Thạc Sĩ Giáo dục thế giới quan duy vật biện chứng cho sinh viên ở Tây Nguyên hiện nay

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 17/12/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Giáo dục thế giới quan duy vật biện chứng cho sinh viên ở Tây Nguyên hiện nay
    Luận văn thạc sĩ
    Đề tài: Giáo dục thế giới quan duy vật biện chứng cho sinh viên ở Tây Nguyên hiện nay
    Định dạng file word


    MỞ ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Trong sự nghiệp đổi mới, nhất là trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hoá,
    hiện đại hoá đất nước gắn với phát triển kinh tế tri thức nhằm mục tiêu dân giàu
    nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh, từng bước vững chắc đi lên chủ nghĩa xã
    hội, nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, khai thác và sử dụng tốt
    nhất mọi tiềm năng về thể chất và trí tuệ, mọi khả năng sáng tạo của từng người và
    của toàn thể cộng đồng dân tộc có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Đặc biệt là việc bồi
    dưỡng và đào tạo nguồn nhân lực trẻ lại càng có ý nghĩa quan trọng, vì nó sẽ quyết
    định mức độ thành công của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước ta,
    quyết định chúng ta có đạt được mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng,
    dân chủ, văn minh hay không. Đồng thời, đây cũng là sự chuẩn bị về mọi mặt cho
    thế hệ trẻ bước vào thế kỷ XXI một cách vững chắc, tự tin, sánh vai cùng với tuổi trẻ
    trên thế giới. Đại hội X của Đảng xác định rõ: “Đối với thế hệ trẻ, thường xuyên
    giáo dục chính trị, truyền thống, lý tưởng, đạo đức và lối sống; tạo điều kiện học tập,
    lao động, giải trí, phát triển thể lực, trí tuệ, góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”.
    Đội ngũ sinh viên là một trong những bộ phận quan trọng của thế hệ trẻ đất nước
    ta hiện nay. Sinh viên chính là những người lao động có trình độ cao trong tương lai, là
    nguồn lực chủ yếu cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá gắn với phát triển kinh
    tế tri thức. Hiện nay, số lượng sinh viên ở Tây Nguyên là khá lớn. Bồi dưỡng, giáo dục
    cho họ khát vọng mãnh liệt xây dựng đất nước giàu mạnh, gắn liền lập nghiệp bản thân
    với tương lai của cộng đồng, của dân tộc, những kiến thức về mục tiêu và con đường đi
    lên chủ nghĩa xã hội là yêu cầu khách quan phù hợp với yêu cầu chung của công cuộc
    xây dựng chủ nghĩa xã hội trên đất nước ta.
    Trong bối cảnh kinh tế, chính trị trên thế giới và trong nước có những diễn
    biến phức tạp, trên địa bàn Tây Nguyên các thế lực thù địch tiếp tục chống phá Đảng
    và Nhà nước ta với nhiều thủ đoạn, âm mưu nhằm chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc,
    lôi kéo và tha hoá thế hệ trẻ, nhằm làm cho thế hệ trẻ bị phai nhạt lý tưởng xã hội
    chủ nghĩa. Đồng thời nền kinh tế thị trường cũng có nhiều tác động tiêu cực đối với
    sinh viên. Điển hình là các biểu hiện của lối sống thực dụng, tâm lý trông chờ vào
    may rủi, một bộ phận đang chịu ảnh hưởng thế giới quan tôn giáo, duy tâm Thực
    tế ở Tây Nguyên đã xuất hiện một bộ phận không nhỏ sinh viên có lối sống mơ hồ về
    chính trị, phai nhạt lý tưởng xã hội chủ nghĩa, thậm chí suy thoái về đạo đức và,
    họ đang bị các thế lực phản động kích động, lôi kéo. Điều tai hại là, với “hành trang”
    tư duy ấy, đang tiềm tàng trong họ những triển vọng không đáng mong đợi của
    những người mang vị thế chủ nhân tương lai của đất nước.
    Xây dựng một thế giới quan khoa học cho sinh viên là nhiệm vụ chiến lược
    trong quá trình giáo dục đội ngũ lao động dự bị và cũng là những chủ nhân tương lai
    của dân tộc, theo đó, lại là công việc vô cùng cần thiết. Chính vì vậy, giáo dục thế
    giới quan duy vật biện chứng cho của đội ngũ sinh viên ở Tây Nguyên là nhiệm vụ
    cấp bách hiện nay.
