Chuyên Đề Giáo dục pháp luật thông qua phiên toà hình sự ở Toà án Quân sự khu vực 1 - QK5

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Mở đầu

    ​1. Tính cấp thiết của đề tài:


    Trong những năm qua, Nhà nước ta đã tiến hành công cuộc đổi mới sâu sắc và toàn diện trên nhiều lĩnh vực chính trị, kinh tế - xã hội, xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam XHCN của dân, do dân, vì dân, với mục tiêu: dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Sự nghiệp đổi mới đòi hỏi phải thực hiện nhiều nhiệm vụ rất nặng nề và cấp bách, trong đó có nhiệm vụ nâng cao hiệu quả tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa đặt ra những yêu cầu mới trong việc xây dựng pháp luật, và tổ chức thực hiện pháp luật.


    Công tác tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật có vai trò rất quan trọng trong đời sống xã hội. Chính vì vậy, trong các văn kiện, nghị quyết của Đảng, chính sách của Nhà nước đã nhiều lần đề cập đến vấn đề này. Báo cáo chính trị Đại hội lần thứ VIII của Đảng đã khẳng định: “Triển khai mạnh mẽ công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật, huy động lực lượng của các đoàn thể chính trị - xã hội, nghề nghiệp, các phương tiện thông tin đại chúng tham gia các đợt vận động thiết lập trật tự, kỷ cương và các hoạt động thường xuyên xây dựng nếp sống và làm việc theo pháp luật trong cơ quan Nhà nước và xã hội”.


    Xuất phát từ tầm quan trọng và yêu cầu của công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật., Thủ tướng chính phủ đã ra Chỉ thị số 02/1998/CT-TTg ngày 07/01/1998 về tăng cường công tác phổ biến giáo dục pháp luật trong giai đoạn hiện nay, Quyết định số 03/QĐ-TTg về ban hành kế hoạch triển khai công tác phổ biến giáo dục pháp luật từ năm 1998 đến 2002 và thành lập Hội đồng phối hợp công tác phổ biến giáo dục pháp luật.


    Thực hiện những yêu cầu trên, những năm qua, nhiều cấp, nhiều ngành ở trung ương và địa phương cũng như trong quân đội đã tích cực triển khai, tổ chức việc phổ biến giáo dục pháp luật cho cán bộ, nhân dân và quân nhân, đã thu được nhiều kết quả tốt, góp phần nâng cao ý thức pháp luật, đáp ứng yêu cầu tăng cường quản lý Nhà nước, quản lý xã hội bằng pháp luật.


    Tuy nhiên, thực tiễn cho thấy hình thức, phương pháp phổ biến, giáo dục pháp luật có đa dạng, phong phú nhưng chưa đồng bộ, kế hoạch phối hợp chưa chặt chẽ giữa các cấp, các ngành; còn ít những đề tài nghiên cứu về lý luận và thực tiễn về hình thức, phương pháp phổ biến, giáo dục pháp luật, trong đó có hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua phiên toà hình sự ở các Toà án, để tìm ra những luận cứ khoa học vừa nâng cao chất lượng xét xử vừa tăng cường hiệu quả giáo dục pháp luật.


    Phiên toà hình sự là một “kênh” tuyên truyền, phổ biến, giáodục pháp luật rất hiệu quả. Các Toà án nói chung và Toà án quân sự nói riêng, là cơ quan xét xử của Nhà nước XHCN Việt Nam, Toà án nhân danh Nhà nước ra những bản án quyết định những vấn đề có liên quan trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cơ quan đơn vị và các công nhân; đến sinh mạng chính trị, quyền tự do, danh dự, nhân phẩm của con người. Mặt khác, xét xử là một dạng đặc biệt của hoạt động thực hiện quyền lực Nhà nước do Hội đồng xét xử tiến hành công khai dưới sự giám sát của đông đảo quần chúng nhân dân, theo một trình tự và thủ tục hết sức chặt chẽ. Các trình tự và thủ tục tố dụng trong giai đoạn xét xử một mặt bảo đảm sự nghiêm trang của hoạt động xét xử, vừa thể hiện bản chất dân chủ, sự bình đẳng và công minh của pháp luật xã hội chủ nghĩa.


