Tiểu Luận Giáo dục trong sự di động của xã hội

Thảo luận trong 'Xã Hội Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC






    A MỞ ĐẦU 2


    B NỘI DUNG 2


    I TÍNH DI ĐỘNG CỦA XÃ HỘI 2


    II VAI TRÒ CỦA GIÁO DỤC TRONG SỰ DI ĐỘNG CỦA XÃ
    HỘI 7
    III XÃ HỘI HỌC TẬP- VẤN ĐỀ CHUNG CỦA THỜI ĐẠI 11


    C THỰC HIỆN CÔNG BẰNG XÃ HỘI TRONG LĨNH VỰC 19
    GIÁO DỤC Ở VIỆT NAM
    D KẾT LUẬN 21


    TÀI LIỆU THAM KHẢO 23







    A. MỞ ĐẦU:


    Nhà xã hội học nổi tiếng người pháp Pierre Bourdieu quan niệm rằng trong cuộc chơi của chúng ta trong xã hội, chúng ta đã thừa hưởng và mang theo bên mình ba loại vốn ( Capitaux) – trong nghĩa đen cũng như trong nghĩa bóng:


    ã Vốn liếng kinh tế ( vd: Gia sản, lợi tức .)


    ã Vốn liếng xã hội ( mạng lưới những quan hệ xã hội )


    ã Vốn liếng văn bằng ( bằng cấp, trình độ học vấn ).


    Chính những khác biệt về vốn đã đặt mỗi cá nhân vào những vị trí khác nhau trong các tầng lớp xã hội khác nhau.


    B. NỘI DUNG:


    I. TÍNH DI ĐỘNG XÃ HỘI.


    1. Khái niệm phân tầng xã hội.


    1.1 Bất bình đẳng xã hội và sự phân tầng xã hội ( Stratification sociale):


    Con người trong xã hội mang nhiều đặc điểm khác nhau về giới tính, tuổi tác, chủng tộc, tôn giáo, tài sản, uy tín xã hội, quyền hành Chúng ta gọi những khác biệt này là bất bình đẳng xã hội. Ở đây khái niệm bất bình dẳng chưa mang một sự phê phán giá trị tốt hay xấu.


    Các nhà xã hội học cố gắng khám phá nguồn gốc những bất bình đẳng trong cơ cấu và trong văn hóa của chính các xã hội này. Họ cũng cho rằng có những khác biệt bẩm sinh giữa những cá nhân và sự phát triển của từng cá nhân cũng đào sâu những khác biệt này, nhưng mặt khác họ quan niệm nền văn hóa và cơ cấu xã hội có thể cũng cố và duy trì những khác biệt, những bất bình đẳng cá nhân đó.


    Mỗi xã hội có những phương cách khác nhau trong việc sở hữu các tư liệu sản xuất và các tư liệu này chi phối quá trình tái sản xuất, và đào tạo các thế hệ kế tiếp. Những bất bình đẳng chỉ trở thành phân tầng xã hội khi các cá nhân được sắp xếp theo các vị trí cao thấp theo những thuộc tính của mình như lợi tức, của cải, quyền hành, uy tín, tuồi tác, tôn giáo, dân tộc


    Như vậy :Khái niệm phân tầng xã hội ( Social Stratification) ám chỉ những phương thức mà xã hội sắp xếp các thành viên của mình trên cơ sở sự giàu có, quyền lực hay uy tín xã hội.


    ã Hệ thống phân tầng xã hội thường được biện minh bởi hệ ý thức, như hệ
    ý thức Mac xít, hệ ý thức tư bản, hệ ý thức Balamôn


    Thí dụ: - Tư tưởng nho giáo trước đây cũng nhấn mạnh việc mọi người phải chấp nhận và làm tròn vai trò của mình ( quân xử thần tử, thần bất tử bất trung. Hay tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử).