    Với ý nghĩa đó, tôi chọn đề tài “Giáo dục thế giới quan duy vật biện chứng
    cho sinh viên ở Tây Nguyên hiện nay” làm luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Triết học.
    2. Tình hình nghiên cứu liên quan đền đề tài
    Vấn đề thế giới quan duy vật biện chứng ở nước ta từ trước đến nay đã có nhiều
    tác giả nghiên cứu. Chẳng hạn, Bùi Ngọc có bài viết “Thế giới quan khoa học một tất
    yếu lịch sử”, đăng ở Tạp chí thông tin khoa học xã hội, 1981, số 8. Trong bài viết này,
    tác giả tập trung phân tích sự hình thành và phát triển của thế giới quan khoa học là một
    tất yếu lịch sử.
    Ở một góc độ khác, Lê Xuân Vũ khẳng định “Thế giới quan Mác - Lênin trong
    đời sống tinh thần của nhân dân ta”, Tạp chí Cộng sản, 186, số 6. Trong đó tác giả đã
    có sự lý giải khá thuyết phục tầm quan trọng của thế giới quan Mác - Lênin trong đời
    sống xã hội Việt Nam. Hay như tác giả Nguyễn Trọng Chuẩn đã tiếp cận vấn đề thế giới
    từ khía cạnh sinh học, trong bài “Một số khía cạnh về vai trò của sinh học hiện đại đối
    với sự hình thành và củng cố thế giới quan khoa học”, đăng ở Tạp chí Triết học 1988,
    số 3.
    Ngoài một số bài viết trên, còn có một số luận án và luận văn cũng nghiên cứu
    vấn đề thế giới quan. Bùi Ỉnh đã nghiên cứu “Vấn đề xây dựng thế giới quan duy vật
    biện chứng đối với cán bộ đảng viên là người dân tộc thiểu số trong thời kỳ quá độ lên
    chủ nghĩa xã hội ở nước ta”, Luận án PTS Triết học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ
    Chí Minh, 1988. Còn Trần Thước tập trung nghiên cứu thế giới quan của riêng đội ngũ
    trí thức: “Sự hình thành thế giới quan xã hội chủ nghĩa ở tầng lớp trí thức ở Việt Nam”,
    Luận án PTS Triết học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, 1993.
    Trần Thanh Hà, Trần Viết Quân, Nguyễn Thị Luyến . tập trung nghiên cứu thế
    giới quan của đội ngũ cán bộ, đảng viên ở một khu vực nhất định. Nếu Trần Thanh Hà
    nghiên cứu “Vấn đề giáo dục thế giới quan khoa học cho cán bộ đảng viên người dân
    tộc Kh’mer ở Đồng bằng sông Cửu Long trong giai đoạn hiện nay”, Luận văn thạc sĩ
    Triết học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, 1993, thì Trần Viết Quân lại đi sâu
    tìm hiểu vấn đề “Bồi dưỡng thế giới quan duy vật biện chứng cho đội ngũ cán bộ chủ
    chốt cấp huyện ở Tây Nguyên hiện nay”, Luận văn thạc sĩ Triết học, Học viện Chính trị
    quốc gia Hồ Chí Minh, 2002. Còn Nguyễn Thị Luyến và Bùi Kiến Thưởng lại tìm đến
    đối tượng là sinh viên hay học viên, như “Vấn đề giáo dục thế giới quan duy vật biện
    chứng cho sinh viên các trường Đại học, Cao Đẳng ở Hà Nội hiện nay”, Luận văn thạc
    sĩ Triết học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, 2005 của Nguyễn Thị Luyến.
    Hay“Vấn đề bồi dưỡng thế giới quan duy vật biện chứng cho học viên trường chính trị
    tỉnh Hà Nam hiện nay”, Luận văn thạc sĩ Triết học của Bùi Kiến Thưởng, Học viện
    Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, 2004.
    Tất cả những tác giả trên đã đề cập đến:
    - Khái niệm thế giới quan nói chung, thế giới quan khoa học nói riêng, cấu trúc
    và chức năng của thế giới quan.