    Tại phiên toà hình sự, qua xét hỏi công khai đã làm rõ tội phạm, tính chất mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội. Qua đó, Hội đồng xét xử căn cứ vào các quy định của BLHS, cân nhắc tính chất mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, nhân thân người phạm tội; các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ TNHS để quyết định hình phạt. Hình phạt do toà án tuyên không chỉ trừng trị người phạm tội mà còn giáo dục họ trở thành người có ích cho xã hội, có ý thức tuân theo pháp luật và các quy tắc của cuộc sống XHCN, ngăn chặn họ phạm tội mới. Đồng thời, hình phạt còn có mục đích lớn hơn là giáo dục những người khác tôn trọng pháp luật, đấu tranh chống và phòng ngừa tội phạm.


    Có thể nói, phiên toà xét xử công khai nên rất bổ ích và hiệu quả trong giáo dục pháp luật, là hình thức giáo dục pháp luật cụ thể, trực tiếp nhất đối với đông đảo người dự phiên toà. Qua các phiên toà xét xử lưu động công khai ở các cơ quan đơn vị và địa phương đã góp phần nâng cao ý thức pháp luật cho nhiều đối tượng, việc chấp hành pháp luật, kỷ luật quân đội của các quân nhân ở nhiều đơn vị có chuyển biến tích cực, tình hình an ninh trật tự xã hội ở các địa phương được củng cố và tăng cường.


    Toà án quân sự là cơ quan xét xử của Nhà nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam được tổ chức trong quân đội, hoạt động xét xử của Toà án quân sự phải thường xuyên quan hệ, tiếp xúc với bị cáo, các đương sự, với các cơ quan đơn vị, địa phương và công dân, được cán bộ chiến sĩ ở các đơn vị và nhân dân, giám sát. Điều đó đòi hỏi Toà án Quân sự phải thường xuyên coi trọng nâng cao chất lượng xét xử và hiệu quả giáo dục pháp luật trong quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình.


    Để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao và hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị trong giai đoạn mới, việc nghiên cứu giáo dục pháp luật qua phiên toà hình sự là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, có tính cấp thiết cả trước mắt và lâu dài của Toà án Quân sự. Với những lý do trên, việc chọn và thực hiện đề tài: “Giáo dục pháp luật thông qua phiên toà hình sự ở Toà án Quân sự khu vực 1 - QK5” là cần thiết.


    2. Phạm vi nghiên cứu:
    Với phạm vi của đề tài, khoá luận chỉ nghiên cứu, khảo sát hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua phiên toà hình sự ở Toà án quân sự cấp khu vực. Trên cơ sở thực trạng hoạt động xét xử của Toà án quân sự khu vực 1 - QK5 từ năm 1995 đến nay, qua đó đề xuất một số biện pháp chủ yếu nhằm nâng cao chất lượng xét xử và hiệu quả giáo dục pháp luật tại các phiên toà hình sự.


    3. Phương pháp nghiên cứu:
    Đề tài được nghiên cứu trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, các quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về công tác giáo dục pháp luật, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa vùng với các phương pháp cụ thể: điều tra xã hội học; so sánh, phân tích, tổng kết kinh nghiệm kết hợp với khảo sát thực tiễn .


    4. Kết cấu của đề tài:
    Ngoài lời mở đầu và kết luận, nọi dung đề tài được thể hiện trong 3 chương và các tiểu mục:
    - Chương I: Công tác phổ biến giáo dục pháp luật thông qua phiên toà hình sự ở Toà án quân sự khu vực.
    - Chương II: Thực trạng giáo dục pháp luật qua phiên toà hình sự ở Toà án quân sự khu vực 1 - QK5.
    - Chương III: Một số giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường hiệu quả giáo dục pháp luật tại phiên toà hình sự.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...