Chuyên Đề Giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và có hiệu quả

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    PHẦN MỘT
    NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
    I. NĂNG LƯỢNG VÀ VAI TRÒ CỦA NĂNG LƯỢNG ĐỐI VỚI CON NGƯỜI
    1.1 Năng lượng
    - Theo Từ điển bách khoa Việt Nam: Năng lượng là độ đo định lượng chung cho mọi dạng vận động khác nhau của vật chất.
    - Theo Từ điển tiếng Việt và Từ điển vật lý phổ thông: Năng lượng là đại lượng vật lý đặc trưng cho khả năng sinh công của một vật.
    - Theo Nghị định số 102/2003/NĐ-CP của chính phủ về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả thì năng lượng được hiểu là dạng vật chất có khả năng sinh công, bao gồm nguồn năng lượng sơ cấp: than, dầu, khí đốt và nguồn năng lượng thứ cấp: nhiệt năng, điện năng, quang năng sinh ra do quá trình chuyển hóa năng lượng sơ cấp.
    1.2 Các dạng năng lượng: Việc phân loại phụ thuộc vào mục đích khác nhau.
    1.2.1 Phân loại theo vật lý - kĩ thuật:
    - Cơ năng, nội năng, điện năng, quang năng, hóa năng, năng lượng hạt nhân
    1.2.2 Phân loại theo nguồn gốc năng lượng:
    - Năng lượng vật chất chuyển hóa toàn phần gồm NL từ nhiên liệu hóa thạch ( hay nhiên liệu thiên nhiên) như than bùn, than nâu, than đá, dầu mỏ, khí thiên nhiên và NL từ nguyên liệu nguyên tử ( năng lượng hạt nhân).
    - Năng lượng tái sinh ( hay năng lượng tái tạo) là năng lượng có thể phục hồi theo chu trình biến đổi của thiên nhiên ( theo quan niệm của con người là vô hạn!). Các dạng này bao gồm năng lượng: mặt trời, gió, thế năng của nước, sóng biển, thủy triều, địa nhiệt.
    - Năng lượng không tái sinh là năng lượng không phục hồi khi khai thác và sử dụng. Các nguồn năng lượng này gồm than bùn, than nâu, than đá, dầu mỏ, khí thiên nhiên và NL từ nguyên liệu nguyên tử ( năng lượng hạt nhân).
    - Năng lượng sinh khối sinh ra do đốt hoặc chuyển đổi nhiệt hóa học từ vật liệu có nguồn gốc hữu cơ ( trừ than, dầu mỏ ). Gồm có dạng rắn, dạng lỏng- năng lượng sinh học và dạng khí (bioga)
    - Năng lượng cơ bắp: sức cơ bắp của người, trâu bò, ngựa, voi
    1.2.3 Phân loại theo dòng biến đổi năng lượng:
    - Năng lượng sơ cấp là nguồn năng lượng có sẵn trong thiên nhiên như than, dầu thô, khí tự nhiên, năng lượng nguyên tử, thuỷ năng, củi gỗ
    - Năng lượng thứ cấp là nguồn năng lượng đã được chuyển đổi từ những năng lượng khác như điện năng, hơi nước của lò hơi, sản phẩm cracking dầu mỏ
    - N.lượng cuối cùng là n.lượng sau khâu truyền tải, vận chuyển được cấp tới nơi tiêu thụ, người sử dụng.
    - Năng lượng hữu ích là năng lượng cuối cùng được sử dụng sau khi bỏ qua các tổn thất của thiết bị sử dụng năng lượng.
    1.3 Sự bảo toàn và chuyển hóa năng lượng.
    Năng lượng có thể chuyển hoá từ dạng này sang dạng khác, song trong một hệ kín năng lượng có giá trị không đổi. Trong tự nhiên cũng như trong kỹ thuật có rất nhiều hiện tượng ở đó diễn ra các quà trình chuyển hoá năng lượng như:
    -Cơ năng thành nhiệt năng. -Cơ năng thành điện năng .
    -Quang năng thành điện năng . -Điện năng thành các dạng khác
    Trong kĩ thuật người ta thường vận dụng định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng để phân tích các quá trình sử dụng năng lượng, từ đó tìm ra phương thức sử dụng năng lượng sao cho hiệu quả nhất và tiết kiệm nhất.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...