Luận Văn Giáo dục lòng nhân nghĩa cho học sinh trung học phổ thông trong giai đoạn hiện nay

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    1.Tính cấp thiết của đề tài
    Những giá trị đạo đức truyền thống (ĐĐTT) là sự kết tinh tinh hoa nhiều đời
    và được hợp thành nguồn nội lực tiềm tàng của dân tộc. Nếu được gìn giữ và phát
    huy những giá trị ĐĐTT có thể tạo nên sức mạnh tổng hợp to lớn và là nguồn
    động lực cho sự phát triển. Đồng thời nó là một nhân tố cơ bản giúp cho dân tộc
    ta vẫn giữ được bản sắc văn hoá riêng của dân tộc mình trong quá trình hội nhập,
    giao lưu với các nền văn hoá khác của nhân loại.
    Lòng nhân nghĩa Việt Nam là một trong những giá trị ĐĐTT tiêu biểu của
    dân tộc được hình thành và phát triển trong quá trình dung nước và giữ nước của
    dân tộc. Cùng với thời gian, giá trị này trở nên ổn định và được lưu truyền từ thế
    hệ này sang thế hệ khác và trở thành động lực, sức mạnh, nhân cách của con
    người Việt Nam.
    Chính những giá trị ĐĐTT đã tạo nên lịch sử vẻ vang của dân tộc Việt Nam.
    Chúng là nhân tố quan trọng định hướng về tư tưởng, tình cảm, hành động của
    con người Việt Nam trong suốt quá trình phát triển. Nhờ sự gìn giữ và phát huy
    những giá trị ĐĐTT của dân tộc mà các thế hệ Việt Nam đã vượt qua muôn vàn
    thử thách, gay go, gian khổ để giữ gìn và xây dựng đất nước phát triển như ngày
    nay.
    Đối với HS THPT - lứa tuổi đầu thanh niên với những biến đổi mạnh mẽ về
    tâm lí và sinh lí, lứa tuổi năng động, sáng tạo, giàu hoài bão, ước mơ, luôn muốn
    tìm tòi, áp dụng cái mới, cái lạ, thích được tham gia các hoạt động xã hội, .
    Chính vì vậy, việc GD lòng nhân nghĩa có vai trò hết sức quan trọng, có ảnh
    hưởng to lớn đến quá trình hình thành và phát triển nhân cách HS. Nó ảnh hưởng
    đến việc hình thành các phẩm chất đạo đức, củng cố và phát triển tình cảm tích
    cực của mỗi cá nhân, xây dựng các mối quan hệ tốt đẹp giữa các em với mọi
    người xung quanh. Tuy nhiên, những năm qua công tác giáo dục giá trị ĐĐTT
    nói chung, GD lòng nhân nghĩa nói riêng trong các nhà trường chưa mang lại kết
    quả mong muốn. Vẫn còn một bộ phận HS tỏ ra kém hiểu biết về các giá trị
    ĐĐTT, có nhận thức, thái độ và hành vi không phù hợp với các chuẩn mực đạo
    đức của dân tộc.
    Từ những phân tích trên, chúng tôi lựa chọn nghiên cứu đề tài: “Giáo dục
    lòng nhân nghĩa cho học sinh Trung học phổ thông trong giai đoạn hiện nay”
    2. Mục đích nghiên cứu:
    Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn của việc GD lòng nhân nghĩa cho HS
    THPT, trên cơ sở đó xác định hệ thống các biện pháp giáo dục nhằm góp phần
    nâng cao kết quả giáo dục lòng nhân nghĩa cho HS THPT trong giai đoạn hiện
    nay.
    3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu:
    3.1. Khách thể nghiên cứu: Quá trình giáo dục lòng nhân nghĩa cho HS THPT.
    3.2. Đối tượng nghiên cứu: Nội dung và các biện pháp GD lòng nhân nghĩa cho
    HS THPT trong giai đoạn hiện nay.
    2
    4. Giả thuyết khoa học
    Kết quả GD lòng nhân nghĩa cho HS THPT sẽ nâng cao nếu xây dựng và áp
    dụng một hệ thống các biện pháp giáo dục lòng nhân nghĩa phù hợp với đặc điểm
    tâm sinh lý của lứa tuổi HS THPT, bằng cách khai thác triệt để tính nhân văn
    trong dạy học các môn khoa học xã hội và nhân văn; đổi mới nội dung, phương
    pháp, hình thức tổ chức các hoạt động giáo dục, phát huy vai trò chủ thể của học
    sinh trong quá trình hoạt động; phối hợp chặt chẽ với các tổ chức đoàn thể và
    chính quyền địa phương.
    5. Nhiệm vụ nghiên cứu.
    5.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận của việc giáo dục các giá trị ĐĐTT của dân
    tộc nói chung, giáo dục lòng nhân nghĩa nói riêng cho học sinh THPT.
