nước , đặc biệt là kể từ khi Đảng và Nhà nước đề
    ra công cuô ̣c đổi mới toàn diện đất nước, cù ng vớ i các lĩnh vực khác , hoạt động
    giáo dục đã được các nhà khoa học quan tâm nghiên cứu . Trong số đó, có mô ̣t
    số công trình, tác phẩm tiêu biểu sau
    Cuốn “Tổng kết giáo dục 10 năm (1975 - 1985)” của Bộ Giáo dục và
    Đào tạo do Nxb Giáo dục ban hành năm 1986, đã tiến hành tổng kết công tác
    giáo dục 10 năm sau ngày giải phóng và đưa ra những phân tích, đánh giá, nhận
    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

    3
    xét khái quát về giáo dục Việt Nam trong giai đoạn này, trong đó có đề cập đến
    giáo dục bậc THCS.
    “Các định hướng chiến lược phát triển giáo dục - đào tạo từ nay đến
    năm 2020”, Bộ Giáo dục và Đào tạo (1995). Cuốn sách đã nêu ra những chủ
    trương chính sách của Đảng và Nhà nướ c đối vớ i giáo dục nói chung, giáo dục
    phổ thông nói riêng trong thời kì đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại
    hóa đất nướ c.
    “50 năm phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo” (1945 - 1995), Nxb
    Giáo dục, Bộ Giáo dục và Đào tạo (1995). Trong cuốn sách này, tác giả đã khái
    quát về bức tranh giáo dục Việt Nam từ năm 1945 đến năm 1995. C uốn sách đã
    cung cấp những tài liệu cơ bản về đường lối, chính sách và tình hình phát triển
    giáo dục phổ thông và những đánh giá, nhận xét về giáo dục Việt Nam trong
    giai đoạn này.
    “Các chủ trương đổi mới giáo dục trong mười năm” (1986 - 1996), Bộ
    Giáo dục và Đào tạo (1996). Cuốn sách đã đề cập một cách đầy đủ, hệ thống
    những quan điểm cơ bản về đường lối đổi mớ i, chính sách phát triển giáo dục
    của Đảng, trong đó có đổi mớ i giáo dục phổ thông.
    “Tổng kết đánh giá mười năm đổi mới giáo dục - đào tạo” (1986 -
    1996), Bộ Giáo dục và Đào tạo (1996). Cuốn sách đã nêu ra những chủ trương,
    chính sách đổi mớ i của Đảng và Nhà nướ c đối vớ i giáo dục ở tất cả các cấp
    học, bậc học, trong đó có đề cập đến tình hình giáo dục bậc THCS ở Việt Nam.
    Mặc dù tác giả không đi sâu p hân tích những thành tựu đạt được và những tồn
    tại hạn chế sau 10 năm đổi mớ i của một địa phương cụ thể, nhưng cuốn sách đã
    cung cấp những nhận định, những kết luận mang tính khái quát, nhất là những
    số liệu thống kê về tình hình giáo dục phổ thông ở Việt Nam trong 10 năm đầu
    kể từ khi thực hiện công cuộc đổi mớ i đất nước.
    “Giáo dục Việt Nam trước ngưỡng cửa thế kỉ XXI”, Phạm Minh Hạc,
    Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội (1998). Cuốn sách đã trình bày tính
    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

