Luận Văn Giáo dục thẩm mỹ cho học sinh tiểu học bằng ca dao, tục ngữ thông qua môn học Tiếng Việt.

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC

    A.PHẦN MỞ ĐẦU
    1. I/ Lý do chọn đề tài . 2
    2. II/ Mục đích nghiên cứu . 3
    3. III/ Nhiệm vụ nghiên cứu 3
    4. IV/ Đối tượng nghiên cứu . 4
    5. V/ Phạm vi và giới hạn nghiên cứu 4
    6. VI/Phương pháp nghiên cứu . 4
    7. VII/ Đóng góp của đề tài . 4
    B.PHẦN NỘI DUNG

    8. I/ Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu 4
    9.    1. Các khái niệm liên quan 4
    10.   2. Vai trò, nhiệm vụ và nội dung GDTM cho HSTH 6
    12.     a. Vai trò của GDTM cho HSTH 6
    13.     b. Nhiệm vụ GDTM cho HSTH . 6
    14.     c. Nội dung GDTM cho HSTH 7 15. 3. Bản chất của GDTM . 7
    16. II/ Thực trạng của vấn đề nghiên cứu 8
    17.     1. Đặc điểm nhân cách của HSTH 8
    18.     2. Thực trạng . 10
    19.     3. Nguyên nhân 18
    20.       a. Nguyên nhân khách quan 18
    21.       b. Nguyên nhân chủ quan . 18
    22.     4. Một số giáo án về phân môn luyện từ cà câu ở Tiểu học 19
    23. III/ Đề xuất một số giải pháp 25
    26.   1. Đối với xã hội 25
    27.   2. Đối với ngành GD 26
    28.   3. Đối với nhà trường . 27
    29.   4. Đối với giáo viên 28
    30.   5. Đối với gia đình . 28

