Tiểu Luận Giáo dục thể chất cho học sinh trong nhà trường tiểu học hiện nay

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC
    A. MỞ ĐẦU . 2
    1. Lý do chọn đề tài . 2
    2. Mục đích chọn đề tài . 3
    3. Nhiệm vụ của đề tài . 3
    4. Đối tượng của đề tài . 3
    5. Phạm vi nghiên cứu . 3
    6. Phương pháp nghiên cứu . 4
    7. Đóng góp của đề tài 4
    B. NỘI DUNG 5
    I. Cơ sở lý luận 5
    1. Một số khái niệm liên quan . 5
    1.1 Giáo dục thể chất là gì? . 5
    1.2 Học sinh tiểu học là gì? . 5
    2. Vị trí, vai trò của giáo dục thể chất . 5
    3. Mục đích, nhiệm vụ giáo dục thể chất ở trường tiểu học . 6
    II. Thực trạng của việc giáo dục thể chất cho học sinh tiểu học trong nhà trường hiện nay 8
    1. Đặc trưng nhân cách của học sinh tiểu học 8
    2. Thực trạng của việc giáo dục thể chất cho học sinh tiểu học trong nhà trường hiện nay 9
    2.1 Thực trạng của việc giáo dục thể chất cho học sinh trong nhà trường tiểu học 9
    2.2 Nguyên nhân của những thực trạng trên 14
    III. Đề xuất một số giải pháp 15
    1. Đối với xã hội . 15
    2. Đối với ngành giáo dục . 16
    3. Đối với nhà trường 16
    4. Đối với gia đình . 17
    5. Đối với bản thân học sinh . 18
    C. KẾT LUẬN . 19
    D. TÀI LIỆU THAM KHẢO 20

    A. MỞ ĐẦU
    1. Lý do chọn đề tài
    “Luyện tập thể dục, bồi bổ sức khỏe là bổn phận của mỗi một người yêu nước. Việc đó không tốn kém, khó khăn gì. Gái trai, già trẻ ai cũng nên làm và ai cũng làm được ( ). Dân có cường thì nước mới thịnh. Tôi mong đồng bào ta ai cũng gắng tập thể dục. Tự tôi, ngày nào tôi cũng tập”
    (Trích – Hồ Chí Minh toàn tập)
    Một trong những vấn đề mà Hồ chủ tịch đặc biệt quan tâm là vấn đề sức khỏe và những gì liên quan đến sức khỏe con người. Sinh thời, Hồ chủ tịch cho rằng vấn đề sức khỏe có mối quan hệ trực tiếp với cuộc kháng chiến và kiến quốc. Người nói: “Sức khỏe của cán bộ và nhân dân được bảo đảm thì tinh thần càng hăng hái. Tinh thần và sức khỏe đầy đủ thì kháng chiến càng gần thắng lợi, kiến quốc càng mau thành công”. Trước đây là vậy và bây giờ vẫn thế, sức khỏe chiếm giữ một vai trò rất quan trọng trong cuộc sống của mỗi người. Nó có liên quan trực tiếp đến sự phồn thịnh của đất nước.
    Trẻ em là tương lai của đất nước, sức khỏe của các em là mối quan tâm hàng đầu của xã hội, chính vì vậy mà việc giáo dục thể chất cho các em có vai trò và ý nghĩa rất quan trọng. Rèn cho các em thói quen luyện tập thể dục, thể thao ngay từ những buổi đầu sẽ là cơ sở để trẻ hình thành nên một cơ thể khỏe mạnh và cường tráng sau này, giống như lời Bác đã khuyên các cháu thiếu nhi: “Phải siêng tập luyện thể dục, thể thao cho mình mẩy được nở nang”. Ngoài ra, không những phải “Yêu Tổ quốc, yêu đồng bào / Học tập tốt, lao động tốt / Đoàn kết tốt, kỉ luật tốt” mà còn phải “Giữ gìn vệ sinh thật tốt”.
    Ngoài việc học hành, các em còn phải biết rèn luyện sức khỏe. Chính vì thế mà việc giáo dục thể chất phải được đặt lên ngang hàng với việc rèn luyện đức và tài cho các em.
    Một con ngựa ăn no mới chạy nhanh. Một cái máy đủ dầu mỡ mới quay đều và con người cũng thế. Chúng ta muốn sánh vai được với các cường quốc năm châu thì cần phải rèn cả trí và lực. Để đạt điều đó, ngoài việc giáo dục tri thức cho các em thì việc giáo dục thể chất cho các em cũng đóng một vai trò quan trọng không kém. Trong đó ta cần đặt biệt chú trọng đến học sinh tiểu học, vì đây là lứa tuổi tiếp thu những bài học đầu tiên trong việc hình thành tri thức và nhân cách, những gì có được trong giai đoạn này mang tính chất nền tảng, sẽ ảnh hưởng lâu dài trong những chặng đường học tập và làm việc kế tiếp. Nhưng liệu rằng việc giáo dục thể chất ở các trường có được quan tâm đúng mức, liệu rằng vai trò của việc giáo dục thể chất có bị xem nhẹ và thực chất của việc giáo dục thể chất cho học sinh tiểu học như thế nào Đó là một trong những vấn đề quan tâm của toàn xã hội. Chính vì những lý do trên mà tôi quyết định chọn đề tài này làm nghiên cứu cho bài tiểu luận của mình.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...