    4
    chất của nề n giáo dục, nguyên lý , nội dung hệ t hống giáo dục của Việt Nam,
    mối quan hệ giữa giáo dục và phát triển nguồn nhân lực. Qua đó, tác giả đã nêu
    ra những phương hướ ng để phát triển giáo dục ở Việt Nam, trong đó có giáo
    dục bậc THCS.
    “Nhân tố mới về giáo dục và đào tạo trong thời kỳ đẩy mạnh công
    nghiệp hóa, hiện đại hóa”, Phạm Minh Hạc (chủ biên), Nhà xuất bản Chính trị
    Quốc gia, Hà Nội (2002). Tài liệu này đã làm nổi bật được những chuyển biến
    tích cực về chất lượng dạy và học. Từ đó xuất hiện những nhân tố mớ i, những
    kinh nghiệm hữu ích để góp phần thực hiện thắng lợi đường lối đổi mớ i giáo
    dục và đào tạo của Đảng Cộng sản Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.
    “Một số kinh nghiệm về giáo dục phổ thông và hướng nghiệp trên thế
    giới”, Nguyễ n Văn Lê, Hà Thế Truyề n, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội (2004) .
    Ở tác phẩm này, các tác giả đã khẳng định vai trò quan trọng của giáo dục phổ
    thông đối vớ i mỗi quốc gia, dân tộc và nhấn mạnh trong bối cảnh hiện nay,
    giáo dục phổ thông có tầm quan trọng ngày càng lớ n trong hệ thống giáo dục
    quốc dân. Thực tế đó đòi hỏi phải tăng cường hiệu quả giáo dục hướ ng nghiệp
    trong giáo dục phổ thông.
    Cuốn “Lịch sử giáo dục Việt Nam” của TS. Bù i Minh Hiề n biên soạn và
    được phát hành năm 2004. Đây là một cuốn giáo trình dù ng cho sinh viên các
    trường Đại học và Cao đẳng sư phạm, cho nên tác giả viết một cách sơ lược về
    lịch sử giáo dục Việt Nam. Mặc dù không phải là quyển sách viết riêng về giáo
    dục THCS nhưng ta có thể chọn lọc ra những phần liên quan đến giáo dục
    THCS giai đoạn 1975 - 2000.
    Những công trình trên tuy không viết riêng về giáo du ̣c THCS huyê ̣n
    Sông Mã, nhưng ít nhiề u cung cấp cho người đọc những thông tin , những nhận
    định chung về tình hình giáo dục - đào tạo của Việt Nam, trong đó có giáo dục -
    đào tạo huyê ̣n Sông Mã, tỉnh Sơn La.
    Riêng về tình hình giáo dục THCS huyê ̣n Sông Mã đã được đề cập trong
    các cuốn sách viết về lịch sử ở địa phương từ tỉnh đến huyện, xã.
    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

    5
    Cuốn “Li ̣ch sử Đảng bộ tỉnh Sơn La”, tập 1 (sơ thảo) xuất bản năm 1993
    “Lịch sử Đảng bộ tỉnh Sơn La”, tập 2 (2010) đã phản ánh tình hình kinh tế,
    chính trị, văn hóa, xã hội của tỉnh Sơn La từ năm 1945 đến năm 2010, trong đó
    có đề cập khái quát về giáo dục - đào tạo của tỉnh và các huyện trong tỉnh. Tuy
    nhiên các tác giả mớ i chỉ dừng lại ở một vài con số về trường lớ p và số lượng
    học sinh của tỉnh giai đoạn lịch sử 1945 - 2010. Mặc dù vậy, những số liệu
    thống kê mà tác giả trình bày là những tư liệu cần thiết cho việc nghiên cứu
    giáo dục THCS huyện Sông Mã.
    Cuốn “Lịch sử Đảng bộ huyện Sông Mã” (1945 - 2010), xuất bản năm
    2012 đã đề cập đến sự phát triể n kinh tế - xã hội của huyện qua các thời kỳ lịch
    sử , trong đó có nhắc đến sự phát triển của sự nghiệp giáo dục, nhưng chỉ là
    những nhận định chung mang tính khái quát.
    Ngoài ra, giáo dục THCS huyện Sông Mã (1986 - 2013) có thể tìm thấy
    trong các báo cáo chính trị của Đảng bộ huyện Sông Mã qua các kỳ Đại hội từ
    Đa ̣i hô ̣i đa ̣i biểu Đảng bô ̣ huyê ̣n lần thứ XIII đến Đa ̣i hô ̣i đa ̣i biểu Đảng bô ̣
    huyê ̣n lần thứ XIX; các báo cáo tổng kết năm học của Sở Giáo dục và Đào tạo
    tỉnh Sơn La và của Phòng Giáo du ̣c - Đào tạo huyê ̣n Sông Mã từ năm 1986 đến
    năm 2013.
    Về tổng quan , có thể nhận định , những công trình nghiên cứu về giáo
    dục THCS huyê ̣n Sông Mã còn rất ít , tuy có thể tái hiện phần nào giáo dục
    THCS huyê ̣n Sông Mã thô ng qua các công trình vừa nêu , song có thể khẳng
    đi ̣nh cho đến nay chưa có tác phẩm hoặc công trình nghiên cứu khoa ho ̣c nào đi
    sâu và trình bày mô ̣t cách hê ̣ thống , đầy đủ về giáo dục THCS huyê ̣n Sông Mã
    trong một thời kỳ, mô ̣t giai đoạn cụ thể như giai đoa ̣n 1986 - 2013. Xuất phát từ
    thực tế đó, trên cơ sở tiếp thu những thành quả nghiên cứu của các công trình đi
    trước ; kết hợp với viê ̣c tổng hợp, nghiên cứu từ nhiều nguồn tài liê ̣u khác nhau , luận
    văn sử học mang tên Giáo dục THCS huyê ̣n Sông Mã, tỉnh Sơn La (1986 - 2013)
    được tiến hành.
    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

