Tài liệu Giáo dục thị hiếu thẩm mỹ cho học sinh qua vẻ đẹp của tranh dân gian Đông Hồ

Thảo luận trong 'Kiến Trúc - Xây Dựng' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài: Giáo dục thị hiếu thẩm mỹ cho học sinh qua vẻ đẹp của tranh dân gian Đông Hồ


    MỞ ĐẦU

    1. Lư do chọn đề tài:
    Trong thời đại xă hội phát triển như ngày nay với nền văn minh công nghiệp có rất nhiều trào lưu nghệ thuật mới xuất hiện, sự nh́n nhận về hội họa vẫn luôn phát triển, người ta không thể quên được cái đẹp phóng khoáng và khỏe mạnh, tươi vui, tinh giản mà đậm đà của tranh dân gian Đông Hồ. Tranh dân gian là một trong những nét đặc trưng độc đáo của dân tộc Việt Nam, mang đậm dấu ấn về cuộc sống, về ước mơ b́nh dị của con người với những chủ đề, tư tưởng riêng biệt và giá trị nghệ thuật thỏa măn nhu cầu tinh thần và thẩm mỹ trong đời sống của nhân dân.
    Ngay từ các em học sinh tiểu học đă được tô vẽ theo tranh dân gian, đó là những bức “Lợn dáy” và trong chương tŕnh mỹ thuật cấp 2 học sinh bắt đầu học thường thức tranh là tranh dân gian bởi nó có vẻ giản dị nh́n vào rất dễ hiểu và không những học sinh ở lứa tuổi thiếu niên nhi đồng thấy đó như một tiếng nói chung về cội nguồn, một sự gần gũi dễ tiếp cận mà cũng có nhiều họa sĩ đang cùng các nghệ nhân nghiên cứu, chuyên sâu và tạo ra nhiều tác phẩm tranh khắc đẹp để góp phần tạo nên giá trị cho loại h́nh nghệ thuật dân tộc này. Từ trước đến nay đă có nhiều quan niệm về tranh dân gian Đông Hồ, có quan niệm cho rằng tranh dân gian là một loại tranh vẽ hồn nhiên theo bản năng v́ các nghệ nhân không được đào tạo ở một trường lớp nào chính quy nào và những người chuyên nghiệp có xu hướng hiện đại của Tây Âu cho lại rằng đó là phong cách độc đáo của dân tộc
    Ḍng tranh dân gian Đông Hồ (Bắc Ninh) đă cùng với tranh dân gian Hàng Trống là hai ḍng tranh lớn mang những nét đẹp hài ḥa và tạo nên diện mạo lớn của mỹ thuật dân gian Việt Nam, tranh dân gian sẽ là con đường thuận lợi để giáo dục thị hiếu thẩm mỹ nói chung cho học sinh. Bởi giáo dục nghệ thuật đang là vấn đề ngày càng được quan tâm chú ư trong việc phát triển toàn diện nhân cách con người mới. Thông qua việc đi vào nghiên cứu t́m hiểu những vấn đề gần gũi là cái đẹp của tranh dân gian sẽ giúp trẻ nh́n thấy và yêu cái đẹp. Tôn trọng giữ ǵn và sáng tạo cái đẹp ấy cho bản thân và xă hội.
    Tay cày, tay bút, nếp suy nghĩ, nguyện vọng tâm tư t́nh cảm của các nghệ nhân và nhân dân lao động đều nhất quán, họ cùng tạo nên h́nh ảnh thân thuộc gần gũi quanh ḿnh trong cuộc sống cần lao, đó là tranh Đông Hồ, tranh hướng người xem đến với nhận thức và giáo dục họ một cách hóm hỉnh sâu sắc với đề tài, tư tưởng chủ đề rất gần gũi với cuộc sống, tranh “Đánh ghen” với cảnh đánh ghen rất quyết liệt kèm theo đó là lời răn dạy ngay ở góc tranh:
    “Thôi thôi bớt giận làm lành
    Chi bằng sinh sự nhục ḿnh nhục ta”
    Các truyện thơ như Kiều, Thạch Sanh, Phạm Công Cúc Hoa, Lục Vân Tiên với những t́nh tiết và những nhân vật trong các chuyện đă được nghệ nhân vẽ lại theo quan điểm t́nh cảm và sự thích thú của bà con như phảng phất đâu đây bóng dáng và hiện thân của những người nghe kể chuyện trên nét vẽ. Những chuyện anh hùng lịch sử được truyền tụng từ đời nọ qua đời kia như tranh “Bà Trưng” “Bà Triệu” đă dễ dàng cho trẻ em hiểu về các câu chuyện dân gian và sớm để lại trong ḷng và niềm tự hào dân tộc.
