Tiến Sĩ Giáo dục pháp luật cho phạm nhân trong các trại giam ở Việt Nam

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 4/1/16.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC
    Trang
    MỞ ĐẦU 1
    Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ
    TÀI LUẬN ÁN VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA CẦN NGHIÊN CỨU 7
    1.1. Tình hình nghiên cứu ở trong nước 7
    1.2. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài 16
    1.3. Đánh giá chung về tình hình nghiên cứu và những vấn đề cần tiếp tục
    nghiên cứu 20
    Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ GIÁO DỤC PHÁP LUẬT CHO PHẠM NHÂN
    TRONG CÁC TRẠI GIAM Ở VIỆT NAM 24
    2.1. Khái niệm, đặc trưng, vai trò của giáo dục pháp luật cho phạm nhân trong
    các trại giam ở Việt Nam 24
    2.2. Các yếu tố cấu thành hoạt động giáo dục pháp luật cho phạm nhân trong các
    trại giam ở Việt Nam 37
    2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động giáo dục pháp luật cho phạm nhân
    trong các trại giam 51
    2.4. Giáo dục pháp luật cho phạm nhân trong các nhà tù ở một số nước trên thế
    giới và giá trị tham khảo/bài học kinh nghiệm cho Việt Nam 59
    Chương 3: TÌNH HÌNH PHẠM NHÂN, THỰC TRẠNG GIÁO DỤC PHÁP
    LUẬT CHO PHẠM NHÂN TRONG CÁC TRẠI GIAM Ở VIỆT NAM VÀ
    NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA 71
    3.1. Tình hình phạm nhân trong các trại giam ở Việt Nam 71
    3.2. Thực trạng công tác giáo dục pháp luật cho phạm nhân trong các trại giam ở
    Việt Nam hiện nay 80
    3.3. Một số vấn đề đang đặt ra trong giáo dục pháp luật cho phạm nhân tại các
    trại giam ở Việt Nam hiện nay 111
    Chương 4: QUAN ĐIỂM, GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIÁO DỤC
    PHÁP LUẬT CHO PHẠM NHÂN TRONG CÁC TRẠI GIAM Ở VIỆT NAM
    HIỆN NAY 117
    4.1. Quan điểm chỉ đạo công tác giáo dục pháp luật cho phạm nhân trong các
    trại giam ở Việt Nam 117
    4.2. Các nhóm giải pháp nâng cao hiệu quả giáo dục pháp luật cho phạm nhân
    trong các trại giam ở Việt Nam 126
    KẾT LUẬN 149
    DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN
    ĐẾN LUẬN ÁN 151
    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 152
    PHỤ LỤC 161 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT

    CBCC : Cán bộ, công chức
    CBGDPL : Cán bộ giáo dục pháp luật
    ĐTXHH : Điều tra xã hội học
    GDPL : Giáo dục pháp luật
    PN : Phạm nhân
    QPPL : Quy phạm pháp luật
    TG : Trại giam
    XHCN : Xã hội chủ nghĩa

    DANH MỤC CÁC BIỂU, BẢNG

    Trang

    Biểu đồ 3.1: Diễn biến tăng số phạm nhân các năm 2005-2014 72
    Biểu đồ 3.2: Diễn biến giảm số phạm nhân các năm 2005-2014 73
    Biểu đồ 3.3: Cơ cấu giới tính của phạm nhân 73
    Biểu đồ 3.4: Cơ cấu lứa tuổi của phạm nhân .74
    Biểu đồ 3.5: Cơ cấu thành phần dân tộc của phạm nhân .75
    Biểu đồ 3.6: Cơ cấu nghề nghiệp trước khi phạm tội 76
    Biểu đồ 3.7: Cơ cấu trình độ văn hóa của phạm nhân .77
    Biểu đồ 3.8: Cơ cấu đào tạo nghề - chuyên môn .78
    Biểu đồ 3.9: Cơ cấu theo hành vi phạm tội 79
    Biểu đồ 3.10: Cơ cấu theo mức án phạm nhân đang chấp hành 80
    Bảng 3.1: Số lớp và số lượng phạm nhân được giáo dục pháp luật .91



    1
    MỞ ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
    Tiếp tục đẩy mạnh việc xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội
    chủ nghĩa (XHCN) Việt Nam đã và đang là một trong những nhiệm vụ quan trọng
    của Đảng và Nhà nước ta trong sự nghiệp đổi mới nhằm “nâng cao năng lực quản lý
    và điều hành của Nhà nước theo pháp luật, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa và
    kỷ luật, kỷ cương” [29, tr.247]. Một trong những đặc trưng cơ bản của Nhà nước
    pháp quyền là pháp luật phải luôn luôn được tôn trọng và được đặt ở vị trí thượng
    tôn; bất kỳ ai, dù ở cương vị nào cũng đều phải sống và làm việc theo pháp luật.
