Tiến Sĩ Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trung học phổ thông thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớ

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Nhu Ely, 9/12/13.

  1. Nhu Ely

    Nhu Ely New Member

    Bài viết:
    1,771
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN ÁN TIẾN Ĩ GIÁO DỤC
    NĂM 2011


    MỤC LỤC

    Nội dung
    Trang Trang phụ bìa i
    Lời cam đoan ii
    Danh mục các chữ viết tắt iii
    Mục lục iv
    Danh mục các bảng vii
    Danh mục các hình ix
    Mở đầu 1
    [B]Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ GIÁO DỤC
    KĨ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH THPT QUA 9
    HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP[/B]

    1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu 9
    1.1.1. Các nghiên cứu ở nước ngoài 9
    1.1.2. Các nghiên cứu trong nước 11
    1.2. Một số vấn đề lí luận cơ bản về giáo dục kĩ năng sống cho
    học sinh THPT 16
    1.2.1. Các khái niệm 16
    1.2.2. Sự cần thiết phải giáo dục kĩ năng sống cho học sinh
    THPT và các thành tố cấu trúc của giáo dục KNS cho 23
    học sinh THPT
    1.2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến KNS của học sinh THPT và đặc
    điểm của giáo dục KNS cho học sinh THPT ở các thành
    phố lớn 31
    1.3. Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh THPT thông qua hoạt
    động giáo dục ngoài giờ lên lớp 37
    1.3.1. Hoạt động giáo dục NGLL ở trường THPT 37
    1.3.2. Giáo dục KNS cho học sinh thông qua hoạt động giáo dục
    NGLL ở trường THPT 42
    1.4. Thực trạng giáo dục KNS cho học sinh THPT thông qua
    hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp 52
    1.4.1. Thực trạng kỹ năng sống của học sinh trung học phổ thông 52
    1.4.2. Kết quả khảo sát thực trạng KNS của học sinh THPT 54
    1.4.3. Thực trạng giáo dục KNS cho học sinh THPT thông qua
    hoạt động giáo dục NGLL 58
    Kết luận chương 1 66

    Chương 2: BIỆN PHÁP GIÁO DỤC KNS CHO HỌC SINH THPT THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ
    LÊN LỚP
    68

    2.1. Các nguyên tắc chỉ đạo việc đề xuất biện pháp 68
    2.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính mục tiêu 68
    2.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa 69
    2.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi 70
    2.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống 71
    2.2. Một số biện pháp giáo dục KNS cho học sinh THPT thông
    qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp 71
    2.2.1. Tích hợp mục tiêu giáo dục KNS với mục tiêu của hoạt
    động giáo dục NGLL 72
    2.2.2. Thiết kế các chủ đề giáo dục KNS phù hợp với các nội dung, hoạt động thực hiện chủ đề của hoạt động giáo dục
    NGLL ở trường THPT 76
    2.2.3. Sử dụng linh hoạt các loại hình hoạt động, các hình thức tổ
    chức hoạt động 84
    2.2.4. Các biện pháp hỗ trợ khác 91
    Kết luận chương 2 104

    Chương 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 105

    3.1. Khảo nghiệm về tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp 105
    3.1.1. Khái quát về phương pháp khảo nghiệm 105
    3.1.2. Kết quả khảo nghiệm 107
    3.2. Thực nghiệm sư phạm 112
    3.2.1. Những vấn đề chung về thực nghiệm 112
    3.2.2. Kết quả thực nghiệm 120
    Kết luận chương 3 132

    KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 134

    Kết luận 134
    Kiến nghị 135
    CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN
    ĐẾN LUẬN ÁN 137
    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 138
    PHỤ LỤC 146
    MỞ ĐẦU