    Qua thời gian ḍng tranh Đông Hồ và những ḍng tranh dân gian ở các vùng miền khác cùng tồn tại và phát triển lâu bền, chúng đă ảnh hưởng đến nhau, bổ xung cho nhau tạo nên sự phong phú cho nền mỹ thuật dân gian Việt Nam. Nó đă cùng cách nói đa thanh, đa nghĩa, với những làn điệu dân ca mượt mà, với những điệu múa dân tộc tạo nên một nền văn hóa dân gian Việt Nam phong phú đặc sắc. Phải bảo tồn nét đẹp truyền thống của từng ḍng tranh, đồng thời giúp nó không ngừng phát triển, khẳng định sức sống bất diệt của ḿnh cùng lịch sử dân tộc là nhiệm vụ của tất cả mọi đối tượng, mọi thế hệ từ việc giáo dục học sinh yêu thẩm mỹ, yêu tính dân tộc ngay từ lúc bắt đầu cắp sách tới trường.
    Và đă có rất nhiều sách nghiên cứu về nguồn gốc, tính chất và ư nghĩa của tranh dân gian nhưng hầu như không thấy đề cập tới vấn đề đưa tranh dân gian vào giáo dục như thế nào?
    Chính v́ những lư do trên mà em đă mạnh dạn chọn và nghiên cứu đề tài với nội dung “Giáo dục thị hiếu thẩm mỹ cho học sinh qua vẻ đẹp của tranh dân gian Đông Hồ” làm đề tài cho tiểu luận tốt nghiệp của ḿnh. Đề tài nhỏ và chưa thể đi sâu hết các vấn đề của tranh dân gian nhưng em mong muốn góp một vài suy nghĩ của ḿnh mang tính gợi mở đối với việc nâng cao giáo dục thị hiếu thẩm mỹ cho học sinh.
    2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu:
    2.1. Mục tiêu nghiên cứu:
    Nghiên cứu nhằm làm nổi bật vẻ đẹp và vai tṛ của tranh dân gian, nhấn mạnh trong việc giáo dục thị hiếu thẩm mỹ cho học sinh ở lứa tuổi thiếu niên nhi đồng, từ đó có phương pháp để áp dụng tốt vào việc học mỹ thuật.
    2.1. Nhiệm vụ nghiên cứu:
    Giúp các bạn học sinh nhận thức được tầm quan trọng của tranh dân gian, từ đó sẽ t́m thấy sự gần gũi và tiếp cận với mong muốn được t́m hiểu, lưu giữ và sáng tạo nghệ thuật.
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
    3.1. Đối tượng nghiên cứu:
    Đối tượng ở đây chính là học sinh và tranh dân gian Đông Hồ trong đó có các yếu tố làm nên giá trị của tác phẩm: Cảm xúc thẩm mỹ, nhận thức, giáo dục. Tuy nhiên trong bài tiểu luận của ḿnh em không nghiên cứu sâu vào ḍng tranh mà đối tượng nghiên cứu ở đây chủ yếu là về vẻ đẹp và nhấn mạnh vai tṛ của nó trong giáo dục thị hiếu thẩm mỹ cho học sinh.
    3.2. Phạm vi nghiên cứu:
    Trong khuôn khổ của bài tiểu luận do thời gian và kiến thức có hạn em chỉ xin được đề cập đến tính thẩm mỹ và vai tṛ của tranh dân gian dân gian Đông Hồ đối với vấn đề học tập và giảng dạy mỹ thuật ở các trường tiểu học và trung học cơ sở.
    4. Phương pháp nghiên cứu:
    Trong đề tài này em chủ yếu tập trung vào các phương pháp sau:
    - Phương pháp phỏng vấn.
    - Phương pháp khảo sát.
    - Phương pháp điền dă.
    - Phương pháp thống kê và thu thập tài liệu.
    - Phương pháp phân tích tổng hợp.
    5. Đóng góp của tiểu luận:
    Bài tiểu luận của em nhằm giúp học sinh có thể hiểu thêm vẻ đẹp và giá trị của tranh dân gian, đồng thời mong muốn góp phần tạo thêm nguồn tư liệu phục vụ cho công tác nghiên cứu, sưu tầm về vẻ đẹp của tranh dân gian khi đưa vào giáo dục thị hiếu thẩm mỹ cho học sinh.
    6. Bố cục của tiểu luận:
    Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và h́nh ảnh minh họa, tiểu luận gồm có 2 chương :
    Chương I: Vài nét khái quát về tranh dân gian Đông Hồ.
    Chương II: Nét tương đồng giữa tranh dân gian Đông Hồ và tranh vẽ thiếu nhi.