    - Triết lý bà la môn cũng chỉ là một triết thuyết biện minh cho hệ thống đẳng cấp ở An Độ. Tôn giáo như vậy cũng thường hợp thức hóa các hệ thống phân tầng xã hội.


    Các định chế xã hội, như định chế giáo dục, chuẩn bị cho con người chấp nhận các vị trí của mình trong xã hội. Nhưng tại sao con người, kể cả những người ở tận đáy xã hội, lại phải chấp nhận vị trí của mình trong xã hội? Bởi vì họ không còn chọn lựa nào khác, họ không có cơ hội, phương tiện kinh tế cũng như chính trị để thay đổi cuộc sống của mình. Họ cũng có thể nổi loạn để chống lại sự bất công. Nhưng một trong các lý do khiến họ chấp nhận vị trí của mình chính là sự phân tầng xã hội cũng là một bộ phận hữu cơ trong nền văn hóa của họ và nền văn hóa này đã ăn sâu trong nếp nghĩ của họ.


    Nói cách khác con người chấp nhận vị trí của mình trong một phân tầng xã hội chính bởi vì hệ thống đó được củng cố bởi những giá trị tiềm tàng trong nền văn hóa của họ. Những khía cạnh của văn hóa biện minh cho hệ thống phân tầng xã hội đã được học hỏi trong quá trình xã hội hóa. Trong một ý nghĩa nào đó, xã hội phong kiến, qua những câu tục ngữ như: “ Đói cho sạch, rách cho thơm”, “ con vua thì lại làm vua, con sãi ở chùa thì quét lá đa”, chỉ dạy cho con người chấp nhận sự phân tầng xã hội đang tồn tại.


    ã Những thay đổi trong những hệ thống phân tầng xã hội có thể xảy ra với sự sắp xếp lại về mặt quyền lực xã hội cũng như do những thay đổi về văn hóa, kinh tế và quyền lực. Quyền lực trong ý nghĩa như vậy bao gồm cả quyền lực chính đáng và không chính đáng. Quyền lực chính đáng còn gọi là uy quyền ( authority) – là quyền lực được mọi người thừa nhận và đây là yếu tố chủ yếu trong việc duy trì tương quan hiện hữu trong các đẳng cấp, trong các giai cấp. Khi thiếu quyền lực chính đáng để duy trì trật tự xã hội người ta phải sử dụng nhiều vũ lực. Quy luật này không chỉ ứng dụng các xã hội vi mô mà cả cho các nhóm nhỏ, các tổ chức xã hội nói chung.


    Như vậy, để hiểu tại sao các tầng lớp nhân dân chấp nhận vị trí của họ trong xã hội, không chỉ nghiên cứu vai trò của văn hóa, của hệ ý thức mà còn phải tìm hiểu quyền lực và uy quyền được sử dụng để duy trì các mối quan hệ đang tồn tại giữa các giai cấp.


    1.2 Sự di động xã hội ( Social mobility):


    ã Xã hội trong đó ranh giới giữa các tầng lớp xác định rõ rệt, và các thành viên thuộc tầng lớp xã hội này không thể chuyển qua một tầng lớp xã hội khác một cách dễ dàng, được gọi là những xã hội đóng kín ( Closed societies). Đặc điểm của các xã hội có phân tầng đóng kín đặt cơ sở trên những đẳng cấp ( castes), là những tầng lớp trong đó con người được sinh ra và gắn liền suốt đời. Thành viên của một đẳng cấp khi sinh ra thì gắn liền với vị trí xã hội đã được chỉ định.







    Các thành viên của một đẳng cấp không thể có hy vọng rời bỏ đẳng cấp của mình. Hệ thống đẳng cấp thường dựa trên nền tảng hệ ý thức, tôn giáo, tín ngưỡng.


    Thí dụ: Kinh Rig Veda dạy rằng, xã hội Hindu, do ý muốn của thần thánh, được chia làm bốn đẳng cấp chính:


    - Bramin ( tu sĩ)


    - Kshatriya ( Chiến sĩ)
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...