    1. Lý do chọn đề tài
    Môi trường sống, hoạt động và học tập của thế hệ trẻ hiện nay đang có những thay đổi đáng kể. Sự phát triển nhanh chóng của các lĩnh vực kinh tế - xã hội và giao lưu quốc tế đã và đang tạo ra những tác động đa chiều, phức tạp ảnh hưởng quá trình hình thành và phát triển nhân cách của thế hệ trẻ [1;
    29; 28]. Thực tiễn này khiến các nhà giáo dục và những người tâm huyết với sự nghiệp giáo dục đặc biệt quan tâm đến vấn đề giáo dục kĩ năng sống cho thế hệ trẻ, trong đó có học sinh trung học phổ thông. Vấn đề trung tâm liên quan đến việc giáo dục kĩ năng sống cho thế hệ trẻ được quan tâm và chia sẻ là: thế hệ trẻ ngày nay thường phải đương đầu với những rủi ro đe dọa sức khỏe và hạn chế cơ hội học tập. Do đó, nếu chỉ có thông tin không đủ bảo vệ họ tránh được những rủi ro này. Giáo dục kĩ năng sống hoặc giáo dục dựa trên tiếp cận kĩ năng sống có thể cung cấp cho các em các kĩ năng để giải quyết được các vấn đề nảy sinh từ các tình huống thách thức. Mặt khác, kĩ năng sống là một thành phần quan trọng trong nhân cách con người trong xã hội hiện đại. Muốn thành công và sống có chất lượng trong xã hội hiện đại, con người phải có kĩ năng sống. Kĩ năng sống vừa mang tính xã hội vừa mang tính cá nhân. Giáo dục kĩ năng sống trở thành mục tiêu và là một nhiệm vụ trong giáo dục nhân cách toàn diện. Vì lẽ đó, “nhu cầu vận dụng kĩ năng sống một cách trực tiếp hay gián tiếp được nhấn mạnh trong nhiều khuyến nghị mang tính quốc tế, bao gồm cả trong Diễn đàn giáo dục cho mọi người, trong việc thực hiện Công ước quyền trẻ em, trong Hội nghị quốc tế về dân số và phát triển và giáo dục cho mọi người. Gần đây nhất là trong Tuyên bố về cam kết của Tiểu ban đặc biệt của Liên Hiệp quốc về HIV/AID (tháng 6 năm 2001), các nước đồng ý rằng: đến năm 2005 đảm bảo rằng ít nhất có 90% và vào năm 2010 ít nhất 95% thanh niên và phụ nữ tuổi từ 15 đến 24 có thể tiếp cận thông tin, giáo dục và dịch vụ cần thiết để phát triển kĩ năng sống để giảm những tổn thương do sự lây nhiễm HIV” [9].