    B. NỘI DUNG
    Chương I
    VÀI NÉT KHÁI QUÁT VỀ TRANH DÂN GIAN ĐÔNG HỒ

    I. Đặc điểm của tranh dân gian Đông Hồ
    1. Khái quát về làng tranh Đông Hồ
    Tranh khắc gỗ Đông Hồ là ḍng tranh có nghệ thuật độc đáo và đậm đà tính dân tộc với kỹ thuật khắc, in mẫu mực, ổn định do trải qua nhiều thế hệ nghệ nhân sáng tạo. Tranh được sản xuất tại Làng Đông Mại xưa kia (thường gọi là làng Mái) thuộc xă Hồ Tú, tổng Đông Hồ, Huyện Thuận Thành, Tỉnh Bắc Ninh nay là thôn Đông Hồ, xă Song Hồ, Huyện Thuận Thành Tỉnh Bắc Ninh.
    Đông Hồ có vị trí địa lư lịch sử nổi tiếng vùng Kinh Bắc, phía Bắc của Đông Hồ là con sông Đuống tiếp giáp với đền thờ Kinh Dương Vương, cách đó 1km là chùa bút Tháp, phía Nam có thành Luy Lâu (1 trong 3 trung tâm văn hoá phật giáo lớn ở phương Đông trong thời đế chữ Hán, là trung tâm kinh tế chính trị quân sự và thương mại của quận Giao Chí và Châu Long. Phía Nam là đồng ruộng, nh́n thẳng là làng Sĩ Nhiếp, phía Đông có miếu Thiên Than Theo địa giới hành chính hiện nay Đông Hồ có 748 nhân khẩu, 183 hộ, có 224.000mv đất canh tác chưa được 1 sào cho 1 đầu người. Chính v́ vậy nghề phụ lại trở thành nguồn thu nhập chính của người dân. Hiện nay các tỉnh khác như Hà Nội, Yên Bái, Lào Cai vẫn về đây nhập hàng. Đông Hồ c̣n xuất khấu những mặt hàng như thảm, đồ chơi trung thu và hoa tết
    Làng Đông Hồ nằm ngay Sông Đuống bên cạnh đường giao thông nối từ hai vùng đất lở phù trú của Châu thổ sông Hồng là xứ Bắc (Hà Bắc) với xứ Đông (Hải Dương).
    Đọc “Bên kia sông Đuống” của nhà thơ Hoàng Cầm trong SGK lớp 12 ta thấy sông Đuống gắn bó với đời sống của người dân, với những vẻ đẹp của tranh dân gian Đông Hồ, cho dù chưa được về làng Đông Hồ nhưng học sinh đă có thể cảm nhận và tưởng tưởng được về ngôi làng phù trú đó.
    II. Nội dung, h́nh thức trong tranh dân gian Đông Hồ:
    1. Tục chơi tranh ngày tết của nhân dân Việt Nam với những nội dung phong phú
    Quan điểm nghệ thuật của tranh dân gian là cái đẹp phải xuất phát từ nội dung t́nh cảm chân thật và ư thức giai cấp của tác giả. Em thấy rằng muốn hiểu hết cái đẹp, cái quư của tranh dân gian chúng ta phải ḥa vào với tâm hồn, t́nh cảm của nhân dân, phải hiểu được hoàn cảnh lịch sử , xă hội cùng với những ước mơ, nguyện vọng v́ cuộc sống của người dân thửa trước, ta mới thấy hết được ư nghĩa của tranh.
    Nhất là trong những ngày tết tranh dân gian rất cần thiết. Ngày xưa ở mỗi vùng mỗi miền tới ngày tết ra chợ đều thấy bày bán tranh thờ ngày tết và dù có nghèo đến mấy người ta cũng đều cố gắng có một bức tranh để treo nhà. Suốt trong mấy ngày tết có các cuộc chúc tết trong gia đ́nh họ hàng thân thuộc, người trong làng ngoài xóm, phố phường gặp nhau, tới lễ tết đều chúc nhau những lời thịnh vượng, những ǵ không hay trong năm cũ đă được quên đi và họ chúc nhau những ǵ mà mong mỏi cho cả bản thân ḿnh. Tất cả những lời chúc tết, những điều mơ ước, ước vọng của nhân dân trong dịp tết đầu xuân đều được biểu hiện, phản ánh trong tranh tết và câu đối tết. Tranh dân gian Đông Hồ, nhất là bộ phận tranh tết, gắn bó với nhân dân, tham gia cuộc sống t́nh cảm của các gia đ́nh không chỉ ở chủ đề tư tưởng, mà c̣n ở giá trị nghệ thuật đă làm thỏa măn nhu cầu thẩm mỹ của mọi người. Chính cái đẹp của tờ tranh đă làm cho nó sống măi. Phần lớn các nghệ nhân làm tranh dân gian là những người nông dân thực thụ, họ rất am hiểu t́nh cảm và con người của xă hội nông nghiệp, người mua tranh thưởng thức tranh cũng là người lao động trong đó hầu hết là nông dân.
    Người dân lao động vất vả đầu tắt mặt tối cả năm để vui mừng đón ngày tết, vui là để đuổi sầu cầu may, bên cạnh đó bức tranh tết đă góp phần tạo thêm niềm vui tích cực ấy. Tranh ra đời trong các căn nhà tranh và để rồi lại được trưng nổi lên, làm tươi sáng cả một góc tường của những căn nhà tương tự, cũng gianh tre lụp xụp hay gỗ ngói sơ sài, nó ăn nhập với nhau. Nó sưởi ấm với màu sắc đậm đà, nó sởi lởi với h́nh ảnh dí dỏm, nó thu hút mọi người để tạo ra tiếng cười khúc khích, những vẻ mặt hân hoan, ánh mắt rạng rỡ Cả tranh những ông tướng canh cổng giúp người dân yên tâm vui tết, cả những tranh thờ sau ánh đèn, làn khói cùng mùi hương tạo cảm giác yên tâm thanh thản.
     
Đang tải...