    C.PHẦN KẾT LUẬN

    D.TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU


    A.PHẦN MỞ ĐẦU

    I. Lý do chọn đề tài:
    Bác Hồ của chúng ta đã từng nói: “Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp được hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không chính là nhờ phần lớn ở công học tập của các cháu” (Thư gửi các học sinh). Lời khẳng định đó đã thể hiện rõ quan điểm của người về sự phát triển của đất nước: muốn đất nước phát triển mạnh thì phải chăm lo phát triển giáo dục nhất là đối với thế hệ trẻ. Bởi vì chỉ có giáo dục mới làm cho con người thay đổi và thế hệ trẻ là đối tượng dễ tác động nhất. Nếu con người được chăm lo giáo dục từ nhỏ thì trong tương lai người đó sẽ được phát triển một cách toàn diện, sẽ trở thành người có ích cho xã hội. Đó cũng là cái đích mà nền giáo dục Việt Nam đang hướng đến.
    Ngày nay, trong thời kì công nghiệp hoá – hiện đại hoá đất nước, để xây dựng một nước Việt Nam “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh” thì nhiệm vụ quan trọng hàng đầu là phải giáo duc con người trên tất cả các lĩnh vực: trí tuệ, đạo đức, thẩm mỹ, thể chất và thái độ lao động. Luật giáo dục năm 2005 cũng đã nhấn mạnh: “Mục tiêu giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khoẻ, thẩm mỹ, nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và CNXH ” và “ Quan tâm đầy đủ đến phẩm chất, đạo đức, ý thức công dân, giáo dục sức khoẻ và thẩm mỹ cho học sinh là yêu cầu chiến lược phát triển giáo dục trong giai đoạn mới của nước ta”. Có thể nói, cùng với trí, đức, thể, lao, giáo dục thẩm mỹ (GDTM) là một trong những con đường hình thành nhân cách con người Việt Nam hiện đại.
    Trong hệ thống giáo dục quốc dân thì giáo dục tiểu học (GDTH) là điều kiện cơ bản để nâng cao dân trí, là cơ sở ban đầu hết sức quan trọng cho việc đào tạo trẻ em trở thành công dân tốt của đất nước. Để nhấn mạnh vai trò của giáo dục tiểu học (GDTH), Luật phổ cập GDTH, điều 2, chương I qui định: “ GDTH là bậc học nền tảng của hệ thống giáo dục quốc dân, có nhiệm vụ xây dựng và phát triển tình cảm, đạo đức, trí tuệ, thẩm mỹ và thể chất của các em, nhằm hình thành cơ sở ban đầu cho sự phát triển toàn diện nhân cách con người VN XHCN”. Đồng thời “GDTH phải đảm bảo cho học sinh nắm vững các kĩ năng nghe, nói, đọc, viết, tính toán, có những hiểu biết cần thiết về thiên nhiên, xã hội và con người, có lòng nhân ái, hiếu thảo đối với ông bà, cha mẹ, yêu quí anh chị em, kính trọng thầy cô giáo, lễ phép với người lớn tuổi, giúp đỡ bạn bè và các em nhỏ; yêu lao động; có kỉ luật, có nếp sống văn hoá, có thói quen rèn luyện thân thể và giữ gìn vệ sinh, yêu quê hương đất nước, yêu hoà bình.” (Điều 3, chương I – Luật phổ cập GDTH ). Đó chính là mục đích giáo dục mà nền giáo dục Việt Nam đã, đang, và sẽ phấn đấu để thực hiện.
    Trong chúng ta, ai cũng biết rằng cái đẹp là hình mẫu lý tưởng, mẫu mực mà con người luôn luôn hướng tới, lấy nó làm mục tiêu phấn đấu, làm tiêu chuẩn để tu dưỡng bản thân. Muốn đạt được mục đích này con người đã phải rèn luyện, học hỏi, tích luỹ kinh nghiệm để chắt lọc, sắp xếp “ cái đẹp” thành một hệ thống chặt chẽ.Đó là sản phẩm quý giá nhất của con người và được con người gìn giữ, bảo vệ để truyền đạt cho thế hệ mai sau. Trong hệ thống “cái đẹp” đó thì ca dao, tục ngữ là hai loại hình văn học dân gian gần gũi, quen thuộc nhất đối với học sinh tiểu học (HSTH). Do đó, việc đưa ca dao, tục ngữ vào chương trình GDTH là điều cần thiết.
    Trước sự phong phú, đa dạng của cuộc sống, với học sinh tiểu học, các em chưa có khả năng để phân biệt chân chính với cái đẹp phi văn hoá. Các em cảm nhận theo hứng thú, theo nhu cầu bản thân mà chưa có nhận thức đúng đắn. Vì vậy, việc giáo dục thẩm mỹ cho học sinh tiểu học là vấn đề cấp bách. Ở bậc tiểu học, việc GDTM thông qua các môn học như: vẽ, hát nhạc, lao động kĩ thuật, truyện đọc đều giúp các em có những hiểu biết về cái đẹp.Từ đó, nhằm hình thành ở các em nhận thức đúng đắn trong cách nhìn nhận về cái đẹp, về thiên nhiên, về cuộc sống và trong các mối quan hệ với mọi người.
    Những năm qua, trong sự nghiệp phát triển đất nước thì GDTM đã được chú ý đến nhưng chưa phát huy hết tác dụng của nó đối với học sinh. Nhiều nơi, nhiều lúc còn chưa được quan tâm mà nhất là việc GDTM bằng ca dao, tục ngữ còn hạn chế. Do yêu cầu thực tế đặt ra, người dạy và người học chỉ xem đó là một phần nhỏ trong phân môn Tiếng Việt nên giáo viên chưa có sự đào sâu năng lực thẩm mỹ của học sinh.
    Chính vì những lý do trên mà tôi chọn đề tài: “Giáo dục thẩm mỹ cho học sinh tiểu học bằng ca dao, tục ngữ thông qua môn học Tiếng Việt.”
    II. Mục đích nghiên cứu:
    - Thông qua nghiên cứu lý luận và thực tiễn nhằm đưa ra một số giải pháp cho việc giáo dục thẩm mỹ cho học sinh tiểu học bằng ca dao, tục ngữ thông qua môn học Tiếng Việt.
    III. Nhiệm vụ nghiên cứu:
    - Tìm hiểu cơ sở lý luận của vấn đề.
    - Tìm hiểu thực trạng việc GDTM cho HSTH bằng ca dao, tục ngữ thông qua môn học Tiếng Việt.
    - Đề xuất một số giải pháp.
    IV. Đối tượng nghiên cứu:
    - GDTM cho HSTH bằng ca dao, tục ngữ.
    V. Phạm vi và giới hạn nghiên cứu:
    - Giáo dục thẩm mỹ cho học sinh tiểu học.
    - Giáo dục bằng ca dao, tục ngữ.
    VI. Phương pháp nghiên cứu:
    - Đọc tài liệu và phân tích, tổng hợp, khái quát vấn đề cần nghiên cứu.
    - Trò chuyện.
    - Lấy ý kiến chuyên gia.
    VII. Đóng góp của đề tài:
    Đề tài góp phần đưa ra một số ý kiến chia sẻ với đồng nghiệp về việc GDTM cho HSTH bằng ca dao, tục ngữ. Từ đó nhằm thu hút học sinh đến với “cái đẹp”, bồi dưỡng tích cực cho học sinh những hiểu biết nhất định về việc giữ gìn và bảo vệ “cái đẹp”, đưa “cái đẹp” vào trong cuộc sống hằng ngày.
     
Đang tải...