    Nhiệm vụ quan trọng đặt ra đối với Nhà nước ta không chỉ là xây dựng và ngày
    càng hoàn thiện hệ thống pháp luật, mà điều quan trọng hơn là phải đưa pháp luật
    vào thực thi trong đời sống xã hội; biến các quy phạm pháp luật thành nhân tố
    thường trực trong nhận thức và trở thành phương tiện điều tiết, điều chỉnh hành vi
    pháp luật của mỗi công dân. Con đường ngắn nhất, nhanh nhất, hiệu quả nhất để
    đưa pháp luật vào đời sống xã hội chính là đẩy mạnh công tác phổ biến, giáo dục
    pháp luật (GDPL) cho đội ngũ cán bộ, công chức (CBCC) nhà nước, các tầng lớp
    nhân dân nói chung, cho từng nhóm đối tượng xã hội cụ thể nói riêng; hướng tới
    cung cấp, trang bị cho họ những kiến thức, hiểu biết về pháp luật.
    Nhận thức sâu sắc tầm quan trọng của GDPL cho CBCC và các tầng lớp
    nhân dân nên Đảng, Nhà nước ta rất coi trọng công tác này. Trong Văn kiện Đại
    hội VI Đảng ta đã nhấn mạnh: “Coi trọng công tác giáo dục, tuyên truyền, giải
    thích pháp luật . Cần sử dụng nhiều hình thức và biện pháp để giáo dục, nâng cao
    ý thức pháp luật và làm tư vấn pháp luật cho nhân dân” [22, tr.121]. Nhà nước ta
    cũng đã từng bước xây dựng, ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về phổ
    biến, GDPL cho các tầng lớp nhân dân; trong đó có Luật Phổ biến, giáo dục pháp
    luật năm 2012 .
    Trong những năm qua, việc triển khai thực hiện chủ trương, đường lối của
    Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về phổ biến, GDPL đã đạt được nhiều
    kết quả quan trọng; tạo được sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức, ý thức tôn
    trọng, chấp hành pháp luật; góp phần thực hiện nếp sống và làm việc theo pháp luật
    trong CBCC, nhân dân . Tuy nhiên, thực tế cho thấy, có lúc, có nơi, công tác này
    còn thiếu trọng tâm, trọng điểm, làm theo kiểu đối phó, thiếu tính thường xuyên nên 2
    hiệu quả không cao; nhận thức, ý thức pháp luật của một bộ phận CBCC, người dân
    chậm được cải thiện, chưa được nâng lên tương xứng với những thay đổi trong hệ
    thống pháp luật thời kỳ đổi mới. Thực tiễn công tác phòng, chống tội phạm ở nước
    ta trong những năm qua cho thấy, do những hạn chế về trình độ học vấn, thiếu kiến
    thức, hiểu biết pháp luật nói chung, hiểu biết pháp luật hình sự nói riêng nên không
    ít người đã thực hiện hành vi phạm tội, bị tòa tuyên án, trở thành phạm nhân (PN).
    PN là người đang chấp hành án phạt tù có thời hạn, tù chung thân. Trong
    nhiều trường hợp, một người trở thành PN là do thiếu kiến thức, hiểu biết pháp luật,
    trong đó có pháp luật hình sự; bởi vậy, trong quá trình chấp hành án phạt tù tại trại
    giam (TG), theo quy định tại Điều 28 Luật Thi hành án hình sự, PN phải học pháp
    luật, giáo dục công dân và được học văn hoá, học nghề. PN được cung cấp thông
    tin về thời sự, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Mục đích của hình phạt mà PN
    bị buộc phải chấp hành tại TG “không chỉ nhằm trừng trị người phạm tội mà còn
    giáo dục họ trở thành người có ích cho xã hội, có ý thức tuân theo pháp luật và các
    quy tắc của cuộc sống xã hội chủ nghĩa, ngăn ngừa họ phạm tội mới” [61, Đ 27].
    Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2012 cũng đã dành Điều 21 để quy định về
    phổ biến, GDPL cho người đang chấp hành hình phạt tù Điều đó nói lên rằng,
    GDPL cho PN trong các TG là hoạt động có vai trò hết sức quan trọng nhằm trang
    bị cho họ kiến thức pháp luật, chuẩn bị hành trang để họ trở thành người có ích cho
    xã hội, không phạm tội mới sau khi trở về tái hòa nhập cộng đồng.
    Là những cơ quan thi hành án hình sự trực thuộc Bộ Công an, các TG ở
    nước ta trong những năm qua luôn phấn đấu hoàn thành tốt công tác tiếp nhận, tổ
    chức quản lý giam giữ, giáo dục cải tạo PN, trong đó có GDPL cho PN. Công tác
    GDPL cho PN trong các TG ở Việt Nam đã đạt được những kết quả quan trọng,
    giúp PN nhận thức được tính chất, hậu quả nguy hại cho xã hội mà hành vi phạm
    tội của họ gây ra, làm hình thành, củng cố ý thức tôn trọng, chấp hành pháp luật của
    PN. Bên cạnh đó, công tác GDPL cho PN trong các TG ở nước ta trong những năm
    qua cũng còn bộc lộ những hạn chế, nhược điểm nhất định, như vẫn còn PN bỏ trốn
    khỏi TG; còn có PN vi phạm nội quy, quy chế TG, vẫn có PN phạm tội mới sau khi
    mãn hạn chấp hành án phạt tù . Một trong những nguyên nhân của tình trạng đó là
    do công tác GDPL cho PN trong các TG chưa đạt mục tiêu, hiệu quả như mong 3
    muốn; ngoài ra còn do ảnh hưởng của những nét đặc thù về điều kiện địa lý - tự
    nhiên, thành phần dân tộc, văn hóa, lối sống, phong tục tập quán . của các vùng,
    miền khác nhau ở Việt Nam. Thực tế trên đây đã và đang đặt ra yêu cầu khách quan
    phải đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu khoa học cả về lý luận và thực tiễn vấn đề
    GDPL cho PN trong các TG ở Việt Nam hiện nay.
    Xuất phát từ tình hình trên, tác giả nhận thấy, việc nghiên cứu lý luận về
    GDPL cho PN, khảo sát, đánh giá thực trạng, nguyên nhân, chỉ ra những yếu tố ảnh
    hưởng tới công tác này để trên cơ sở đó, đề xuất các quan điểm và giải pháp nâng
    cao hiệu quả GDPL cho PN trong các TG ở Việt Nam hiện nay là một vấn đề có
    tầm quan trọng và mang tính cấp thiết cả trên phương diện lý luận và thực tiễn. Đó
    cũng là lý do tác giả chọn vấn đề “Giáo dục pháp luật cho phạm nhân trong các
    trại giam ở Việt Nam” làm đề tài luận án tiến sĩ luật học, chuyên ngành Lý luËn vµ
    Lịch sử nhà nước và pháp luật.
    2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
    2.1. Mục đích nghiên cứu: Trên cơ sở nghiên cứu lý luận về GDPL cho PN
    trong các TG ở Việt Nam, khảo sát tình hình PN, điều tra xã hội học (ĐTXHH) về
    thực trạng GDPL cho PN tại các TG ở Việt Nam trong những năm qua (đánh giá
    những kết quả đạt được, chỉ ra những hạn chế, bất cập, tìm hiểu nguyên nhân của
    nó), luận án đề xuất quan điểm và các giải pháp nâng cao hiệu quả GDPL cho PN
    trong các TG ở Việt Nam trong điều kiện cải cách tư pháp, xây dựng Nhà nước
    pháp quyền XHCN, góp phần bảo đảm quyền con người; tạo điều kiện tốt cho PN
    tái hòa nhập cộng đồng sau này.
