Tiểu Luận Giáo dục so sánh việt nam – malaysia

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU


    Giáo dục so sánh là một lĩnh vực nghiên cứu, tập hợp của nhiều môn học khác nhau. Nó thẩm định, đánh giá nền giáo dục của các nước đã phát triển cũng như đang phát triển. Nó đánh giá vai trò của nền giáo dục ấy với sự phát triển của cả cá nhân và đất nước. Nó cũng nghiên cứu các hệ thống giáo dục và thẩm định các giá trị xã hội ảnh hưởng đến hệ thống giáo dục đó như thế nào. Nó đề cập đến vai trò, mục tiêu của một nền giáo dục và hiệu quả của nó đối với xã hội. Đặc biệt khi nghiên cứu, chú ý nhiều tới các chính sách và hoạch định cộng đồng của một nền giáo dục.


    Với đặc điểm chung là: “Từ nền giáo dục thuộc địa tới độc lập, phát triển“, Việt Nam và
    Malaysia có điểm xuất phát giống nhau.


    Nhưng hiện nay, Malaysia là một trong những nước có trình độ phát triển KH- CN cao trong khu vực ASIAN với chiến lược công nghiệp hóa hướng ra xuất khẩu có hàm lượng chất xám cao.


    Ở Việt Nam, chưa lúc nào chất lượng giáo dục lại được đặt ra như một nhu cầu bức thiết như hiện nay. Đổi mới là con đường duy nhất để giáo dục phát triển và phát triển bền vững.


    Chúng ta hãy xem xét thực trạng hệ thống giáo dục Việt Nam so với Malaysia là nước trong khu vực, có cùng điểm xuất phát để từ đó đề xuất hướng phát triển hệ thống giáo dục Việt Nam cho phù hợp với các quốc gia trong khu vực và thế giới.

    NỘI DUNG


    CHƯƠNG 1: GIÁO DỤC VIỆT NAM


    1.1 Tình hình giáo dục :


    Cả nước có khoảng 17,123 triệu học sinh, sinh viên , trong đó có 7,75 triệu học sinh tiểu học và 6,62 triệu học sinh trung học cơ sở và khoảng 2,76 triệu học sinh trung học phổ thông. Hàng năm khoảng 1,6 triệu học sinh vào học tiểu học, khoảng 1,4 triệu học tốt nghiệp phổ thông cơ sở, khoảng 850.000 học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông (50% học sinh cùng độ tuổi) và khoảng 197.000 vào học đại học cao đẳng (12% thanh niên cùng độ tuổi).
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...