    Mặc dù các quốc gia đều thống nhất trong nhận thức về tầm quan trọng của kĩ năng sống và giáo dục kĩ năng sống cho thế hệ trẻ nhưng thực tiễn triển khai giáo dục kĩ năng sống cho thế hệ trẻ vẫn gặp những trở ngại nhất định: Thứ nhất, vì chưa có định nghĩa rõ ràng đầy đủ về kĩ năng sống cũng như các tiêu chuẩn, tiêu chí đồng bộ cho việc xác định các kĩ năng sống cơ bản nên thiếu định hướng cho việc hoạch định chương trình giáo dục kỹ năng sống ở các nước [7; 8]. Thứ hai, hầu hết các tổ chức quốc tế thường đưa ra các định nghĩa và ấn định những mục tiêu không phù hợp hoặc khó có thể áp dụng một cách hiệu quả tại các nước [9]. Thứ ba, ngay cả những quốc gia đã có chương trình giáo dục kĩ năng sống nhưng cũng chưa khẳng định được phương thức hiệu quả để thực hiện chương trình này. Những khó khăn nêu trên đã khiến cho vấn đề kĩ năng sống và giáo dục kĩ năng sống càng được quan tâm nghiên cứu trong thời gian gần đây. Chẳng hạn, UNESCO đã tiến hành dự án ở 5 nước Đông Nam Á nhằm các vấn đề khác nhau liên quan đến kĩ năng sống nhằm phác họa bức tranh tổng thể các nhận thức, quan niệm về kĩ năng sống mà các nước thành viên tham gia dự án áp dụng hoặc dự kiến sẽ áp dụng [10].
    Do nhu cầu đổi mới giáo dục để đáp ứng sự phát triển đất nước và sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước cũng như đáp ứng nhu cầu của người học, Việt Nam đã thực hiện đổi mới giáo dục phổ thông; đổi mới mục tiêu giáo dục từ chủ yếu là trang bị kiến thức cho người học sang trang bị những năng lực cần thiết cho họ: “năng lực hợp tác, có khả năng giao tiếp, năng lực chuyển đổi nghề nghiệp theo yêu cầu mới của thị trường lao động, năng lực quản lý, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề; tôn trọng và nghiêm túc tuân theo pháp luật; quan tâm và giải quyết các vấn đề bức xúc mang tính toàn cầu; có tư duy phê phán, có khả năng thích ứng với những thay đổi trong cuộc sống” [16]. Bốn trụ cột của giáo dục thế kỷ XXI mà thực chất là cách tiếp cận kỹ năng sống trong giáo dục đã được quán triệt trong đổi mới mục tiêu, nội dung, và phương pháp giáo dục phổ thông ở Việt Nam. Tuy nhiên, nhận thức về kĩ năng sống, cũng như việc thể chế hóa giáo dục kĩ năng sống trong giáo dục phổ thông ở Việt Nam chưa thật cụ thể, đặc biệt về hướng dẫn tổ chức hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho học sinh ở các cấp, bậc học còn hạn chế [10].
    Những năm gần đây, tình trạng trẻ vị thành niên phạm tội có xu hướng gia tăng, đặc biệt là ở các đô thị và thành phố lớn. Đã xuất hiện những vụ án giết người, cố ý gây thương tích mà đối tượng gây án là học sinh và nạn nhân chính là bạn học và thầy cô giáo của họ. Bên cạnh đó là sự bùng phát hiện tượng học sinh phổ thông hút thuốc lá, uống rượu, tiêm chích ma tuý, quan hệ tình dục sớm, . thậm chí là tự sát khi gặp vướng mắc trong cuộc sống. Nhiều em học giỏi, nhưng ngoài điểm số cao, khả năng tự chủ và kỹ năng giao tiếp lại rất kém. Các em sẵn sàng đánh nhau, chửi bậy, sa đà vào các tệ nạn xã hội, thậm chí liều lĩnh từ bỏ cả mạng sống [31]. Có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến tình trạng trên, nhưng theo các chuyên gia giáo dục, nguyên nhân sâu xa là do các em thiếu kỹ năng sống. Do chưa được tiếp cận với chương trình giáo dục kĩ năng sống nên học sinh phổ thông nói chung, học sinh THPT nói riêng còn thiếu hụt những kĩ năng sống cần thiết. Chính vì thiếu kĩ năng sống mà nhiều học sinh đã giải quyết các vấn đề về gặp phải một cách tiêu cực dẫn đến các tệ nạn, rủi ro.
    Từ năm 2001, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã thực hiện giáo dục kĩ năng sống cho học sinh phổ thông với sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế, đặc biệt là của Unicef tại Việt Nam. Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh được thực hiện bằng việc khai thác nội dung của một số môn học có ưu thế (trong việc thực hiện các mục tiêu của giáo dục kĩ năng sống) như môn học giáo dục công dân và các môn khoa học kỹ thuật, công nghệ Gần đây, Bộ Giáo dục và Đào tạo đang nghiên cứu xây dựng chương trình giáo dục kĩ năng sống để đưa vào chương trình giáo dục phổ thông theo hình thức tích hợp ở nhiều môn học và hoạt động giáo dục trong và ngoài nhà trường. Tuy nhiên, việc tích hợp giáo dục kĩ năng sống vào nội dung môn học, hoạt động giáo dục nào, bằng phương pháp nào, thời lượng, cơ cấu chương trình và cách tổ chức thực hiện ra sao là những câu hỏi đặt ra đòi hỏi phải giải đáp. Một trong những hướng trả lời cho các câu hỏi trên là khai thác thế mạnh của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp để thực hiện giáo dục kĩ năng sống cho học sinh. Giáo dục kĩ năng sống phải thông qua hoạt động vì chỉ có thông qua hoạt động mới có thể hình thành kĩ năng, nâng cao nhận thức, phát triển thái độ, tình cảm, niềm tin, bản lĩnh cũng như sự năng động, sáng tạo ở học sinh. Đó cũng là lý do để tác giả lựa chọn đề tài luận án với tiêu đề: "Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trung học phổ thông thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp" đểnghiên cứu.

    2. Mục đích nghiên cứu
    Nhằm tăng cường và nâng cao hiệu quả giáo dục kĩ năng sống cho hoc sinh trung học phổ thông bằng con đường tích hợp giáo dục kĩ năng sống với hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường trung học phổ thông.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...