    2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu: Để đạt được mục đích đặt ra, luận án tập trung
    giải quyết các nhiệm vụ cụ thể sau đây:
    - Nghiên cứu cơ sở lý luận về GDPL cho PN trong các TG ở Việt Nam trên
    các phương diện: làm rõ khái niệm, các yếu tố cấu thành GDPL cho PN; chỉ ra vai
    trò, những nét đặc thù và các yếu tố ảnh hưởng tới công tác GDPL cho PN trong
    các TG ở Việt Nam; tìm hiểu GDPL cho PN trong các TG ở một số nước trên thế
    giới và rút ra những bài học kinh nghiệm, giá trị tham khảo cho Việt Nam trong lĩnh
    vực này.
    - Phân tích đặc điểm tình hình PN trong các TG; khảo sát, đánh giá thực
    trạng GDPL cho PN trong các TG ở Việt Nam, chỉ ra các nguyên nhân dẫn đến 4
    thực trạng đó; nhận diện những vấn đề cấp thiết đang đặt ra đối với công tác GDPL
    cho PN trong các TG ở Việt Nam.
    - Đề xuất quan điểm và phân tích, luận giải tính khả thi của các nhóm giải
    pháp bảo đảm nâng cao chất lượng, hiệu quả GDPL cho PN trong các TG ở Việt
    Nam, góp phần bảo đảm quyền con người; tạo điều kiện tốt nhất cho PN tái hòa
    nhập cộng đồng sau khi chấp hành xong án phạt tù.
    3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của luận án
    3.1. Đối tượng nghiên cứu: Luận án nghiên cứu về GDPL cho PN tại các
    TG ở Việt Nam dưới góc độ Lý luận và Lịch sử nhà nước và pháp luật.
    3.2. Phạm vi nghiên cứu: Phạm vi nghiên cứu của luận án chỉ giới hạn ở
    việc phân tích lý luận, đánh giá thực tiễn GDPL cho PN trong các TG ở Việt Nam
    để đưa ra các giải pháp nâng cao hiệu quả GDPL cho đối tượng này.
    Phạm vi nghiên cứu của luận án cũng được giới hạn theo không gian và thời
    gian. Theo không gian, luận án chỉ khảo sát, đánh giá về GDPL cho PN trong các
    TG ở Việt Nam thuộc phạm vi quản lý của Bộ Công an, không khảo sát các TG
    thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng. Theo thời gian, sự khảo sát, đánh giá
    giới hạn trong thời gian từ năm 2005 - 2014 (10 năm).
    4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận án
    4.1. Cơ sở lý luận: Cơ sở lý luận của luận án là những nguyên lý của Triết
    học Mác - Lênin về lý luận nhận thức; tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục và
    GDPL; các quan điểm, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam về GDPL cho các
    đối tượng xã hội; chính sách, pháp luật của Nhà nước về GDPL nói chung, GDPL
    cho PN trong các TG nói riêng. Ngoài ra, những quan điểm lý luận, kết quả nghiên
    cứu thực tiễn về GDPL của các nhà khoa học, tác giả đi trước cũng là nguồn tài liệu
    tham khảo quan trọng của luận án. 4.2. Phương pháp nghiên cứu: Trong quá trình
    viết luận án, tác giả sử dụng các phương pháp phân tích và tổng hợp, phương pháp
    lịch sử và lôgíc, phương pháp so sánh - thống kê, khái quát hóa, hệ thống hóa,
    phương pháp điều tra xã hội học (phát - thu phiếu thu thập ý kiến). Các phương
    pháp nghiên cứu nói trên được sử dụng trong các chương của luận án như sau:
    - Để nghiên cứu tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án,
    luận án đã sử dụng phương pháp phân tích và tổng hợp, phương pháp lịch sử và
    lôgíc để chỉ ra được những vấn đề lý luận, thực tiễn đã được nghiên cứu ở trong 5
    nước và ở nước ngoài có liên quan đến nội dung luận án; đồng thời xác định rõ
    những vấn đề mà luận án cần triển khai tiếp tục nghiên cứu.
    - Chương 2 của luận án sử dụng phương pháp phân tích và tổng hợp, phương
    pháp lịch sử và lôgíc, phương pháp hệ thống hóa, khái quát hóa và so sánh để
    nghiên cứu và làm sáng tỏ cơ sở lý luận của luận án, nghiên cứu vấn đề GDPL cho
    PN trong các TG ở Việt Nam và tại một số nước trên thế giới, từ đó chỉ ra những
    bài học kinh nghiệm mà Việt Nam có thể tham khảo.