    6
    3. Đối tượng, nhiệm vụ và pha ̣m vi nghiên cứu
    3.1. Đối tượng nghiên cứu
    Đề tài tâ ̣p trung nghiên cứu quá trình phát triển giáo du ̣c THCS huyê ̣n
    Sông Mã, tỉnh Sơn La (1986 - 2013). Trong đó chủ yếu làm nổi bâ ̣t những
    thành tựu đã đạt được để tiếp tục phát huy và làm rõ những tồn tại yếu kém để
    có các biện pháp, giải pháp khắc phục kịp thời.
    3.2. Nhiê ̣m vụ của đề tài
    Đề tài tâ ̣p trung giải quyết các nhiê ̣m vu ̣ sau:
    Khôi phục và dựng la ̣i bức tranh giáo dục THCS huyê ̣n Sông Mã , tỉnh
    Sơn La thời kỳ 1986 - 2013.
    Trình bày những kết quả mà giáo dục THCS huyện Sông Mã đã đạt được
    trong thời kỳ đổi mới đất nước ; những tác đô ̣ng của tình hình kinh tế - xã hội
    của huyện đối với sự nghiệp giáo dục nói chung và giáo dục THCS nói riêng ,
    cũng như tác động của sự nghiệp giáo dục đối với việc xây dựng và phát triển
    kinh tế - xã hội của địa phương.
    Trên cơ sở đó rút ra những bài học kinh nghiệm của chặng đường đã qua,
    kịp thời khắc phục những tồn tại , hạn chế nhằm tiếp tu ̣c đẩy mạnh sự nghiệp
    giáo dục của huyê ̣n trong thời gian tới.
    Qua nghiên cứu, bướ c đầu kiến nghị một số giải pháp nhằm thực hiện
    hiệu quả hơn nữa mục tiêu phát triển giáo dục THCS huyê ̣n Sông Mã trong
    tương lai.
    3.3. Phạm vi nghiên cứu
    Phạm vi không gian: đề tài giớ i hạn nghiên cứu trong phạm vi của huyện
    Sông Mã, tỉnh Sơn La, tính theo địa giớ i hành chính hiện nay.
    Phạm vi t hời gian: đề tài giớ i hạn nghiên cứu trong khoảng thời gian từ
    năm 1986 (mốc bắt đầu công cuộc đổi mớ i toàn diện đất nướ c của Đảng và Nhà
    nướ c ta) đến năm 2013 (thời điểm tác giả có thể tiếp cận các nguồn tài liệu
    thống kê chính thức).
    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

    7
    Về nội dung, đề tài chỉ giớ i hạn nghiên cứu về cấp THCS do Phòng Giáo
    dục - Đào tạo Sông Mã trực tiếp quản lý . Các vấn đề liên quan đến hoạt động
    giáo dục đào tạo của các cấp học khác không nằm trong phạm vi nghiên cứu
    của đề tài.
    4. Nguồn tài liê ̣u và phương pháp nghiên cứu
    4.1. Nguồn tài liê ̣u
    Để thực hiê ̣n đề tài này , tôi đã cố gắng khai thác và sử du ̣ng các nguồn
    tài liệu sau:
    - Nguồn tài liê ̣u chung : Các Văn kiện, Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng và
    Nhà nướ c, của Bộ Giáo dục và Đào tạo về vấn đề phát triển GD - ĐT trong thời
    kỳ đổi mớ i; các công trình nghiên cứu của các nhà khoa học về sự nghiệp phát
    triển giáo dục ở Việt Nam.
    - Nguồn tài liệu địa phương : Các công trình nghiên cứu viết về lịch sử ,
    văn hóa, xã hội tỉnh Sơn La và huyện Sông Mã; cuốn Lịch sử Đảng bộ tỉnh Sơn
    La, Lịch sử Đảng bộ huyện Sông Mã ; các báo cáo tình hình phát triển kinh tế -
    xã hội định kỳ hàng quý, hàng năm của Huyê ̣n ủy, Hô ̣i đồng nhân dân, Ủy ban
    nhân dân huyê ̣n Sông Mã ; các báo cáo chính trị tại cá c kỳ Đa ̣i hô ̣i Đảng bô ̣
    huyê ̣n qua các nhiê ̣m kỳ từ khi thành lâ ̣p huyê ̣n (1953) đến năm 2013; các báo
    cáo tổng kết và phương hướng nhiệm vụ năm học của Sở Giáo dục và Đào tạo
    tỉnh Sơn La ; các báo cáo tổng kết và phương hướ ng nhiê ̣m vu ̣ năm ho ̣c của
    Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Sông Mã từ năm 1986 đến năm 2013.
    - Nguồn tài liệu thực tế: Ngoài nguồn tài liệu chung và nguồn tài liệu địa
    phương, luận văn còn sử dụng nguồn tài liệu thực tế thông qua các đợt tác giả
    đi tham quan, khảo sát tại một số trường THCS trong huyện, phỏng vấn một số
    lãnh đạo Phòng Giáo dục Sông Mã qua các thời kỳ. Các tư liệu tích lũy được
    trên các phương tiện thông tin đại chúng như báo chí, mạng internet . cũng được
    tác giả sử dụng để làm phong phú và sáng tỏ thêm một số nội dung của đề tài.
    Tất cả các nguồn tài liệu được sử dụng đề u có độ chính xác, khoa học và
    có khả năng đáp ứng tốt cho việc nghiên cứu của đề tài.
    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

