Tài liệu Giáo dục trong lịch sử Việt

Thảo luận trong 'Lịch Sử' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Giáo dục trong lịch sử Việt

    Giáo dục là khởi điểm và chung điểm của chính trị.
    Thái Địch Lý Đông A

    Chính trị, kinh tế, quốc phòng đương nhiên là ba vấn đề trọng yếu, nhưng giáo dục lại căn bản và trọng yếu hơn vì muốn xây dựng, muốn chiến đấu thì trước hết phải biết đã.

    Nuôi con chẳng dạy chẳng răn
    Thà nuôi lợn béo mà ăn bộ lòng


    Người nông dân mộc mạc nơi điền dã mà còn đặt nặng vấn đề giáo dục đến thế huống hồ một quốc gia.

    Trước hãy nói qua về tình hình giáo dục trong lịch sử Tây phương để chúng ta có một ý niệm khái quát mà so sánh.

    Giáo dục Tây phương ở đây bắt đầu từ Hy Lạp, lúc ấy xã hội Hy Lạp có những người được gọi là triết nhân hoặc ngụy biện gia thường đi đây đi đó dạy cho đám thanh niên nhiều loại biện luận về các vấn đề gây thành một phong khí học vấn đầy tranh cãi sôi nổi, tư tưởng không thể khơi thành một chính lưu. Về sau mới nổi bật lên hiền triết Socrate đánh bạt tệ hại của các phái ngụy biện bằng lý luận chân lý cho cộng đồng nhân sinh. Tuy nhiên, ở Socrate, người ta vẫn còn thấy rất đậm sắc thái của phương thức ngụy biện dùng để dạy học. Người học trò giỏi của Socrate là Platon có viết một cuốn sách nhan đề: “Lý tưởng quốc”, bên trong có đoạn khá dài nói rõ về một chế độ giáo dục của cái lý tưởng quốc như sau:

    “Đứa bé sinh ra đời phải được giao cho quốc gia và quốc gia sẽ nuôi nó trong một cơ quan chuyên giữ nhiệm vụ giáo dục. Đứa bé không cần phải biết cha mẹ nó là ai, nó chỉ biết nó là công dân của quốc gia mà thôi”.
    Cũng theo chủ trương của Platon, con người được chia ra làm nhiều loại trong lý tưởng, như: triết học gia, quân nhân, thương nhân, nông dân. Chính phủ căn cứ vào thi cử trắc nghiệm rồi phân định rõ rệt đào tạo, tạo thành những nhân vật tuyệt đối khác hẳn nhau. Lãnh tụ trị quốc đặt vào tay triết học gia. Như vậy, quốc gia trở nên một hiện thực của lý tưởng triết học. Toàn bộ công tác giáo dục phải phối hợp chặt chẽ với lý tưởng triết học ấy. Sách lý tưởng của Platon còn một thiên nói về chế độ vợ chung và chủ nghĩa tài sản chung.

    Thật là cuốn sách khá kỳ quặc, thế nhưng tư tưởng Platon rất có ảnh hưởng đối với Tây phươong sau này.

     

    Các file đính kèm:

Đang tải...