    - Chương 3 của luận án sử dụng phương pháp điều tra xã hội học kết hợp với
    phương pháp so sánh - thống kê, phân tích và tổng hợp, lịch sử và lôgíc để phân tích,
    đánh giá tình hình PN trong các TG ở Việt Nam; đồng thời, đánh giá, phân tích
    những kết quả, hạn chế và nguyên nhân của thực trạng GDPL cho PN trong các TG
    ở Việt Nam từ năm 2005 đến năm 2014.
    - Chương 4 của luận án sử dụng phương pháp phân tích và tổng hợp, phương
    pháp lịch sử và lôgíc để phân tích, luận chứng và làm sáng tỏ các quan điểm và giải
    pháp đảm bảo nâng cao hiệu quả GDPL cho PN trong các TG ở Việt Nam hiện nay.
    5. Đóng góp khoa học mới của luận án
    - Luận án đưa ra được khái niệm riêng về GDPL cho PN trong các TG; chỉ
    ra vai trò, đặc trưng của GDPL cho PN trong các TG ở Việt Nam; đồng thời, xác
    định được các yếu tố cấu thành GDPL cho PN trong các TG, gồm mục tiêu, chủ thể,
    đối tượng, nội dung, phương pháp và hình thức GDPL. Luận án cũng chỉ ra và phân
    tích được các yếu tố khách quan và chủ quan ảnh hưởng đến hoạt động GDPL cho
    PN trong các TG ở Việt Nam.
    - Trên cơ sở khảo sát về GDPL cho PN ở một số nước trên thế giới, luận án
    đã rút ra được những bài học kinh nghiệm, có giá trị tham khảo cho Việt Nam, như:
    lao động phải được xem là hình thức giáo dục PN; xã hội hóa GDPL, đa dạng hóa
    hình thức GDPL cho PN; nâng cao chất lượng chủ thể trực tiếp GDPL cho PN; mở
    rộng hợp tác quốc tế về GDPL cho PN trong TG.
    - Trên cơ sở phân tích kết quả ĐTXHH, luận án đã chỉ ra được những ưu
    điểm, hạn chế về chủ thể, đối tượng, nội dung, phương pháp, hình thức GDPL cho
    PN trong các TG ở Việt Nam và nguyên nhân; xác định được các vấn đề cấp thiết
    đặt ra trong GDPL cho PN tại các TG ở Việt Nam hiện nay. 6
    - Luận án đề xuất được những quan điểm và các nhóm giải pháp toàn diện,
    khoa học, khả thi bảo đảm nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động GDPL cho PN
    trong các TG ở Việt Nam.
    6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
    6.1. Ý nghĩa lý luận: Luận án là công trình chuyên khảo đầu tiên khảo sát,
    phân tích một cách hệ thống và tương đối toàn diện về GDPL cho PN trong các TG,
    phân tích và làm rõ được khái niệm, các yếu tố cấu thành GDPL cho PN trong các
    TG ở Việt Nam; qua đó, luận án cung cấp, bổ sung thêm các căn cứ lý luận và thực
    tiễn, góp phần làm phong phú và hoàn thiện thêm lý luận về GDPL cho nhóm đối
    tượng xã hội đặc biệt - PN trong các TG.
    6.2. Ý nghĩa thực tiễn: Với những kết quả nghiên cứu đạt được, luận án có
    thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo phục vụ việc học tập, nghiên cứu của sinh
    viên, học viên cao học, nghiên cứu sinh chuyên ngành Lý luận và Lịch sử nhà nước
    và pháp luật ở phạm vi những nội dung có liên quan. Với sự đồng ý của lãnh đạo
    Tổng cục VIII, Bộ Công an (nơi tác giả đang công tác) về hướng đề tài nghiên cứu,
    kết quả nghiên cứu của luận án được các cơ quan quản lý thi hành án hình sự và các
    TG thuộc Bộ Công an sử dụng làm luận cứ khoa học, tài liệu tham khảo phục vụ
    công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành và thực hiện hoạt động GDPL cho PN trong
    các TG ở nước ta hiện nay.
    7. Kết cấu của luận án
    Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục các công trình của tác giả đã công
    bố liên quan đến luận án, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận án có kết
    cấu gồm 4 chương, 12 tiết.
     
Đang tải...