    8
    4.2. Phương pháp nghiên cứu
    Để thực hiê ̣n đề tài này , tôi đã sử du ̣ng tổng hợp nhiều phương pháp ,
    nhưng chủ yếu là các phương pháp sau:
    - Phương pháp lịch sử là phương pháp tái hiện trung thực bức tranh giáo
    dục THCS huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La đúng theo trình tự thời gian và không
    gian như nó đã từng diễ n ra . Thông qua nghiên cứu các nguồn tư liệu sẵn có để
    phục dựng lại bức tranh giáo dục THCS huyện Sông Mã giai đoạn 1986 - 2013.
    - Phương pháp logic là phương pháp nghiên cứu tổng quát quá trình hình
    thành và phát triển của giáo dục THCS huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La giai đoạn
    1986 - 2013, từ đó thấy được bản chất, tính tất yếu và quy luật vận động và
    phát triển khách quan của sự nghiệp phát triển giáo dục Sông Mã nói chung và
    giáo dục THCS Sông Mã nói riêng.
    - Phương pháp thống kê, hê ̣ thống và đối chiếu, so sánh để thấy được quá
    trình phát triển thăng trầm của giáo dục THCS huyện Sông Mã giai đoạn từ
    năm 1986 đến năm 2013.
    - Phương pháp phân tích, tổng hợp để thấy được mối liên hê ̣, sự tác đô ̣ng
    qua la ̣i giữa tình hình giáo du ̣c nói chung và tình hình giáo du ̣c THCS nói riêng
    với tình hình kinh tế - xã hội huyện Sông Mã.
    5. Đóng góp của luâ ̣n văn
    Luận văn đã tập hợp, hệ thống những tài liệu cơ bản, đáng tin cậy để
    dựng lại bức tranh toàn cảnh về giáo dục Trung học cơ sở, là công trình nghiên
    cứu đầu tiên có hệ thống về sự phát triển giáo dục Trung ho ̣c cơ sở ở huyện
    Sông Mã trong thời kỳ đổi mớ i.
    Đánh giá những thành tựu cũng như những hạn chế của giáo dục Trung
    học cơ sở huyện Sông Mã trong thời gian từ năm 1986 đến năm 2013. Đề xuất
    một số giải pháp nhằm phát triển hơn nữa sự nghiệp giáo dục ở huyện Sông Mã
    hiện nay.
    Luận văn sẽ bổ sung nguồn tư liệu phục vụ cho việc nghiên cứu , biên
    soạn, giảng dạy lịch sử địa phương ở các trường Trung ho ̣c cơ sở , Trung học
    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

    9
    phổ thông trên địa bàn huyện Sông Mã. Kết quả của luận văn có thể làm tài liệu
    tham khảo bổ ích cho các cơ quan quản lý giáo dục và một số cơ quan khác trên
    địa bàn cấp huyện của tỉnh Sơn La.
    Ngoài ra, luận văn còn góp phần giáo dục ý thức trách nhiệm của cán bộ
    Đảng viên và nhân dân trong việc thực hiện chủ trương xã hô ̣i hóa giáo du ̣c
    nhằm phát huy những thành tựu đã đạt được để không ngừng chăm lo, phát
    triển sự nghiệp giáo dục ở tất cả các xã trên địa bàn huyện trướ c mắt cũng như
    lâu dài.
    6. Bố cục của luận văn
    Ngoài phần mở đầu , kết luâ ̣n, tài liệu tham khảo và phụ lục , nô ̣i dung
    chính của luận văn được triển khai qua 3 chương.
    Chương 1: Khái quát về tình hình giáo dục của huyện Sông Mã, tỉnh Sơn
    La trước năm 1986.
    Chương 2: Tình hình giáo du ̣c Trung học cơ sở huyê ̣n Sông Mã, tỉnh Sơn
    La giai đoạn 1986 - 2013.
    Chương 3: Một số nhận xét về giáo du ̣c Trung ho ̣c cơ sở huyê ̣n Sông Mã,
    tỉnh Sơn La (1986 - 2013).
     
Đang tải...