    5.2. Đánh giá thực trạng GD lòng nhân nghĩa cho HS trong trường THPT,
    đặc biệt là thực trạng sử dụng các biện pháp để GD lòng nhân nghĩa cho HS
    THPT.
    5.3. Xây dựng một số biện pháp nhằm GD lòng nhân nghĩa cho HS THPT
    trong giai đoạn hiện nay.
    5.4. Tổ chức thực nghiệm sư phạm nhằm kiểm tra tính hiệu quả và tính khả
    thi của các biện pháp GD đã đề xuất.
    6. Phạm vi nghiên cứu
    - Giới hạn địa bàn nghiên cứu: các tỉnh phía Bắc và tập trung ở các trường
    THPT của Hà Nội, tỉnh Ninh Bình và tỉnh Hoà Bình.
    - Giới hạn nội dung nghiên cứu:
    + Một số biểu hiện cơ bản của nội dung lòng nhân nghĩa của Việt Nam.
    + Quá trình GD lòng nhân nghĩa cho HS được tiến hành trong nhà trường.
    + Các biện pháp được thực nghiệm là các biện pháp giáo dục lòng nhân
    nghĩa thông qua HĐGDNGLL.
    7. phương pháp nghiên cứu:
    7.1. phương pháp luận
    Phương pháp luận được sử dụng để nghiên cứu bao gồm: Để nghiên cứu về
    giáo dục lòng nhân nghĩa cho HS THPT chúng tôi chủ yếu sử dụng các cách tiếp
    cận như: tiếp cận giá trị, tiếp cận xã hội - lịch sử và tiếp cận hệ thống. Từ những
    cách tiếp cận này, sẽ giúp cho việc nghiên cứu luận án đi theo những phương
    hướng nghiên cứu bám sát với thực tế vấn đề cần phải giải quyết.
    7.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể:
    Sử dụng phối hợp các phương pháp nghiên cứu chủ yếu sau: Nghiên cứu lý
    luận, tổng kết kinh nghiệm, điều tra xã hội học, thực nghiệm sư phạm, lấy ý kiến
    chuyên gia, toạ đàm, phỏng vấn, xử lý thông tin bằng thống kê toán học để phân
    tích, đánh giá kết quả khảo sát và thực nghiệm sư phạm .
    8. Những đóng góp mới của luận án
    8.1. ý nghĩa lý luận
    Đề tài góp phần làm sáng tỏ khái niệm nhân nghĩa, giáo dục lòng nhân
    nghĩa; những nội dung cơ bản của lòng nhân nghĩa Việt Nam; hệ thống những
    3
    vấn đề về truyền thống nhân văn, nhân đạo của dân tộc và tư tưởng của Chủ tịch
    Hồ Chí Minh về nhân nghĩa và giáo dục lòng nhân nghĩa, cũng như quan điểm
    của Đảng và Nhà nước trong việc gìn giữ và phát huy lòng nhân nghĩa của dân
    tộc. Nêu ra và phân tích các yếu tố xã hội - lịch sử tác động đến sự hình thành và
    phát triển lòng nhân nghĩa Việt Nam. Kết quả nghiên cứu góp phần xây dựng và
    phát triển lý luận về giáo dục ĐĐTT, giáo dục lòng nhân nghĩa cho HS THPT là
    vấn đề rất đáng được quan tâm trong thời kỳ CNH, HĐH đất nước.
    8.2. ý nghĩa thực tiễn của luận án
    Đề tài đã góp phần làm sáng tỏ thực trạng GD lòng nhân nghĩa cho HS trong
    các trường THPT hiện nay. Đề tài cũng đã xây dựng được một số biện pháp GD
    lòng nhân nghĩa cho HS trong trường THPT và thực nghiệm để khẳng định tính
    khả thi và hiệu quả của một số biện pháp đã đề xuất. Những biện pháp này khi
    được triển khai sẽ góp phần giải quyết một trong những đòi hỏi của thực tiễn GD
    hiện nay là tìm kiếm những biện pháp cụ thể, thiết thực nhằm nâng cao kết quả
    giáo dục lòng nhân nghĩa cho HS THPT.
    Nội dung của Luận án có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho cán bộ
    quản lý giáo dục và giáo viên trường THPT.
    9. Cấu trúc của luận án
    Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận án gồm 4 chương với tổng số là 183 trang
    - Mở đầu
    Chương I : Cơ sở lý luận của việc giáo dục lòng nhân nghĩa cho HS THPT
    Chương II : Thực trạng giáo dục lòng nhân nghĩa cho học sinh THPT
    Chương III : Một số biện pháp giáo dục lòng nhân nghĩa cho HS THPT
    Chương IV: Thực nghiệm sư phạm
    - Kết luận và kiến nghị
    - Danh mục các công trình đã công bố
    - Danh mục tài liệu tham khảo
    - Phụ lục
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...