Tiểu Luận Giáo dục tiểu học phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu ở học sinh như thế nào ?

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    I / ĐẶT VẤN ĐỀ
    Bậc tiểu học là bậc học nền tảng, bồi dưỡng học sinh giỏi, học sinh có năng khiếu ở tiểu học là nền móng cho chiến lược đào tạo người tài của đất nước. Phát hiện và bồi dưỡng học sinh có năng khiếu ở cấp Tiểu học là việc làm cần thiết và có ý nghĩa. Để có được các thành quả về giáo dục học sinh nói chung hay những thành tích cao của học sinh năng khiếu nói riêng, ngay từ cấp Tiểu học các nhà trường phải có sự quan tâm, chú ý từ các buổi học hằng ngày của các khối lớp và ở tất cả các môn học trong nhà trường.Phát hiện ra những em có năng khiếu, trí thông minh hơn các học sinh khác, từ đó chúng ta quan tâm nhiều hơn đến các em và phải có một phương pháp giáo dục đặc biệt dành riêng cho các em năng khiếu này. Mặt khác nội dung, phương pháp giáo dục và bồi dưỡng học sinh năng khiếu cũng như hình thức tổ chức phải phong phú và phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí học sinh mới đem lại hiệu quả trong giáo dục.


    II-NỘI DUNG
    1/ Học sinh có năng khiếu
    Ở Việt Nam thỉnh thoảng báo chí và các phương tiện truyền thông khác như tivi hoặc đài phát thanh loan tin về sự xuất hiện của một thần đồng nào đó, ví dụ, một em bé mới lên hai mà đã biết đọc và biết viết thông thạo, hay một em bé mới lên ba mà đã có thể giải được các bài toán lớp bốn, lớp năm, v.v .
    Những tin tức như vậy bao giờ cũng làm cho xã hội xôn xao và gia đình, đặc biệt là cha mẹ của em bé cảm thấy đầy tự hào. Tuy nhiên, ít có ai thắc mắc rồi các em được xem là thần đồng sau đó được giáo dục ra sao?
    Hơn nữa, ngoài những thần đồng, còn có bao nhiêu em bé khác cũng rất thông minh và tài năng nhưng có được phát hiện và chăm sóc đúng mức hay không? v.v .
    Thật ra, thần đồng tuy là hiện tượng hiếm hoi nhưng không phải là một cái gì xa lạ. Đọc lịch sử Việt Nam, chúng ta có thể gặp khá nhiều những hiện tượng được gọi là thần đồng. Chắc nhiều người còn nhớ vào đời nhà Trần, Nguyễn Hiền đậu trạng nguyên lúc mới 13 tuổi, nhà vua chê là còn bé quá, cho về nhà nghỉ ngơi, chờ vài năm sau mới bổ làm quan. Lê Quý Đôn cũng là một thần đồng, ngay từ nhỏ đã có trí nhớ xuất chúng. Gần đây hơn, vào cuối thế kỷ 19, Phan Bội Châu lúc còn nhỏ cũng nổi tiếng là thần đồng, mới 13, 14 tuổi mà đã học hết sách vở trong chương trình giáo dục thời ấy.
    Trên thế giới, những hiện tượng thần đồng lại càng nhiều. Có những em học sinh mới hơn 10 tuổi mà đã vào đại học, có người có bằng tiến sĩ lúc chưa đầy 20 tuổi, có người nổi tiếng về âm nhạc, hội hoạ hay văn học lúc mới có 5, 7 tuổi.
    Ngày xưa, việc phát hiện và việc giáo dục các thần đồng hoàn toàn ngẫu nhiên. Nếu cha mẹ có điều kiện cho con ăn học thì tài năng của con cái mới hiển lộ. Còn không, tài năng của các thần đồng ấy cũng rất dễ bị mai một.
    Hiện nay, ở Việt Nam, đã có trường năng khiếu dành để bồi dưỡng những học sinh được xem là có trí thông minh vượt bậc. Tuy nhiên, tất cả các trường năng khiếu này đều nằm ở các thành phố lớn, do đó, không phải học sinh nào thực sự có năng khiếu cũng được vào học, nhất là những học sinh ở tỉnh lẻ hoặc ở các vùng nông thôn hẻo lánh. Hơn nữa, ở Việt Nam cũng chưa có hệ thống trắc nghiệm trí thông minh đáng tin cậy. Bởi vậy, sẽ có vô số trẻ em có tài năng bị quên lãng. Đó là một điều vô cùng đáng tiếc, không những cho bản thân các em ấy hay cho gia đình các em mà còn cho xã hội Việt Nam nói chung.
     
Đang tải...