    - Tầm quan trọng và tính tất yếu của việc xây dựng thế giới quan duy vật biện
    chứng cho các đối tượng như: sinh viên, học viên, cán bộ nói chung trong công cuộc
    xây dựng chủ nghĩa xã hội.
    - Nêu ra những nhân tố cơ bản trong việc hình thành, tác động phát triển thế giới
    quan duy vật biện chứng.
    - Đưa ra một số giải pháp cụ thể và những quan điểm nhằm bồi dưỡng và phát
    triển thế giới quan duy vật biện chứng cho một số đối tượng cụ thể.
    Riêng vấn đề giáo dục thế giới quan duy vật biện chứng cho sinh viên ở Tây
    Nguyên hiện chưa có tác giả nào bàn tới.
    Xuất phát từ tình hình thực tế biểu hiện thế giới quan của sinh viên các trường
    Đại học, Cao đẳng ở Tây Nguyên, từ tầm quan trọng của việc giáo dục thế giới quan
    duy vật biện chứng đối với thế hệ trẻ và đối với đội ngũ sinh viên, với mong muốn đóng
    góp một phần vào sự nghiệp bồi dưỡng, đào tạo nguồn nhân lực cho đất nước, tôi chọn
    đề tài: “Giáo dục thế giới quan duy vật biện chứng cho sinh viên ở Tây Nguyên hiện
    nay”.
    3. Mục đích, nhiệm vụ, phạm vi nghiên cứu
    3.1. Mục đích của luận văn
    Trên cơ sở phân tích thực trạng của việc giáo dục thế giới duy vật biện chứng
    cho sinh viên ở Tây Nguyên hiện nay, tác giả luận văn đưa ra một số giải pháp chủ yếu
    nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục thế giới quan duy vật biện chứng cho
    tầng lớp này.
    3.2. Nhiệm vụ của luận văn
    Luận văn tập trung làm sáng tỏ những nội dung chủ yếu sau:
    - Phân tích vai trò, tầm quan trọng của việc giáo dục thế giới quan duy vật biện
    chứng; xác định những nhân tố tác động đến thế giới quan và quá trình giáo dục thế giới
    quan duy vật biện chứng cho sinh viên.
    - Làm rõ thực trạng, những vấn đề đặt ra trong quá trình giáo dục thế giới quan
    duy vật biện chứng và đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao chất lượng và
    hiệu quả quá trình này cho sinh viên Tây Nguyên.
    4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
    4.1. Đối tượng nghiên cứu
    Luận văn nghiên cứu thực trạng và bước đầu đưa ra một số giải pháp chủ yếu để
    nâng cao chất lượng, hiệu quả nhằm giáo dục thế giới quan duy vật biện chứng cho sinh
    viên ở Tây Nguyên hiện nay.
    4.2. Phạm vi nghiên cứu
    Luận văn tập trung nghiên cứu vấn đề giáo dục thế giới quan duy vật biện chứng
    cho sinh viên các trường Đại học, Cao Đẳng ở Tây Nguyên trong giai đoạn 10 năm
    gần đây (2000 - 2009) từ góc độ triết học.
    5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn
    5.1. Cơ sở lý luận
    Từ các quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, các văn kiện
    của Đảng Cộng sản Việt Nam trong lĩnh vực giáo dục thế giới quan, nhận thức luận cho
    thế hệ trẻ và sinh viên, tác giả kế thừa những thành tựu lý luận của các tác giả về những vấn
    đề có liên quan đến đề tài.
    5.2. Phương pháp nghiên cứu
    Luận văn vận dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ
    nghĩa duy vật lịch sử, kết hợp với phương pháp phân tích và tổng hợp, lôgíc và lịch sử,
    phương pháp điều tra xã hội học
    6. Những đóng góp về khoa học của luận văn
    - Luận văn góp phần làm sáng tỏ tầm quan trọng của việc giáo dục thế giới quan
    duy vật biện chứng cho sinh viên ở Tây Nguyên.
    - Đánh giá đúng thực trạng và bước đầu đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm nâng
    cao hiệu quả giáo dục thế giới quan duy vật biện chứng cho họ.
    7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
    - Luận văn góp phần làm sáng tỏ những cơ sở khoa học nhằm nâng cao hiệu quả giáo
    dục thế giới quan duy vật biện chứng cho sinh viên ở Tây Nguyên.
    - Luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho công tác giáo dục - đào tạo ở
    các trường Đại học, Cao Đẳng.
    8. Kết cấu của luận văn
    Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn
    gồm 2 chương, 6 tiết.


    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
    1.
    2.
    3.
    4.
    5.
    6.
    7.
    8.
    9.
    10.
    Lê Thị Nam An (2007), Giảng dạy triết học Mác - Lênin với việc giáo dục thế giới
    quan duy vật biện chứng cho sinh viên ở Nghệ An hiện nay, Luận văn thạc sĩ
    Triết học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.
    Hoàng Chí Bảo (2000), “Giáo dục đạo đức, nhân cách cho sinh viên đại học ở
    nước ta hiện nay - quan niệm, vấn đề và giải pháp”, Lý luận sinh hoạt chính
    trị, (39).
    Vũ Thanh Bình (2003), “Nâng cao chất lượng dạy - học các môn khoa học Mác -Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, Chính trị trong các trường Đại học, Cao đẳng,
    Trung học chuyên nghiệp và dạy nghề”, Giáo dục, (62).
    Phạm Văn Chúc (1992), Sự hình thành thế giới quan khoa học của sinh viên Việt
    Nam, Luận án Tiến sĩ Triết học, trường Đại học Tổng hợp Ta-sken.
    Nguyễn Trọng Chuẩn (1988), “Một số khía cạnh về vai trò của sinh học hiện đại
    đối với sự hình thành và củng cố thế giới quan khoa học”, Triết học, (3).
    Nguyễn Trọng Chuẩn (2008), Một số vấn đề về Triết học - con người - xã hội, Nxb
    khoa học xã hội, Hà Nội.
    Đảng Cộng sản Việt Nam (1986), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI,
    Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
    Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII,
    Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
    Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ
    VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
    Đảng Cộng sản Việt Nam (1997), Văn kiện Hội nghị lần thứ hai ban Chấp hành
    Trung ương khoá VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
    11. Đảng Cộng sản Việt Nam (1997), Văn kiện Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hành Trung
    ương Đảng khoá VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
    12. Đảng Cộng sản Việt Nam (1998), Văn kiện Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp Trung
    ương Đảng khoá VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
    13. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX,
    Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
    14. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Tìm hiểu một số khái niệm trong văn kiện đại
    hội IX của Đảng, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
    15. Đảng Cộng sản Việt Nam, Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung
    ương Đảng khoá IX, Báo Hà Nội mới ra ngày 1/4/2002.
    16. Đảng Cộng sản Việt Nam (2004), Văn kiện Hội nghị lần thứ chín Ban Chấp hành trung
    ương Đảng khoá IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
    17. Đảng Cộng sản Việt Nam (2004), Nghị quyết của Bộ Chính trị về một số định
    hướng trong công tác tư tưởng hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
    18. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X,
    Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
    19. Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh (2007), Định hướng giá trị cho sinh viên trong
    giai đoạn hiện nay, Báo cáo khoa học chuyên đề, Hà Nội.
    20. Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh (2007), Điều tra tình hình tư tưởng và
    nhận thức chính trị của thanh niên trong giai đoạn hiện nay, Hà Nội.
    21. Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh (2008), Tổng quan tình hình sinh viên,
    công tác hội và phong trào sinh viên nhiệm kỳ VII (2003 - 2008), Hà Nội.
    22. Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh (2008), Đổi mới nội dung, phương thức
    giáo dục lý tưởng cách mạng cho thanh niên trong thời kỳ hội nhập, Kỷ yếu
    khoa học, Hà Nội.
    23. Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh (2007), Báo cáo tổng kết công tác đoàn
    và các phong trào thanh thiếu nhi nhiệm kỳ 2002 - 2007, Hà Nội.
    24. Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh (2008), Lịch sử phong trào sinh viên, học
    sinh và hội sinh viên Việt Nam (1925-2008), Nxb Thanh niên, Hà Nội.
    25. G.Gertx (1982), Triết học mác xít và tri thức khoa học tự nhiên, Nxb Tiến bộ,
    Mátxcơva.
    26. Trần Thanh Hà (1993), Vấn đề giáo dục thế giới quan khoa học cho cán bộ đảng
    viên người dân tộc Khơme ở Đồng bằng sông Cửu Long trong giai đoạn hiện
     
Đang tải...